Đồng hành cùng con ở độ tuổi tiền thiếu niên, ba mẹ cần biết 3 điều này

Đồng hành cùng con ở độ tuổi tiền thiếu niên, ba mẹ cần biết 3 điều này

Đồng hành cùng con ở độ tuổi tiền thiếu niên là cực kỳ quan trọng, vì não bộ của một đứa trẻ có hai thời kỳ phát triển quan trọng: Giai đoạn đầu là trước 3-4 tuổi, giai đoạn còn lại khoảng 10 tuổi – 18 tuổi. Ở giai đoạn hai, là độ tuổi tiền thiếu niên lúc này tư duy và trí tuệ của trẻ sẽ phát triển nhanh chóng do đó việc đồng hành cùng con là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm.

Mặc dù bộ não của trẻ đang bắt đầu trưởng thành, nhưng “vỏ não trước trán” vẫn chưa phát triển hoàn thiện, rất khó để kiểm soát tính khí, khiến cha mẹ đôi khi mệt mỏi. Thời điểm này cũng chứng kiến cảnh nhiều phụ huynh đánh mắng con thay vì đồng hành cùng con, hiểu con. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục này chắc chắn không làm trẻ ngoan hơn mà sẽ khiến chúng trở nên thụ động, chậm chạp.

  • Giáo sư Lý Mai Cẩn, chuyên gia tâm lý tội phạm và nuôi dạy con cái, Đại học Cảnh sát nhân dân Trung Quốc từng nói: “Cha mẹ chỉ có giá trị trong 10 năm. Một khi để cơ hội giáo dục hết hiệu lực, nó sẽ trở thành điều hối tiếc cả đời của trẻ“. Nhiều cha mẹ vẫn luôn nghĩ mình có nhiều thời gian đồng hành cùng con, giáo dục con, nhưng lại không biết rằng đứa trẻ lớn lên sẽ dần xa cách bố mẹ. Khi đó, nhiều cơ hội giáo dục đã bị bỏ lỡ.

Tuổi lên 10 là tiền đề cho giai đoạn dậy thì của trẻ, có những điều không làm ngay sẽ muộn. Vậy làm thế nào bố mẹ có thể đồng hành cùng con, giúp con vượt qua giai đoạn quan trọng này để trưởng thành khỏe mạnh và tích cực:

Đồng hành cùng con – Cho con có thêm không gian tự do

Tuổi lên 10 là bước ngoặt mà ý thức về bản thân của một đứa trẻ bắt đầu nảy mầm mạnh mẽ, cần được tôn trọng và cần cha mẹ coi mình như những người lớn. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không hiểu được sự thay đổi tâm lý của con cái, vẫn theo thói quen sắp xếp cuộc sống của con mình. Ví dụ: Quy định con phải đọc sách gì, vào phòng con bất cứ khi nào muốn, lướt qua các cuộc trò chuyện, can thiệp vào việc kết bạn… Nhưng càng kiểm soát thì trẻ càng nổi loạn.

  • Đồng hành cùng con bằng cách cho trẻ thêm không gian riêng tư cũng lúc cho chính bản thân ba, mẹ thêm không gian để thư giãn hoặc xem xét về sự việc nếu có mâu thuẫn với trẻ
Đồng hành cùng con - Cho con có thêm không gian riêng
Đồng hành cùng con – Cho con có thêm không gian riêng

Lúc này, dùng uy quyền cha mẹ để “át vía” con thực sự không phải là cách hay. Ngược lại, cha mẹ phải để ý “ranh giới” và giao quyền tự chủ cho con. Khi đó, cha mẹ sẽ đối xử với con tôn trọng hơn, coi con như người bạn và đồng hành cùng con.

“Ý thức ranh giới” của cha mẹ sẽ cho trẻ ý nghĩ tích cực: Bạn là người lớn và bạn có thể đưa ra quyết định về mọi việc. Theo gợi ý đó, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập, tự chăm sóc bản thân và không thấy áp lực vì bị bố mẹ áp đặt nữa.

Đồng hành cùng con – Giúp con tìm ra mục tiêu cho bản thân 

Nhiều phụ huynh nhận thấy sau khi bước vào lớp 4, sự nhiệt tình học hành của con cái giảm sút, điểm số cũng giảm theo. Sở dĩ như vậy bởi trước đây, trẻ em hầu hết đều được thầy cô và cha mẹ sắp đặt: “Con phải học” và kiến thức tương đối đơn giản, dễ học.
  • Hơn ai hết ba, mẹ là người quan sát và hiểu rõ thế mạnh của con, do đó ba mẹ cũng là người đồng hành cùng con, giúp con tìm mục tiêu
Đồng hành cùng con - Giúp con tìm ra mục tiêu cho bản thân 
Đồng hành cùng con – Giúp con tìm ra mục tiêu cho bản thân

Nhưng lớp 4 không chỉ tăng độ khó mà còn tăng áp lực học tập, quan trọng hơn là trẻ sẽ tự nghi ngờ bản thân: “Tại sao phải học?”. Lúc này, cha mẹ không nên cứ buộc tội mà phải giúp con đặt mục tiêu: Con muốn làm gì trong tương lai? Con muốn đi đâu?

Động viên con nhiều hơn: Những nỗ lực hiện tại của con là vì mục tiêu này, con không phải học cho cha mẹ, thầy cô mà cho chính bản thân con. Bố mẹ cũng cần đồng hành cùng con tham gia các hội thảo giáo dục, hướng nghiệp, các lớp trải nghiệm kỹ năng sớm.

Dạy con đặt mục tiêu cho bản thân – Vạch ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu dưới 1 năm từ lúc đặt mục tiêu, trong khi mục tiêu dài hạn từ 3 – 5 năm. Trẻ nên xác định được con sẽ là ai, sẽ làm được gì theo những mốc thời gian như trên. Cha mẹ đồng hành cùng con, có thể dựa trên mô hình SMART để giúp con tự đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân con.

  • S (Specific – cụ thể): mục tiêu phải được vạch ra một cách cụ thể thay vì chung chung
  • M (Measurable – có thể đo lường được): những kết quả mong muốn được đề ra trong mục tiêu cần được gắn với các con số.
  • A (Attainable – có tính khả thi): mục tiêu không nên quá xa vời, sẽ khiến con nản chí, và cũng không nên quá dễ thực hiện, sẽ không có động lực hành động
  • R (Relevant – tính liên quan): các mục tiêu nhỏ hơn nên liên quan đến các mục tiêu lớn, các mục tiêu nên chia theo lĩnh vực
  • T (Time – bound – gắn khung thời gian): mục tiêu sẽ được hoàn thành trong bao lâu

Đặt mục tiêu SMART cho con

Cha mẹ có thể tham khảo một số mục tiêu SMART dưới đây khi đồng hành cùng con thiết kế mục tiêu học tập, tương lai. Và khi giúp con đặt mục tiêu, bố mẹ cũng thử đặt mục tiêu SMART sẽ hỗ trợ, đồng hành cùng con như thế nào để đạt mục tiêu của con đặt ra.

Đạt điểm 9/10 trong bài kiểm tra 1 tiết môn Toán học trong 4 tuần:

  • Specific (Cụ thể): Đạt điểm 9/10 trong bài kiểm tra 1 tiết môn Toán
  • Measurable (Có thể đo lường): Điểm cụ thể cần đạt là 9/10
  • Achievable (Có thể đạt được):
    • Tạo kế hoạch học tập cụ thể và quyết tâm dành ít nhất 2 giờ mỗi ngày để ôn tập và giải bài tập.
    • Tham gia nhóm học tập để thảo luận, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ lẫn nhau.
  • Relevant (Liên quan): điểm 9/10 môn toán liên quan trực tiếp đến kết quả học tập môn Toán nói riêng và kết quả học tập cuối năm nói chung
  • Time-bound (Có thời hạn): Đặt thời hạn 4 tuần để đạt được mục tiêu.
Nâng điểm trung bình học tập từ 7.0 lên 8.5 trong kỳ học tiếp theo.
  • Specific (Cụ thể): Nâng điểm trung bình học tập từ 7.0 lên 8.5 trong kỳ học tiếp theo.
  • Measurable (Có thể đo lường): Điểm trung bình cụ thể cần đạt là 8.5.
  • Achievable (Có thể đạt được):
    • Xác định những môn học có điểm thấp và tập trung vào việc cải thiện kết quả trong những môn này.
    • Lập kế hoạch học tập cụ thể cho mỗi môn, bao gồm việc ôn tập, làm bài tập và tham gia nhóm học tập nếu có.
    • Tăng thời gian ôn tập và giải bài tập hằng ngày.
  • Relevant (Liên quan): điểm trung bình học kỳ tăng sẽ cải thiện kết quả học tập các môn học và giúp đạt các thành tích tốt hơn
  • Time-bound (Có thời hạn): trong kỳ học tiếp theo là 4 tháng.

Viết ra giấy mục tiêu của bản thân và đặt ở nơi dễ thấy nhất 

Chúng ta có quá nhiều thứ để nhớ trong khi bộ lưu trữ thông tin trong bộ não lại có giới hạn. Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích các con viết ra giấy những mục tiêu của mình để không gặp phải trường hợp vô tình quên đi, đặc biệt là những mục tiêu dài hạn cần xem xét điều chỉnh nhiều lần.

Bố mẹ đồng hành cùng con, khi cùng xem xét, phân tích các mục tiêu của con, nhắc nhở con cũng nên đặt những tờ giấy liệt kê các mục tiêu của mình ở những nơi dễ thấy để không ngừng thôi thúc bản thân đang nỗ lực vì điều gì, hỗ trợ tạo điều kiện cho con tham gia khám phá, trải nghiệm làm rõ mục tiêu.

Đồng hành cùng con – Chú ý đến tâm lý của con

Phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm đến chuyện giáo dục con cái ở lứa tuổi dậy thì. Do thường chủ quan nghĩ ở tuổi lên 10 trẻ chỉ biết học, biết chơi nên họ không dành thời gian quan tâm đến nhu cầu phát triển tâm sinh lý của con. Đồng hành cùng con là đồng hành trên tất cả hoạt động, thay đổi của con!
  • Một người ba, người mẹ tốt là người luôn quan tâm đến sự thay đổi tâm lý, tâm trạng của con mình để đồng hành cùng con
Đồng hành cùng con - Chú ý đến tâm lý của con
Đồng hành cùng con – Chú ý đến tâm lý của con

Về mặt tâm lý mà nói, trẻ ở độ tuổi này đã bước vào “thời kỳ tiền niên thiếu”, và chúng bắt đầu có những rắc rối riêng. Trẻ muốn được tôn trọng như người lớn và có thể có những hành động để chứng minh mình không còn là trẻ con nữa.

Cha mẹ nên học cách bỏ điện thoại di động xuống và lắng nghe con cái nhiều hơn để hiểu con và đồng hành cùng con. Ở thời điểm này, trẻ bắt đầu có những thay đổi về mặt tâm lý và thể chất như sự phát triển chiều cao, vóc dáng, nội tiết tốt, các mối quan hệ, nhận thức…

Quan tâm thay đổi hình thể ở độ tuổi tiền thiếu niên

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.Sự thay đổi hình thể của bé gái trong độ tuổi dậy thì, cha mẹ cần lưu ý. Theo nghiên cứu cho biết dậy thì là giai đoạn phát triển từ trẻ em sang người trưởng thành, được bắt đầu từ 10 tuổi đến 19 tuổi. Trong độ tuổi này lại chia thành 3 giai đoạn khác nhau:

  • Giai đoạn 1: 10-14 tuổi
  • Giai đoạn 2: 14-16 tuổi
  • Giai đoạn 3: 16-19 tuổi.
Đồng hành cùng con - Quan tâm thay đổi hình thể ở độ tuổi tiền thiếu niên
Đồng hành cùng con – Quan tâm thay đổi hình thể ở độ tuổi tiền thiếu niên

Mỗi giai đoạn lại có một sự thay đổi về tâm sinh lý khác nhau: Theo nghiên cứu để nhận biết con đang bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, điều đầu tiên bố mẹ cần chú ý đến là sự phát triển về thể chất.

  • Trong giai đoạn dậy thì, dưới tác động của các hormone tăng trưởng và hormone sinh dục, cơ thể trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ cả về chiều cao và cân nặng. Đồng thời xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ phát tạo ra sự khác biệt về vóc dáng cơ thể giữa trẻ nam và trẻ nữ.
  • Thông thường, các trẻ em nữ sẽ dậy thì sớm hơn trẻ em nam từ 1 đến 2 năm.

Bố mẹ cần đồng hành cùng con, lắng nghe và chia sẻ với con về những thay đổi ở tuổi dậy thì để con không bị bỡ ngỡ. Thay đổi hình thể lớn nhất khi trẻ dậy thì đó là phát triển về vóc dáng cơ thể.

4 thay đổi tâm sinh lý ở độ tuổi tiền thiếu niên

Tính độc lập của trẻ ở độ tuổi tiền thiếu niên

Từ một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ, ở tuổi dậy thì trẻ thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Trẻ muốn được tham gia ý kiến và đưa ra các quyết định trong các vấn đề của mình. Tính độc lập của trẻ cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi, ví dụ:

  • Ở độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu có xu hướng tách khỏi cha mẹ, ít tham gia các hoạt động cùng cha mẹ, miễn cưỡng chấp nhận lời khuyên của cha mẹ.
  • Ở giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi những mâu thuẫn của trẻ với cha mẹ ngày càng gay gắt và lên đến đỉnh điểm do ngày càng ít quan tâm đến gia đình và giành nhiều thời gian với bạn bè hơn.
  • Còn từ 17 đến 19 tuổi, lúc này trẻ có ý thức trở lại những giá trị lời khuyên của cha mẹ, tôn trọng hiểu biết hơn với những kinh nghiệm của cha mẹ truyền thụ.

Bố mẹ cần nắm rõ những giai đoạn tuổi và thay đổi về tâm lý của con để kịp thời đồng hành cùng con trong mọi hoạt động.

Quan tâm đến hình ảnh cơ thể

Đây là thay đổi rất căn bản, vì ở tuổi dậy thì trẻ tò mò với những thay đổi trên cơ thể mình, muốn tìm hiểu cấu tạo cơ thể, sự khác biệt giới tính và bắt đầu có nhu cầu làm đẹp theo từng giai đoạn tuổi khác nhau. Từ 10 đến 13 tuổi trẻ bắt đầu quan tâm đến bản thân và những thay đổi trong quá trình dậy thì. Dễ lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của cơ thể hoặc hay so sánh mình với những bạn cùng trang lứa.

  • Bố mẹ đồng hành cùng con bằng cách lắng nghe tâm sự của con và giải thích những biến đổi tự nhiên trên cơ thể con, những lý giải về cả khoa học và xã hội để con hiểu và có cái nhìn đúng nhất, trân trọng bản thân nhất

Quan hệ với bạn bè ở độ tuổi tiền thiếu niên

Đồng hành cùng con bằng cách giúp con có thêm các kỹ năng giao tiếp xã hội
Đồng hành cùng con bằng cách giúp con có thêm các kỹ năng giao tiếp xã hội

Mở rộng quan hệ xã hội, chơi theo nhóm bạn và chịu ảnh hưởng của nhóm bạn cùng chơi. Thay đổi cần chú ý nhất trong quan hệ bạn bè đó là giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi trẻ bắt đầu chơi với những nhóm bạn khác giới, bắt đầu có quan hệ lãng mạn, hẹn hò và thử nghiệm tình dục.

Thay đổi về nhận thức ở độ tuổi tiền thiếu niên

Đây là giai đoạn tích lũy nhanh và mạnh các kinh nghiệm, kỹ năng sống và khả năng tư duy, phân tích những tình huống ngày một phát triển. Ví dụ như khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân với những người khác, chỉ số thông minh và sáng tạo tăng nhanh trong giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi. Đặc biệt đề cao giá trị bản thân nên dễ dẫn đến hành vi, nguy cơ tự tử, trầm cảm, nghiện thuốc…

  • Bố mẹ nên cho con khám phá, trải nghiệm nhiều hơn để con tự nhận thức về sở thích, đam mê, cảm xúc….. từ đó đồng hành cùng con trong việc phát triển và lựa chọn tương lai

Đồng hành cùng con – Dạy con 4 nhóm kỹ năng mềm cần thiết

Theo nghĩa rộng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho rằng: Kỹ năng mềm là tập hợp những kỹ năng cần thiết cho phép cá nhân thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Như vậy, kỹ năng mềm bao gồm từ những kỹ năng cơ bản, đơn giản như ăn, nói, đọc, viết, tính toán… cho tới các kỹ năng phức tạp như giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện…Đối với học sinh THCS thì việc phát triển các kỹ năng mềm là hết sức cần thiết và cần sự đồng hành cùng con của bố mẹ.

Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân

Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thức được tư duy và niềm tin của mình, cảm xúc và những động lực thúc đẩy trẻ trong cuộc đời. Kỹ năng nhận thức bản thân không những giúp trẻ hiểu về bản thân mình mà còn dễ dàng hiểu được người khác, cách họ suy nghĩ về chúng cũng như thái độ và sự phản hồi của người khác với bản thân trẻ.

Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử

Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử gồm có giao tiếp trong môi trường học đường với bạn bè, thầy cô, giao tiếp trong gia đình với cha mẹ, ông bà, giao tiếp ngoài xã hội với những người xung quanh, đây là những hoạt động cần sự hướng dẫn đồng hành cùng con thường xuyên.

Đối với trẻ nhỏ, các cấp độ giao tiếp của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Ngay từ khi trẻ chào đời, các con giao tiếp bằng mắt, qua các cử động của chân, tay, đặc biệt là qua tiếng khóc… Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thể hiện thái độ, cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nét mặt… Vì vậy, giao tiếp chính là “công cụ” quan trọng để trẻ tồn tại và phát triển.

Việc dạy trẻ kỹ năng sống, điển hình là kỹ năng giao tiếp ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ, biết vận dụng ngôn ngữ để cư xử lịch sự, nhã nhặn hay thể hiện quan điểm, cá tính của bản thân; kết nối hiệu quả với mọi người xung quanh…

Nhóm kỹ năng hợp tác và chia sẻ

Kỹ năng hợp tác là sự liên kết giữa các cá nhân trong một tổ chức. Nơi mà mọi người cùng nhau chia sẻ và đóng góp sức mình vào công việc chung, hướng đến mục tiêu chung. Sự hợp tác diễn ra khi tất cả mọi người đều hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và học tập. Bố mẹ đồng hành cùng con bằng cách tạo môi trường, điều kiện cho con rèn luyện kỹ năng này.

Những năm gần đây, kỹ năng hợp tác được đưa vào nội dung giảng dạy tại các trường mầm non và cấp tiểu học nhằm làm tiêu chuẩn đánh giá học sinh. Với mục tiêu phấn đấu theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”, kỹ năng hợp tác trở thành nội dung bắt kịp với xu thế dạy học hiện đại và phát triển toàn diện về tư duy và thể chất của trẻ em.

Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý 

Nhóm kỹ năng này sẽ giúp trẻ nhận thức được các hành vi nên làm và không nên làm, những hành vi nào là vi phạm để tự bản thân tránh xa.

Kỹ năng này thường bị hiểu sai do thói quen về văn hóa của người Việt Nam là bố mẹ luôn đúng, và bố mẹ cũng là người đồng hành cùng con nhiều thời gian nhất nên con sẽ ảnh hưởng bởi bố mẹ nhiều nhất. Do đó, bố mẹ cần làm gương, khách quan khi nhận xét đúng sai, bố mẹ sẵn sàng nhận sai, xin lỗi con.

Lời nói sau cùng

Bạn phải biết rằng mối quan hệ cha mẹ – con cái tốt đẹp chính là tiền đề để giải quyết mọi vấn đề. Trở thành bạn tâm giao đồng hành cùng con, giúp con tránh xa hiểm họa tiềm tàng nếu có. Phụ huynh có thể xem thêm nhiều kiến thức để đồng hành cùng con tại website FPT AfterSchool 

Xem thêm:

Nguồn: Phụ nữ Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *