Làm sao để ra trường không bị thất nghiệp

Làm sao để ra trường không bị thất nghiệp là câu hỏi của mọi bạn sinh viên khi đứng trước ngưỡng cửa sự nghiệp. Tình trạng thất nghiệp ngày càng ra tăng qua các năm đang là vấn đề báo động với nền kinh tế quốc gia. Vậy làm thế nào để ra trường có việc làm và không bị thất nghiệp? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây để chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất trước khi bước chân vào thị trường lao động bạn nhé. 

Bỏ ngay suy nghĩ “có bằng là có việc làm”

Không ít sinh viên ảo tưởng rằng chỉ cần có tấm bằng đại học là ra trường sẽ dễ xin việc. Vì vậy khi đi học, các bạn sinh viên này thường học theo kiểu đối phó, học cho qua môn chứ không chú trọng tiếp thu kiến thức, cải thiện kỹ năng. Nếu như ở bậc trung học, bạn được học về văn hóa, cách sống, những kiến thức cơ bản về xã hội thì ở đại học, bạn sẽ được học về cách tư duy, cách phát triển tri thức để phục vụ cho công việc kiếm sống, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. 

bo-ngay-suy-nghi-co-bang-la-co-viec-lam
Liệu có phải cứ có bằng đại học là sẽ xin được việc?

Trên thực tế, tầm bằng đại học chỉ là một tấm giấy thông hành để bạn dễ dàng được vào phỏng vấn xin việc tại các cơ quan, doanh nghiệp chứ nó không quyết định bạn có được làm ở vị trí công việc này hay không. Nếu bạn thực sự thể hiện năng lực tương xứng với tấm bằng thì điều đó là vô cùng giá trị, còn nếu không đáp ứng được các nhu cầu của nhà tuyển dụng thì dù là tấm bằng đến từ trường đại học danh giá cũng sẽ trở nên vô nghĩa. 

Luôn rèn luyện trau dồi bộ kỹ năng mềm

Một trong những yếu tố quan trọng khiến nhà tuyển dụng chú ý đến ứng viên đó chính là kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm giúp bạn khẳng định được giá trị của bản thân và trở nên nổi bật hơn so với các ứng cử viên khác. 

Nhà tuyển dụng mong muốn sẽ thấy được ở bạn khả năng làm việc nhóm, phản xạ trong công việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, khả năng quản lý thời gian,…. Nếu bạn không sở hữu bất kỳ kỹ năng mềm nào kể trên thì việc bị loại khỏi vòng phỏng vấn là điều dễ hiểu. 

Chính vì vậy, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường bạn cần tập trung trau kỹ năng mềm, đặc biệt là những kỹ năng mà bạn cảm thấy mình còn thiếu sót. Hãy tham gia vào các câu lạc bộ hoặc các khóa học kỹ năng để rèn luyện kỹ năng mềm càng sớm càng tốt bạn nhé. 

Thái độ làm việc

Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng nghe qua câu nói “Thái độ quan trọng hơn trình độ.” Thái độ chính là tấm gương phản ánh lên nhân cách, đạo đức của một con người. Một người với trình độ chuyên môn cao nhưng không có chí cầu tiến, không chuyên nghiệp và thiếu nghiêm túc trong công việc chắc chắn sẽ không được đánh giá cao.  Ngược lại, những người có thái độ tốt, chuẩn mực, có chí cầu tiến và biết nỗ lực sẽ luôn được trọng dụng. Chức vụ càng cao, thái độ càng quan trọng. 

thai-do-lam-viec
Thái độ làm việc đánh giá nhân cách và đạo đức con người

=> Nếu chưa biết tính cách mình phù hợp với nghề nào, hãy làm trắc nghiệm nghề nghiệp ngay để biết được mình cần những gì nhé

Kinh nghiệm làm việc 

Kinh nghiệm làm việc cũng là một yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn ứng viên. Câu hỏi được đặt ra là vậy nếu các bạn mới ra trường chưa đi làm thì lấy kinh nghiệm ở đâu? 

Trên thực tế, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường bạn đã có thể tự mình tích lũy các kinh nghiệm làm việc bằng cách đi làm thêm với các công việc bán thời gian, cộng tác viên, thực tập sinh,… Việc tự mình trải nghiệm các công việc này sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm cả trong công việc lẫn cuộc sống để từ đó có thể mở rộng thêm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Tham khảo tin tức mới nhất:

Đừng xem nhẹ ngoại ngữ

Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay thì ngoại ngữ đang dần trở thành một trong những điều kiện cần và đủ để xin việc. Khả năng ngoại ngữ hạn chế dẫn tới tình trạng thất nghiệp ở nhiều cử nhân sau khi mới ra trường. Hầu hết các trường đại học hiện nay đều có bộ môn ngoại ngữ, tuy nhiên thái độ học thụ động, không áp dụng thực tế của các bạn sinh viên dẫn tới tình trạng không thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong môi trường giao tiếp. 

dung-xem-nhe-ngoai-ngu
Ngoại ngữ là môn học bắt buộc tại hầu hết các trường đại học

Hãy lựa chọn cho mình một môn ngoại ngữ mà bản thân cảm thấy hứng thú và yêu thích, tạo động lực học, xây dựng phương pháp học khoa học, phù hợp, rèn luyện thường xuyên trong môi trường thực tế để nâng cao trình độ. Chỉ có như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng và nâng cao cơ hội trúng tuyển của bạn khi đi xin việc. 

Tham gia hoạt động ngoại khóa

Rất nhiều sinh viên cho rằng chỉ tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường đại học với mục đích để lấy điểm rèn luyện ra trường. Tuy nhiên bạn nên biết rằng đó chính là cơ hội, là môi trường để được rèn luyện các kỹ năng mềm, ứng dụng chúng vào thực tiễn. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, bạn sẽ được trải nghiệm cả thành công và thất bại, từ đó rút ra được những bài học cho bản thân để sống một các có ý nghĩa và trách nhiệm hơn. 

Vì vậy, khi còn ngồi trên giảng đường, nếu thấy hoạt động ngoại khoá nào là phù hợp với thời gian, nhu cầu, sở thích của bản thân thì cũng đừng ngần ngại tham gia để trải nghiệm và học hỏi thêm bạn nhé. 

sinh-vien-lam-sao-de-ra-truong-khong-bi-that-nghiep
sinh viên làm sao để ra trường không bị thất nghiệp?

Với thực trạng tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng như hiện nay thì hy vọng rằng các bạn sinh viên hãy chuẩn bị thật tốt trước khi tốt nghiệp để sớm có một công việc phù hợp với chính mình. Trên bước đường thành công thì không có dấu chân của kẻ lười biếng, vì vậy hãy nỗ lực hết mình và trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để luôn vững tin khi bước chân vào thị trường lao động bạn nhé!

FPT AfterSchool tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *