Cha mẹ chính là hai người thầy đầu tiên và suốt đời

Cha mẹ – người thầy đầu tiên dạy ta nói chữ yêu thương, chữ ba, chữ mẹ… dạy ta các kỹ năng dùng đũa, dùng thìa ăn cơm, quét nhà, đạp xe,… Cha mẹ là người để ta mãi ghi nhớ câu “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” – SINH, CÚC, PHỦ, SÚC, TRƯỞNG, DỤC, CỐ, PHỤC, PHÚC.

Ý nghĩa của 9 chữ đó như sau :

* SINH : là sinh đẻ
* CÚC : là đùm bọc
* PHỦ : là vỗ về
* SÚC : là cho bú mớm
* TRƯỞNG : là nuôi nấng, bồi bổ để con khôn lớn trưởng thành
* DỤC : là dạy bảo điều hay lẽ phải
* CỐ : là theo dõi săn sóc
* PHỤC : là khuyên răn, giáo dục
* PHÚC : là che chở, giữ gìn.

Hàng năm, cứ đến dịp 20-11, chúng ta lại bận bịu với những món quà tri ân đến những người thầy cô giáo – những người đã và đang trang bị những kiến thức để ta đến với tiếp cận với nền văn minh rộng lớn của nhân loại. Tuy nhiên, ít ai có thể nhớ rằng, Cha mẹ: Người thầy đầu tiên, và họ cũng xứng đáng được tôn vinh trong ngày lễ đặc biệt này.

Cha mẹ người thầy đầu tiên và suốt đời của con

Từ lúc sanh ra, bước chân đầu tiên, câu nói đầu tiên, bài tập viết đầu tiên luôn có hình bóng cha mẹ của chúng ta ở đó.Cha mẹ là những người dạy cho ta những câu nói bi bô đầu tiên: ‘Ba ơi, mẹ ơi,…’, uốn nắn từng câu từng chữ, dạy ta phải biết vâng, dạ với người lớn, dịu dàng với em nhỏ, dạy ta nói ‘xin lỗi’ mỗi khi làm sai và ‘cảm ơn’ mỗi khi nhận được sự giúp đỡ. Những bài học làm người đầu tiên, nếu không có cha mẹ, sẽ chẳng ai dạy ta điều đó, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của mỗi con người.Người cha, người mẹ là 2 người thầy dạy con những bài học đầu tiên, Ảnh: InternetNgười cha, người mẹ là 2 người thầy dạy con những bài học đầu tiên, Ảnh: Internet

Cha mẹ chính là người dạy cho ta biết thế nào là thiện – ác qua những câu chuyện cổ tích, họ dạy phải yêu thương những người người có hoàn cảnh khó khăn, không xa lánh những người có bệnh hiểm nghèo, đùm bọc những người thiệt thòi trong cuộc sống, biết tự phân biệt đâu là đúng, là sai, biết đứng ra bảo vệ lẽ phải, luôn sống hết mình vì mơ ước và đam mê và tránh xa những cám dỗ của cuộc đời.Cha mẹ là người dù ta có trưởng thành, khi gặp khó khăn vẫn có thể đến bên để học những kinh nghiệm sống, những lời khuyên và những hổ trợ mãi mãi.

Người thầy dạy con mọi điều trong cuộc sống

Cha mẹ cũng chính là những người dạy ta phải biết khiêm tốn, phải biết kiên trì chờ đợi thời cơ, biết khi nào cần phải ‘nhịn’ để nhận ‘điều lành’ nhưng cũng phải biết vùng lên khi cần, không được vội vàng hấp tấp nhưng cũng không được lề mề, chậm chạp. Cha mẹ dạy phải lấy chữ ‘nhẫn’ làm đầu, chữ ‘tâm’ làm gốc để ta có thể sống tốt trong cuộc sống về sau.

Và chính cha mẹ cũng là người thầy theo ta suốt cuộc đời này- Ảnh: Internet

Và chính cha mẹ cũng là người thầy theo ta suốt cuộc đời này- Ảnh: Internet

Cả cuộc đời cha mẹ luôn đau đáu hai chữ ‘dạy con’, làm sao để con sau này có cuộc sống no đủ, vẹn tròn, dù có lớn đến đâu, con cái vẫn cần được cha mẹ ở bên chỉ bảo, răn dạy, học không bao giờ là thừa và học từ mẹ cha cũng không bao giờ là đủ. Cha mẹ chính là người thầy suốt đời của con cái.

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, xin tôn vinh và tri ân cho những ai đang làm cha, làm mẹ, những người được coi là người thầy đầu tiên và suốt đời của con.

BÀI THƠ CHÚC MỪNG MẸ NHÂN NGÀY 20-11

thơ chúc mừng cha mẹ 20.11

Thơ: Nguyễn Đình Huân

Nhớ ngày xưa mẹ cũng là cô giáo.
Người đưa đò vượt qua bão qua giông.
Đã chung tay vun bón những nụ hồng.
Vì tương lai em thơ không quản ngại.
Bao mùa đông bấy nhiêu mùa hoa cải.
Mẹ già rồi tóc còn lại bạc phơ.
Chân đã chậm mắt mẹ cũng đã mờ.
Cho con gọi mẹ là cô mẹ nhé.
Nhớ ngày xưa khi con là em bé.
Lúc tới trường con gọi mẹ là cô.
Khi ở nhà là con trẻ ngây thơ.
Mẹ ấp ủ cho giấc mơ con lớn.
Mẹ tảo tần chăm lo con hôm sớm.
Trong vườn nhà con bắt bướm vui chơi.
Ở trong lớp mẹ dạy dỗ từng lời.
Uốn nét chữ sửa dáng ngồi ngay ngắn.
Khi lớn lên con thấy mình may mắn.
Lúc ở nhà mẹ chắc chắn yêu thương.
Mẹ là cô dạy dỗ lúc ở trường.
Xin chúc mẹ ngày hiến chương nhà giáo.

Các nội dung liên quan

Nguồn: Songkhoe.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *