Các bước chọn nghề phù hợp với bản thân

Việc tuân thủ các bước chọn nghề rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn cuối cấp THPT. Bởi vì sao? Chọn đúng nghề sẽ giúp cho các em học sinh có nguồn động lực vươn lên, cũng như là giúp cho các em ổn định kinh tế sau này. Vậy chọn nghề theo các bước như thế nào mới đúng? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

cac-buoc-chon-nghe-phu-hop-ban-than
Các bước chọn nghề gồm những gì

Bước 1: Xác định nghề nghiệp mục tiêu

Đầu tiên, xác định mục tiêu nghề nghiệp chính là cái quan trọng nhất. Đây sẽ là kim chỉ nam để các em nỗ lực, tự hoàn thiện mình ngay từ khi còn nằm trên ghế nhà trường. Các em hãy liệt kê tất cả những nghề mà các em thích, sau đó chắt lọc lại cái mà các em thích nhất, mong muốn nó sẽ là “cần câu cơm” của mình sau này.

Lưu ý: nếu chưa biết mình sẽ làm nghề gì, hãy làm bài trắc nghiệm nghề nghiệp để khám phá công việc phù hợp nhé.

Bước 2: Tự đánh giá bản thân

Tiếp theo là phần tự đánh giá bản thân. Các em thích là một chuyện, nhưng hợp hay không lại là một câu chuyện khác. Có 3 yếu tố để các em học sinh THPT tự đánh giá bản thân, đó là kiến thức, kĩ năng và tính cách. (Tìm hiểu bài trắc nghiệm tính cách MBTI tại đây)

Kiến thức

Các em phải tự tìm hiểu và trả lời được câu hỏi: ngành các em thích yêu cầu phải có kiến thức về gì, điểm xét đầu vào là bao nhiêu. Xác định được như vậy thì các em mới có thể chuyên tâm bồi dưỡng cái cần thiết, bỏ qua những cái không cần thiết làm mất thời gian công sức. Ví dụ như ngành kinh tế, CNTT, quản trị kinh doanh thì khối A (toán lý hóa) hoặc khối D (toán văn anh văn) sẽ là khối tuyển; các em chọn khối phù hợp và bắt đầu ôn luyện cho tốt.

Kỹ năng

Kiến thức đầu vào đã ổn, tiếp theo là kỹ năng. Lấy ví dụ như ngành CNTT yêu cầu các em phải có đầu óc logic, ngành kiến trúc thì các em cần phải biết vẽ, ngành ngân hàng kế toán thì phải có đầu óc tính toán, ngành luật sư thì yêu cầu phải có tài ăn nói hùng biện và một trí nhớ tốt để thuộc hết các bộ luật đã học…..

Tính cách

Về phần tính cách, các em phải tự hỏi mình rằng, tính cách mình như vậy liệu có phù hợp với nghề đó không? Chẳng hạn như những em hướng nội thì sẽ phù hợp với những ngành như kế toán, CNTT, quản lý dữ liệu, các nghề về sáng tạo….; còn những em có tính sôi nổi hướng ngoại thì các ngành như quản trị, marketing…. sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Bước 3: Nhu cầu xã hội

Kiến thức kỹ năng đã có, nghề cũng đã xác định được. Thế nhưng các em có bao giờ nghĩ đến việc, nghề này bây giờ xã hội có còn cần không hay đã bão hòa. Liệu 5 năm, 10 năm nữa thì các em có thể phát triển được trong nghề không? Nghề nghiệp là cái theo ta suốt đời, nên phải cân nhắc thật kỹ để không phải hối hận. Nói nôm na rằng, thời đại công nghệ 4.0 số hóa đang dần lên ngôi, thay thế cho lao động chân tay ở một số mặt. Nghề cũ sẽ thoái trào, nghề mới sẽ ra đời, nên các em phải nghiên cứu đánh giá về thực trạng lao động cho thật kỹ. Ba mẹ, thầy cô, những người có kinh nghiệm sẽ luôn đồng hành để giúp các em về vấn đề này.

Bước 4: Hoàn cảnh gia đình

chon-nganh-phu-hop-hoan-canh-gia-dinh
chọn ngành phù hợp với hoàn cảnh gia đình

Hoàn cảnh gia đình không chỉ gói gọn trong tiềm lực kinh tế, mà còn là sự ủng hộ động viên của người thân trong nhà. Các em thích nghề đó, nhưng gia đình có đồng ý để các em theo nghề đó không? Không ai muốn con em mình khổ, thế nhưng o ép bắt buộc sẽ khiến tình hình xấu thêm, có thể ảnh hưởng cả một tương lai. Hãy ngồi lại nói chuyện với gia đình, cũng như là bảo vệ được ý định để gia đình thấy được các em đã trưởng thành, có khả năng tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.

Còn về điều kiện kinh tế, nếu gia đình các em có điều kiện thì việc học ngành nghề gì cũng không là vấn đề. Nhưng với những gia đình không có điều kiện quá dư dả, các em phải cân nhắc điều này trước khi nộp hồ sơ.

Tham khảo tin tức mới nhất

Bước 5: Lựa chọn trường đào tạo

Một ngôi trường có tiếng tăm, đào tạo tốt sẽ giúp cho các em có được kiến thức, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường. Thế nên khi lựa chọn trường đào tạo, học sinh THPT và phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

– Thời gian, phương thức đào tạo;

– Khối tuyển sinh, điểm chuẩn đầu vào trong vòng 3 năm trở lại đây.

– Tốt nghiệp xong có việc làm không? Làm ở đâu?

– Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, mức lương,….

– Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, ….

– Học phí, học bổng.

FPT AfterSchool đã giới thiệu cho các em các bước chọn nghề phù hợp với bản thân. Mong rằng các em cũng như quý phụ huynh có thể nắm được những thông tin quan trọng, bổ ích để lựa chọn cho mình một công việc ưng ý sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *