Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh THPT

Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh THPT ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em. Việc lựa chọn không đúng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc định hướng đúng nghề và xem đâu là những lầm tưởng thường gặp khi chọn nghề với học sinh THPT qua bài viết sau đây. 

Lựa chọn nghề nghiệp quan trọng như thế nào?

Việt lựa chọn nghề nghiệp vô cùng quan trọng bởi công việc là một phần trong cuộc sống của bất cứ ai. Có công ăn việc làm ổn định giúp ta cảm thấy mình có ích, có nguồn thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Chọn sai nghề sẽ khiến bạn dễ lâm vào những tình trạng như thất nghiệp, không phát triển được, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc. 

lua-chon-nghe-nghiep-quan-trong-nhu-the-nao
Chọn nghề quyết định tương lai của mỗi người

Chọn nghề là điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người bởi đây chính là bước khởi đầu cho tương lai. Nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ giúp ích cho bạn mà còn đóng góp cho xã hội. Thành công của một cá nhân sẽ góp phần khiến cho xã hội ngày càng phát triển hơn. 

=> Nếu chưa biết tính cách mình phù hợp với nghề nào, hãy làm trắc nghiệm nghề nghiệp ngay để biết được mình cần những gì nhé

Việc chọn sai nghề sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Theo số liệu khảo sát của một trung tâm dự báo nhân lực cho biết, có đến 60% học sinh chọn sai ngành học, trong khi đó chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình đã chọn, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% là thiếu hiểu biết về bản thân chọn học. 

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là bởi các em không được định hướng để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mà thay vào đó là chọn lựa dựa trên sự sắp xếp của cha mẹ. Các bậc phụ huynh thường hướng con em mình lựa chọn những công việc ổn định mà không biết rằng liệu đó có phải là công việc mà các em yêu thích và phù hợp hay không. 

viec-chon-sai-nghe-se-dan-den-hau-qua-gi
Rất nhiều sinh viên không thực sự hiểu rõ về ngành học của mình

Việc lựa chọn sai nghề vừa làm tốn thời gian, công sức, vừa ảnh hưởng đến chặng đường tương lai của mỗi người. Học một nghề không đúng với năng lực và sở thích của bản thân sẽ khiến các bạn trẻ sau khi ra trường khó kiếm được việc làm, trong trường hợp có việc làm cũng sẽ khó có cơ hội phát triển trong tương lai. 

Những điều cần tránh để không lựa chọn sai nghề 

Để giúp việc chọn nghề đúng và phù hợp với mỗi cá nhân, các bạn học sinh và phụ huynh cần lưu ý đưa ra cái nhìn khách quan và chính xác nhất về năng lực, phẩm chất của chính học sinh đó. Bạn có thể sử dụng các bài test tính cách, trí tuệ để tìm ra đâu là ngành nghề phù hợp.

Nên tìm hiểu thông tin về nghề muốn chọn qua nhiều nguồn tin đáng tin cậy, tránh để bị chi phối bởi lời nói của những người xung quanh. Đặc biệt, các bạn học sinh phải là người tự chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp, đừng trông chờ vào thầy cô, cha mẹ hay bất cứ ai khác. Bởi cuộc đời này là của các bạn, việc lựa chọn ngành nghề nào sẽ quyết định đến tương lai của bạn. 

Tham khảo tin tức mới nhất:

Những lầm tưởng khi chọn nghề của học sinh THPT

  • Em sẽ tìm được một công việc thật hoàn hảo

Trong từng thời điểm, khái niệm về công việc hoàn hảo của mỗi người sẽ khác nhau. Có thể lúc mới ra trường bạn sẽ mong muốn một công việc giúp cho bạn có nhiều trải nghiệm, nhưng một vài năm sau đó lại muốn có một công việc mang lại mức lương cao. 

Trên thực tế, nhiều người sau khi đi làm một thời gian ở nghề này xong đã đổi sang nghề khác. Do đó bạn không cần tìm một công việc hoàn hảo mà hãy chọn công việc phù hợp để đáp ứng được các nhu cầu cuộc sống của bạn. 

nhung-lam-tuong-khi-chon-nghe-cua-hoc-sinh-thpt
Không có công việc nào được gọi là công việc hoàn hảo
  • Học ngành gì thì ra làm đúng ngành đó

Trong bối cảnh xã hội phát triển biến đổi không ngừng như hiện nay, việc làm trái ngành không còn quá xa lạ. Các công ty tuyển dụng hiện nay thường quan tâm đến kinh nghiệm và năng lực làm việc của từng cá nhân chứ không quá quan trọng việc bạn đã học ngành gì. Rất nhiều người sau nhiều năm đi làm mới thực sự tìm ra được đâu là công việc phù hợp với mình, và có thể nó còn chả liên quan gì tới cái mà họ đã từng học. 

  • Em sẽ làm 1 nghề cho đến trọn đời

Không phải ai cũng may mắn làm được đúng nghề và theo trọn đời ngay từ công việc đầu tiên. Trong cuộc sống cũng có rất nhiều trường hợp bắt buổi phải đổi nghề vì những lý do cá nhân. Việc xác định nghề nghiệp có lâu dài hay không còn phụ thuộc vào cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan, vì vậy các em có thể tìm hiểu và đánh giá sau một thời gian làm việc thực tế. 

  • Học những ngành về khoa học xã hội nhân văn rất dễ thất nghiệp

Thông thường, những ngành khoa học xã hội nhân văn thường giúp bạn phát triển các kỹ năng về phân tích, đánh giá và nghiên cứu. Những kỹ năng này có thể áp dụng được trong nhiều ngành nghề khác nhau. Hiện nay cũng có rất nhiều ngành nghề hot về khoa học xã hội nhân văn cho các bạn lựa chọn như báo chí, truyền thông, quản trị du lịch lữ hành, luật, tâm lý học,..,

  • Vào đại học là biết sẽ theo nghề gì

Có rất nhiều trường hợp khi theo học đại học 1 – 2 năm rồi mới phát hiện ra mình không hợp ngành này, sau đó nhảy sang ngành khác thì lại cũng thấy không hợp. Hoặc thậm chí nhiều trường hợp học hết đại học rồi ra trường đi làm vẫn chưa chọn được nghề phù hợp với bản thân. 

Hãy luôn ghi nhớ rằng không phải cứ vào đại học là biết mình sẽ làm nghề gì. Đại học chỉ là bước khởi đầu để giúp bạn định hướng xem đâu là nghề phù hợp với bản thân mà thôi.  

  • Trông chờ may mắn trong công việc ập đến

Không thể phủ nhận yếu tố may mắn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công của một người. Tuy nhiên, may mắn không phải là tất cả. Bạn phải luôn xác định đúng mục tiêu, nỗ lực cố gắng, trau dồi từng ngày để khi may mắn đến thì cũng sẽ là lúc bạn gặt hái được thành công trong công việc. 

  • Ảo tưởng trong nghề nghiệp

Ở lứa tuổi 17 – 18, thường thì các bạn học sinh sẽ có rất nhiều ước mơ, hoài bão. Tuy nhiên, lúc này các bạn vẫn chưa thực sự trải nghiệm, chưa va vấp trong công việc nên chưa biết đến những trách nhiệm và nghĩa vụ mà bản thân phải gánh vác. Do đó, hãy đánh giá công việc dựa trên những góc nhìn thực tế, trực quan để không quá bỡ ngỡ sau khi bước ra đời. 

ao-tuong-trong-nghe-nghiep
Thực trạng ảo tưởng việc nhẹ lương cao rất phổ biến trong xã hội hiện đại
  • Tin 100% vào các bài trắc nghiệm nghề nghiệp

Các bài trắc nghiệm nghề nghiệp chỉ là một công cụ giúp bạn xác định nghề nghiệp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố không thể đo lường được trong khi đánh giá nghề nghiệp. Vì vậy, sau khi hoàn thành các bài trắc nghiệm, bạn nên phân tích thật kỹ kết quả để lựa chọn được con đường đúng đắn cho bản thân. 

  • Chọn nghề dựa vào kỹ năng giỏi nhất của các em

Việc chọn nghề dựa trên kỹ năng giỏi nhất của bản thân là đúng vì nó sẽ giúp bạn phát huy tối đa năng lực của mình. Tuy nhiên, khi chọn nghề còn cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác như mức lương, môi trường, cơ hội phát triển,… 

  • Thấy nơi nào đang tuyển người nhiều là sẽ làm ở nơi đó

Thị trường việc làm luôn thay đổi kéo theo sự tăng giảm về nhu cầu của các sản phẩm dịch vụ cũng sẽ có sự luân chuyển trong từng thời điểm. Đừng vì thấy công ty nào tuyển số lượng lớn là nghĩ rằng công ty đó đang phát triển. Bạn cần cân nhắc thật kỹ xem công việc đó thế nào, liệu lý do vì sao công ty đó lại có biến động nhân sự như vậy rồi mới đưa ra quyết định. 

tam-quan-trong-cua-viec-lua-chon-nghe-nghiep-doi-voi-hoc-sinh-thpt
Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh THPT

Kết luận

Con số hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp mỗi năm như một lời cảnh báo: Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận và giải quyết vấn đề hướng nghiệp từ gốc rễ. Đây không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình hay nhà trường mà nó còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Qua đó, chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh THPT.

Mỗi chúng ta đều là người quyết định cuộc đời của chính mình. Tương lai của chúng ta không giống nhau, do đó nghề nghiệp cũng sẽ khác nhau. Điều quan trọng không phải là nghề đó kiếm được bao nhiêu tiền, mang đến danh tiếng như thế nào mà quan trọng là nghề đó có phù hợp với bạn không, có giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái mỗi ngày hay không. Chỉ khi lựa chọn đúng thì bạn mới thực sự dành trọn tâm huyết cho công việc đó để giúp bản thân phát triển, góp phần mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội. 

FPT AfterSchool tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *