Kỹ năng mềm cho trẻ – 5 lời khuyên từ chuyên gia

" Kỹ năng mềm cho trẻ"- 5 lời khuyên từ chuyên gia

Trong thời điểm hiện tại, giới trẻ ngày càng không thể tách rời với những chiếc smartphone, hay là những điện thoại thông minh. Mang theo điện thoại đến mọi nơi như đi học, đi chơi,… thậm chí là đi tắm hay đi vệ sinh. Điều đó, được cho là giúp giết thời gian khi làm những điều đó.

Đi ăn chung nhưng mỗi người một điện thoại. (Nguồn:Tuoitre.vn)

Hệ lụy của việc lạm dụng smartphone là trẻ thường chỉ chú ý đến những trò chơi, những vần đề đang được quan tâm hay những xu hướng đang nổi trên mạng xã hội và bỏ qua nhiều kỹ năng mềm cần thiết. Khiến trẻ mất đi sự cân bằng và thích nghi trong tương lai. Vậy những kỹ năng mềm đó là gì? Tầm quan trọng của những điều đó với trẻ? Cha mẹ cần làm gì để trang bị các kỹ năng mềm cho con.

Kỹ năng mềm là gì?

kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm (Soft Skills) hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, kỹ năng quan sát, khả năng thích nghi, kỹ năng sáng tạo và đổi mới,…

Tại sao cần dạy kỹ năng mềm cho trẻ em?

Nếu một người chỉ có chuyên môn giỏi thì liệu đã đủ yếu tố để trở nên thành công hay chưa? Vì sao có rất nhiều học sinh, sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường học rất giỏi, nhưng đến khi đi làm thực tế lại chưa được như họ mong muốn không? Đó là bởi họ thiếu những kỹ năng thực hành xã hội.

Hiện nay, kỹ năng mềm có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự thành bại trong sự nghiệp của mỗi người. Ví dụ như những kỹ năng trong việc chia sẻ, xử lý tình huống sẽ giúp bạn tạo ra nhiều giá trị trong cuộc sống. Đây là yếu tố bổ trợ hàng đầu để phát triển các kỹ năng cứng trong công việc trong tương lai.

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm cho trẻ. (Nguồn: JobsGO)

Theo thống kê, những người có được sự thành công chủ yếu chỉ có 25% là kiến thức chuyên môn, còn 75% là những kỹ năng mềm mà họ đúc kết được trong quá trình phát triển của bản thân. Trong một nghiên cứu, tại danh sách những người giàu nhất thế giới, có tới hơn 90% người sở hữu các kỹ năng mềm nhất định. Nhờ có kỹ năng mềm, họ đã tạo ra nhiều thành tựu đột phá trong công việc, cuộc sống.

Không giống với kỹ năng cứng mà con người có thể học, đo lường và xác định rõ ràng, thì kỹ năng mềm không mang tính chuyên môn, cũng như không thể sờ nắm. Tuy nhiên, chúng sẽ quyết định đến việc bạn có thể thành công trong sự nghiệp trong tương lai hay không.

Hệ quả của việc trẻ chú tâm vào điện thoại, bỏ quên kỹ năng mềm

Quay cuồng với mạng xã hội

Theo khảo sát gần đây của CNN (Hoa Kỳ) cho biết rất nhiều phụ huynh cảm thấy mệt mỏi, bất lực và tự hỏi vì sao con mình mê đắm vào mạng xã hội. Chị Sabine Polak, sống tại tiểu bang Pennsylvania cho biết cô con gái của chị luôn cảm thấy lo âu, bị trầm cảm, thậm chí từng nghĩ đến tự tử chỉ vì những vấn đề liên quan đến mạng xã hội.

Nhiều phụ huynh gặp không ít khó khăn và cảm thấy cảm thấy chật vật khi cố tìm hiểu, kéo con ra khỏi những hệ lụy của MXH (bị bắt nạt online, miệt thị ngoại hình, bắt chước theo xu hướng “điên rồ” nhưng hút nhiều người theo dõi…). Nhiều người thừa nhận họ không hiểu được vì sao con mình lại bị áp lực vì những điều tưởng chừng rất nhỏ như vậy

Nhiều phụ huynh không kiềm chế được sự tức giận của bản thân khi thấy hình ảnh khoe thân, clip nổi loạn của con mình trên TikTok hay Facebook, thật sự khó chịu khi con tối ngày lướt mạng thay vì dành cho gia đình hay các hoạt động ngoài đời thật. Theo New York Post (Hoa Kỳ) ngày 29-4 chia sẻ thông tin một gen Z bị phỏng đến 80% cơ thể chỉ vì thực hiện theo một thử thách trên TikTok!

Mason Dark điều trị tại Trung tâm Bỏng UNC, Bắc Carolina, Mỹ sau khi tham gia thử thách trên TikTok. (Nguồn: WRAL)

“Thấy con suốt ngày chúi mũi vào điện thoại, còn TikTok lại đầy clip độc hại và phản cảm, tôi tước điện thoại của con. Nhưng chính lúc đó mới bắt đầu cho những chuỗi ngày tồi tệ hơn” – chị Thu Dung (47 tuổi, quận 3, TP.HCM) chia sẻ. Tuy nhiên, bằng cách nào đó cậu bé vẫn duy trì được trang TikTok với nội dung ngày càng nổi loạn, về nhà không nói chuyện với ba mẹ.

Nhiều người từng hỏi bản thân rằng mạng có gì mà ma mị khiến giới trẻ hiện nay bất chấp chạy theo như thế? Nhưng ít phụ huynh nhận ra họ chính là một phần khiến con “nghiện” mạng xã hội. Dễ thấy nhất chính là ngay khi còn nhỏ, không ít phụ huynh cứ hồn nhiên đưa cho con chiếc điện thoại để chúng yên một chỗ. Tuy nhiên, không nhiều phụ huynh biết dùng các mạng xã hội của giới trẻ nên chưa thật sự thấu hiểu, tạo thêm “khoảng cách thế hệ” ngày càng lớn dần giữa người lớn và trẻ em.

Tăng “nghiện”, giảm kỹ năng mềm

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Ân (giám đốc Chương trình tâm lý học, tại đại học Hoa Sen) cho biết một trong những nguyên nhân chính cho hiện tượng “nghiện” các ứng dụng, MXH ở giới trẻ là do hoạt động của dopamine trong não bộ. Đó là chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra trong não bộ mang lại cảm giác tưởng thưởng, dễ chịu.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hồng Ân. (Nguồn: Đại học Hoa Sen)

“Một nút “thích”, một nhận xét tích cực… trên các ứng dụng hay mạng xã hội đều góp phần khiến người dùng vui thích, thỏa mãn vì lượng dopamine được tiết ra, trở thành tín hiệu thôi thúc ta thực hiện những hành động mang lại sự thoải mái lúc trước” – anh Ân phân tích.

Việc khuyến khích các nội dung siêu ngắn, siêu dễ hiểu, thậm chí siêu dễ dãi trên các mạng xã hội khiến người dùng giảm sút khả năng tư duy, suy nghĩ sâu. Nói cách khác thì các mạng xã hội, ứng dụng làm cuộc sống chúng ta tiện lợi, thoải mái nhưng cũng đồng thời tước đi nhiều kỹ năng mềm vốn có.

Những video ngắn trên TikTok. (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Dưới góc độ của một chuyên gia công nghệ và vai trò quản lý, anh Lê Anh Tiến – giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam – nói bằng quan sát của bản thân, anh thấy một số kỹ năng mềm của giới trẻ hiện nay đang “xuống cấp” so với những thế hệ trước đó. Có thể kể đến như kỹ năng mềm liên quan đến giao tiếp trực tiếp do quá phụ thuộc vào công nghệ và sự tiện lợi của các ứng dụng trò chuyện trực tuyến.

Sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội và tin nhắn ngắn khiến nhiều người trẻ dần mất đi kỹ năng mềm liên quan đến đọc và viết đầy đủ, chính xác. Hay kỹ năng mềm về quản lý thời gian do bị mê đắm công nghệ dẫn đến khó tập trung hoàn thành những việc quan trọng.

Theo anh Tiến, nhiều bạn trẻ hiện nay đang thiếu kỹ năng mềm quan trọng nhất là tư duy phản biện. Đôi khi không biết đưa ra suy nghĩ riêng và khó bảo vệ những quan điểm của mình, gặp khó khăn trong việc đánh giá và phân tích những thông tin giả mạo, sai lệch. “Tất nhiên không phải tất cả đều thiếu các kỹ năng mềm trên nhưng tình trạng này khá phổ biến” – anh Tiến nói.

Dẫn chứng về việc thiếu kỹ năng mềm và sự chuyên nghiệp của một số bạn trẻ khi ứng tuyển vào công ty, anh Tiến cho biết thêm có nhiều ứng viên đến muộn nhưng không báo trước, không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, không có kiến thức cơ bản về lĩnh vực ứng tuyển, còn có những ứng viên mặc đồ ngắn cũn cỡn và bảo đó là cá tính của bản thân mình.

Thiếu kỹ năng mềm và sự chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn. (Nguồn: Linkedln)

Nhưng điều này không phải là nguyên nhân lý giải cho những tiếng thở dài từ lãnh đạo doanh nghiệp khi nói về hành vi của một số nhân sự “gen Z” hiện nay. Vấn đề đáng nói là khi trí tuệ nhân tạo (AI) trỗi dậy, nó đòi hỏi các bạn trẻ ngày càng phải giỏi kỹ năng mềm, trí tuệ cảm xúc (EQ) hơn trí tuệ thông thường (IQ).

Xem thêm:

Lời khuyên của chuyên gia khi rèn luyện kỹ năng mềm cho trẻ

Theo Nir Eyal, giảng viên đại học Stanford (Mỹ), không mất tập trung là kỹ năng mềm quan trọng nhất trong thế kỷ 21 nhưng nhiều cha mẹ lại quên dạy con điều này.
Sau khi dành nhiều thời gian nghiên cứu về sự giao thoa giữa tâm lý học với công nghệ, ông nhận ra một trong những sai lầm lớn nhất của các bậc phụ huynh là không cho con quyền tự kiểm soát thời gian của chính mình. Cha mẹ cần phải hiểu, trẻ chịu trách nhiệm là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ khi biết cách thực hành quản lý hành vi, chúng mới biết cách quản lý thời gian và sự chú ý.

Dạy kỹ năng mềm từ khi con còn nhỏ

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ. Dạy con từ khi còn nhỏ giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho trẻ trong tương lai. Trẻ nhỏ có khả năng hấp thụ thông tin nhanh chóng và làm quen với kỹ năng mềm từ sớm. Từ đó, giúp trẻ hình thành thói quen, tư duy từ sớm.

Dạy kỹ năng mềm cho trẻ từ nhỏ. (Nguồn: aFamily)

Khi con gái của Eyal lên 5 tuổi và liên tục đòi xem iPad, cũng là lúc ông và vợ nhận thấy đã đến lúc phải hành động. Hai vợ chồng luôn tôn trọng nhu cầu của con nhưng đồng thời giải thích một cách dễ hiểu nhất có thể. Khi xem quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến những thứ con yêu thích. Ví dụ như, nếu dành phần lớn thời gian cho các ứng dụng và video, con sẽ không còn nhiều cơ hội để chơi với bạn ngoài công viên, bơi ở bể bơi hay đi chơi cùng với cha mẹ.

Trẻ biết cách hoài nghi

Là một kỹ năng mềm quan trọng trong việc phát triển tư duy và khám phá thế giới xung quanh. Việc khuyến khích trẻ biết hoài nghi là một cách để phát triển tư duy sáng tạo, khám phá thế giới và trở thành người tự tin và độc lập trong cuộc sống tương lai cho con.

Trẻ tìm tòi và hoài nghi mọi thứ. (Nguồn: Sở Giáo Dục và Đào Tạo Vĩnh Phúc)

Eyal cũng giải thích về việc các ứng dụng và video trên iPad do những người rất thông minh làm ra. Mục đích của họ là thiết kế chúng sao cho con bị cuốn vào và xem liên tục. Điều quan trọng là con của chúng ta hiểu được động cơ của các công ty game, mạng xã hội. Dù các sản phẩm của họ thú vị, hấp dẫn, họ cũng đang kiếm lời từ thời gian và sự chú ý của chúng ta.

Tuy những kiến thức này có vẻ to tát với một đứa trẻ 5 tuổi, Eyal cảm thấy cần phải trang bị cho con khả năng ra quyết định về thời gian xem thiết bị và thực thi quy tắc của riêng mình. Để từ đó, giúp con có thể tự đưa ra những quyết định quan trọng cho bản thân trong tương lai.

Trẻ cần đủ quyền tự chủ

Khi gặp khó khăn trẻ thường òa khóc hay nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ, mà không thể tự mình giải quyết những vấn đề đó. Điều đó, dẫn tới việc con thiếu đi khả năng xử lý tình huống, đây là một kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết trong cuộc sống cũng như công việc trong tương lai. Thay vì, đứng ra giải quyết, phụ huynh nên khuyên con nên bình tĩnh và tự quyết định những vấn đề của bản thân

Vợ chồng Eyal hỏi suy nghĩ của con gái về thời gian xem màn hình bao nhiêu là đủ. Ông thừa nhận họ đã mạo hiểm khi cho con quyền tự quyết, nhưng rất đáng để thử. Ông nghĩ điều đó giúp con học cách ra quyết định và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Điều này giúp phát triển kỹ năng ra quyết định và tự tin trong việc lựa chọn đúng đắn.

Ông đã nghĩ rằng, cô bé sẽ nói “cả ngày” nhưng ngược lại, cô bé chỉ muốn xem “hai tập”. Với Eyal, 45 phút là vừa đủ vì nó sẽ có nhiều thời gian cho các hoạt động khác. Để bảo đảm không xem quá 45 phút một ngày, con gái ông dùng đồng hồ bấm giờ. Eyal không quên giao hẹn sẽ xem lại thỏa thuận nếu con không thể giữ lời hứa với bản thân và cha mẹ.

“Hiệp ước nỗ lực”

Khi con gái lên 10, Eyal vẫn để con tự quyền tự quản lý thời gian. Tuy nhiên, cô bé đã thực hiện một số điều chỉnh khi lớn lên như đổi thời gian xem hàng ngày thành xem phim cuối tuần. Cô cũng thay đồng hồ bấm giờ bằng loa thông minh Alexa. Điều quan trọng là đây là những quy định của con, không phải của cha mẹ và con chịu trách nhiệm thực thi chúng. Theo Eyal, đây chính là “hiệp ước nỗ lực”, một loại cam kết cần đến nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành một hành động nào đó mà họ không mong muốn.
Điều đó, giúp trẻ học được kỹ năng mềm liên quan đến việc quản lý và sắp xếp thời gian hợp lý. Giúp con phát triển và đạt được sự cân bằng trong cuộc sống. Giúp con phân bổ thời gian để có thể hoàn thành các công việc quan trong này, điều đó rất quan trọng trong cuộc sống và tương lai của trẻ.

Thảo luận và tôn trọng ý kiến của trẻ

Theo Eyal, điều quan trọng nhất là cho trẻ tham gia vào cuộc thảo luận, giúp chúng đặt ra mong muốn và ý kiến của bản thân của mình. Khi cha mẹ áp đặt ý kiến của họ vào con mà không cho trẻ nói ra quan điểm của bản thân, chúng có xu hướng bực tức và muốn phá bỏ những quy định đó.
Thực tế, sẽ có những cuộc tranh luận nảy lửa về vai trò, cung như tác động của công nghệ đến gia đình và cuộc sống của con cái. Không có gì bảo đảm sự hòa hợp giữa ý kiến riêng của cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, Eyal cho rằng, tôn trọng ý kiến trái chiều cuả con là dấu hiệu của một gia đình lành mạnh.
Cha mẹ nên thảo luận và tôn trọng ý kiến của trẻ
Điều đó, giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng mềm liên quan đến việc đưa ra, phản bác và bảo vệ ý kiến của bản thân. Đảm bảo rằng mọi người, ai có quyền tự do diễn đạt suy nghĩ và ý kiến riêng của mình. Điều này tạo ra một môi trường đa dạng ý kiến, khuyến khích sự sáng tạo và tăng cường khả năng tư duy phản biện trong xã hội của trẻ.

Khóa học kỹ năng mềm cho trẻ em

Hiện nay có rất nhiều trung tâm có mở lớp học kỹ năng mềm cho trẻ, với những tài liệu đào tạo bài bản, cùng giáo viên có chuyên môn trong từng kỹ năng mềm. Từ đó việc dạy trẻ các kỹ năng mềm ở các lớp kỹ năng mềm cho trẻ bài bản hơn, chỉn chu hơn, giúp trẻ học tập và rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả hơn.

Kết luận

Việc phát triển kỹ năng mềm cho trẻ không chỉ giúp con tự tin và thành công trong cuộc sống, mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện và sẵn sàng cho tương lai. Vì thế, cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển những điều này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *