Dạy kỹ năng mềm cho học sinh THCS như thế nào?

Dạy kỹ năng mềm cho học sinh THCS là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều hiện nay, bởi lứa tuổi này là giai đoạn các em bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ cả về thể chất, nhận thức và tâm sinh lý, dẫn đến dễ bị lôi kéo, kích động hoặc bắt chước những thói hư tật xấu bên ngoài,… Vậy nên dạy kỹ năng mềm cho học sinh THCS như thế nào? Những kỹ năng nào là cần thiết? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây.

day-ky-nang-mem-cho-hoc-sinh-thcs
Dạy kỹ năng mềm cho học sinh THCS

Kỹ năng tự phục vụ bản thân

ky-nang-tu-phuc-vu-ban-than
Rèn cho các em cách tự chăm sóc bản thân

Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng hàng đầu đối với học sinh ở độ tuổi THCS. Rèn luyện kỹ năng này sẽ giúp các em tăng tính tự lập, có thể tự thực hiện những hoạt động sinh hoạt cá nhân như: ủi đồ, lựa chọn trang phục phù hợp, sắp xếp quần áo, tạo kiểu tóc,… mà không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ.

Trong việc học tập, các em cũng nên được rèn luyện ý thức tự học bằng cách để các em tự lập kế hoạch về môn học và thời gian học, tự tìm kiếm tài liệu,… Ở mức độ cao hơn là kỹ năng tự vệ khi gặp kẻ xấu, bị lạm dụng, bắt cóc,… để giúp các em có thể ứng phó với những tình huống nguy hiểm, khẩn cấp.

Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời

ky-nang-xac-lap-muc-tieu-cuoc-doi
Khi xác lập mục tiêu, các em cũng cần xác định các ưu điểm và nhược điểm của mục tiêu đó

Thời gian THCS chính là thời điểm tốt để các bậc phụ huynh hướng dẫn các em xác lập mục tiêu cuộc đời một cách nghiêm túc. Mục tiêu có thể được chia làm 2 dạng là ngắn hạn và dài hạn, cụ thể:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu hoặc kế hoạch mà các em đưa ra cho bản thân trong thời gian ngắn, ví dụ như bài kiểm tra 1 tiết toán tuần này phải đạt 10 điểm. Việc đạt được 10 điểm môn toán sẽ thể hiện các em đã nắm vững được những nội dung học tập và có tư duy logic tốt, tuy nhiên yêu cầu về thời gian và cường độ học tập cho môn này cũng nhiều hơn.
  • Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu dài hạn sẽ liên quan đến những ước mơ và mục tiêu lớn hơn, ví dụ như đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học, thi đỗ vào trường cấp 3 mơ ước, thậm chí là đỗ đại học và có công việc ổn định,… Việc lập ra mục tiêu này sẽ giúp các em có ý thức trách nhiệm cũng như có định hướng rõ ràng, bù lại để chạm được đích đến đòi hỏi ở các em sự nỗ lực liên tục và không chùn bước trước những khó khăn gặp phải.

Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

ky-nang-quan-ly-thoi-gian-hieu-qua
Lập thời khoá biểu sẽ giúp các em không bị trễ nải công việc

Ở lứa tuổi này, các em đã có sự tự chủ và có thể tự quản lý thời gian biểu một cách phù hợp, do đó ba mẹ nên rèn cho các em thói quen tuân thủ với lịch trình đã đề ra:

  • Lập thời khóa biểu: Một thời khóa biểu với kế hoạch cụ thể sẽ giúp các em tập trung vào công việc hiệu quả hơn và không bị trễ nải bởi những hoạt động không cần thiết.
  • Lúc nào cũng có mục tiêu hướng tới, việc sẽ làm ở trong đầu: Việc này giúp các em duy trì sự tập trung và hoàn thành công việc 1 cách có hệ thống.
  • Luôn dành 1 tiếng cho việc học: Cố định một khoảng thời gian hàng ngày để học tập sẽ giúp các em duy trì sự liên tục, từ đó hình thành thói quen học tập tốt.
  • Học không dồn lại mà chia nhỏ ra: Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc chia nội dung cần học thành những phần nhỏ sẽ giúp não bộ dễ ghi nhớ và nhớ lâu hơn, đồng thời hạn chế tình trạng bị quá tải bởi nội dung học quá dài.
  • Làm 1 việc cho xong hết trước khi làm việc khác: Điều này giúp các em không bị xao nhãng và hoàn thành công việc đang làm với hiệu quả tốt nhất.
  • Tính tới những yếu tố làm ngắt quãng công việc: Các yếu tố như điện thoại di động, vệ sinh cá nhân,… có thể làm khiến các em mất tập trung vào công việc. Do đó, phát triển kỹ năng lường trước và kiểm soát những yếu tố xảy làm ngắt quãng công việc là một việc cần thiết đối với học sinh từ bậc THCS trở lên.
  • Cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi thư giãn: Ngoài việc học thì các hoạt động ngoại khóa hay giải trí cũng rất quan trọng, bởi sau những giờ học tập căng thẳng thì não bộ cũng cần nghỉ ngơi để có thể đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Bên cạnh đó, kết hợp giữa học tập và giải trí cũng là cách giúp các em không bị căng thẳng, giữ được tâm trí thoải mái để học tập hiệu quả hơn.
  • Tập nói “không”: Các em cần học cách từ chối những yêu cầu không quan trọng và ưu tiên cho những hoạt động cần thiết như học tập, phụ giúp ba mẹ,… 
  • Lúc nào cũng trong tâm thế đón chờ điều bất ngờ và có sự điều chỉnh lịch trình phù hợp: Trong cuộc sống thường xuyên có những thay đổi không thể lường trước, đòi hỏi các em sẽ cần phải linh hoạt để thích nghi với những điều bất ngờ và điều chỉnh lịch trình phù hợp khi cần thiết.

Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc

ky-nang-dieu-chinh-va-quan-ly-cam-xuc
Học sinh ở giai đoạn THCS có sự thay đổi tâm sinh lý rất lớn

Tuổi dậy thì là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi tâm sinh lý vô cùng lớn. Các em thường có xu hướng nổi loạn, muốn thể hiện cá tính và cái tôi của bản thân nên dễ dẫn đến việc khó kiềm chế và có những hành động bồng bột thiếu suy nghĩ. Lúc này, vai trò của gia đình trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt là ba mẹ cần trở thành người bạn đồng hành để cùng con vượt qua giai đoạn này.

Việc rèn luyện kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc sẽ giúp các em nhận thức rõ được cảm xúc của mình trong từng tình huống cụ thể, đồng thời hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác sẽ ra sao để từ đó có cách điều chỉnh, thể hiện sao cho hợp lý.

Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân

ky-nang-tu-nhan-thuc-va-danh-gia-ban-than
Thể hiện cảm xúc của bản thân qua những dòng nhật ký

Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân là một cách để giúp học sinh THCS có cái nhìn bao quát về bản thân, giúp xây dựng sự tự tin và khắc phục những yếu điểm còn tồn tại:

  • Luôn suy nghĩ theo hướng tích cực: Điều này bao gồm việc tập trung vào những mặt tích cực trong cuộc sống, phát triển những điểm mạnh cá nhân, đồng thời học cách thay đổi và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.
  • Hãy thể hiện cảm xúc qua từng dòng nhật ký: Việc ghi lại những trải nghiệm, cảm xúc và những suy nghĩ về cuộc sống hàng ngày sẽ giúp các em thể hiện được góc nhìn cá nhân trên từng sự việc, từ đó có thể nhận xét ở góc độ khách quan và tìm ra giải pháp xử lý.
  • Liệt kê ra những gì mình sẽ làm trong tương lai: Khi xây dựng kế hoạch cho tương lai, các em cần phải xem xét những kỹ năng, năng lực của bản thân có thể khai thác và điểm yếu mà các em cần cải thiện.
  • Tự kiểm điểm bản thân xem đã tốt chưa: Tự kiểm điểm bản thân là quá trình đặt câu hỏi về những gì các em đã làm được, những phần công việc nào có thể cải thiện tốt hơn để từ đó rút ra kinh nghiệm cho những lần làm việc tiếp theo.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

ky-nang-giao-tiep-va-ung-xu
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt sẽ giúp các em tạo được mối quan hệ tốt

Giai đoạn dậy thì không giống như khi còn nhỏ, nếu không rèn luyện thì có thể sẽ làm mất kết nối giữa học sinh và gia đình, thầy cô. Trong đó kỹ năng giao tiếp và ứng xử là vô cùng cần thiết, đây là khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh, cũng như là khả năng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi hai bên bất đồng quan điểm.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt sẽ giúp các em điều chỉnh cách giao tiếp sao cho phù hợp, đồng thời biết được cách bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của bản thân mà không gây hại hay làm tổn thương cho người khác. Điều này giúp các em xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và giữ được mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình, thầy cô,…

Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

ky-nang-hop-tac-va-chia-se
Học sinh THCS dành thời gian nhiều cho những hoạt động ngoại khoá

Lứa tuổi học sinh THCS thường phải làm việc nhóm rất nhiều, và thời gian các em dành cho các hoạt động tập thể như trường học, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá,… đôi khi còn nhiều hơn ở nhà. Do đó các bậc cha mẹ cần phải giáo dục các em:

  • Tôn trọng mục đích và mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những quyết định chung và những điều bản thân đã cam kết.
  • Phải tôn trọng, đoàn kết, cảm thông và chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm.
  • Tích cực bày tỏ ý kiến và tham gia xây dựng cho kế hoạch hoạt động của nhóm chung. Đồng thời cần tôn trọng, lắng nghe và xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.
  • Phát huy những năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công và giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động.
  • Đoàn kết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm.
  • Có trách nhiệm đối với những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra.

Kỹ năng thể hiện trước đám đông

ky-nang-the-hien-truoc-dam-dong
Hiện nay, phần lớn học sinh THCS không dám thể hiện bản thân trước đám đông

Kỹ năng thể hiện trước đám đông, đặc biệt kỹ năng nói là một kỹ năng cần thiết trong quá trình phát triển của học sinh THCS. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy hiện nay rất ít học sinh THCS dám tự tin nói trước đám đông, còn phần lớn thì lại thu mình, tự ti và không dám thể hiện năng lực của mình.

Khi được rèn luyện kỹ năng này, các em sẽ có cơ hội thể hiện sự sáng tạo và tự do trong việc diễn đạt ý kiến và quan điểm của bản thân, đồng thời tăng tính tự tin và khả năng tương tác, thuyết phục của các em.

Xem thêm các tin tức:

Kỹ năng đối diện và giải quyết khó khăn trong cuộc sống

ky-nang-doi-dien-va-giai-quyet-kho-khan-trong-cuoc-song
Khi gặp khó khăn, các em có thể bị hoang mang và mất phương hướng

Bước sang giai đoạn mới của cuộc đời cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn hơn. Nếu các em không biết cách đối diện và giải quyết khó khăn trong cuộc sống thì sẽ không thể lớn lên được. 

Dưới đây là những lời khuyên giúp các em có thể rèn luyện được kỹ năng đối diện và giải quyết khó khăn:

  • Xác định nguyên nhân của khó khăn: Trước hết các em cần tìm ra nguyên nhân của vấn đề, đó có thể là do sự thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu kỹ năng, hay do áp lực và căng thẳng,…
  • Tập trung vào tìm ra giải pháp thay vì tập trung vào vấn đề: Nếu tập trung quá nhiều vào vấn đề thì các em có thể rơi vào tình trạng hoang mang và mất phương hướng. Thay vào đó, các em nên tìm cách tập trung vào những khía cạnh tích cực của vấn đề và coi nó như một cơ hội để tìm ra giải pháp.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Khi cảm thấy vấn đề đã vượt ra khỏi khả năng giải quyết của bản thân, các em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân, thầy cô hoặc thậm chí là bạn bè. Các bên sẽ cùng chia sẻ những trải nghiệm và ý tưởng của mình, từ đó cùng nhau giải quyết vấn đề.
  • Đối mặt với sự thất bại và học hỏi từ nó: Thất bại là một điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng là cách các em đối mặt và học hỏi từ nó, đồng thời nhìn nhận nó như một cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.

Kỹ năng đánh giá người khác

ky-nang-danh-gia-nguoi-khac
Đánh giá người khác thông qua cử chỉ, ánh mắt, lời nói,…

Học sinh THCS cần tập dần cách đánh giá người khác thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, hành động,… Điều này sẽ giúp các em có sự nhạy bén và tinh ý trong cách quan sát, đồng thời phát triển song song các khả năng xã hội quan trọng như lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng người khác để làm hành trang cần thiết trong cuộc sống. 

Bên cạnh đó, khi đánh giá người khác, các em sẽ có cơ hội học hỏi được các giá trị, quan điểm và nhận thức sống đa dạng, từ đó xây dựng được nhiều mối quan hệ tích cực trong xã hội.

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về các kỹ năng cần thiết và phương pháp dạy kỹ năng mềm cho học sinh THCSFPT AfterSchool muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh. Để dạy kỹ năng mềm hiệu quả, giáo viên và phụ huynh sẽ cần hợp tác cùng nhau tạo một môi trường phù hợp để thúc đẩy sự học hỏi và phát triển của các em. Đồng thời họ cũng chính là tấm gương tốt nhất để cho các em có thể học tập và noi theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *