Hướng nghiệp cho học sinh THPT: vai trò và thực trạng

Hướng nghiệp cho học sinh THPT rất quan trọng trong quá trình định hướng cho các em tìm được đúng đam mê và ngành nghề phù hợp với mình. Định hướng đúng cách sẽ giúp cho các em xác định được lộ trình phát triển hiệu quả, từ đó có được những lợi thế hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Sau đây là những kinh nghiệm mà FPT AfterSchool muốn chia sẻ đến phụ huynh và học sinh nhằm giúp các em được định hướng và phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

Vì sao nên hướng nghiệp cho học sinh THPT?

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT ngay từ ban đầu sẽ giúp các em có nhiều lựa chọn hơn trong việc xác định nghề nghiệp tương lai của mình. Từ đó, thiết lập lộ trình học tập và phát triển đúng đắn. Qua việc kiếm được phương hướng phát triển từ sớm, học sinh sẽ phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình, từ đó có thêm nhiều lợi thế so với bạn bè đồng trang lứa khi tìm kiếm cơ hội việc làm sau này. 

Nhờ quá trình hướng nghiệp, học sinh THPT sẽ tìm được ngành nghề mình yêu thích và muốn gắn bó lâu dài trong tương lai. Khi được học tập và làm việc đúng sở trường của mình, học sinh sẽ có xu hướng chủ động nghiên cứu và học hỏi để có thêm nhiều kinh nghiệm hơn. Nhờ đó, sẽ khẳng định được năng lực bản thân và có nhiều cơ hội cọ phát triển nghề nghiệp trong tương lai. 

vi-sao-nen-huong-nghiep-cho-hoc-sinh-thpt
Hướng nghiệp cho học sinh THPT giúp các em có lộ trình phát triển đúng đắn

Thời điểm phù hợp để hướng nghiệp cho học sinh THPT

Đối với học sinh cấp bậc THPT, thời điểm hướng nghiệp tốt nhất cho các em là vào giai đoạn năm lớp 10. Ở giai đoạn này, các học sinh đã bước đầu trưởng thành và phát triển đầy đủ về nhận thức lẫn tư duy. Các em đã biết cách nhìn nhận và khám phá được các thế mạnh, sở trường của bản thân. Nhờ đó, mọi định hướng, tư vấn về nghề nghiệp sẽ được các học sinh tiếp thu hiệu quả và giúp ích rất nhiều cho tương lai của học sinh.

Ngay từ lúc học sinh bước chân vào ngưỡng cửa cấp 3, các bậc phụ huynh cần chú trọng quan tâm và đầu tư cho con em để chúng nhanh chóng khai phá được các tiềm năng của bản thân. Điều này sẽ giúp học sinh có con đường phát triển rộng mở hơn các bạn bè chưa có sự chuẩn bị trong tương lai. 

Thực trạng định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT

Hiện nay, công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT tuy đã có sự cải thiện nhưng vẫn chưa thật sự phát huy hết hiệu quả của mình, do một số nguyên nhân cụ thể sau.

Lúng túng, khó khăn và chưa hiểu rõ về nghề nghiệp

Nhiều em học sinh THPT vẫn còn mơ hồ về tương lai cũng như không có định hướng cụ thể cho những ngành nghề mình muốn gắn bó. Các em vẫn chưa biết được mình thật sự phù hợp với cũng như không hiểu rõ về các ngành nghề cụ thể. Điều này đã cản trở các em học sinh rất nhiều trong việc quyết định nghề nghiệp tương lai và khó đạt được thành công hơn bình thường. 

Thích làm “thầy” hơn làm “thợ”

Đôi khi, các em học sinh bị thiếu đi sự tìm tòi, khám phá nên dễ dẫn đến không thể tìm kiếm được những con đường phát triển đúng đắn. Nếu học sinh không chịu chủ động học hỏi, trau dồi những kỹ năng cũng như kinh nghiệm thì sẽ không phát triển được dù ở bất kỳ ngành nghề nào. 

Chưa có chính kiến, còn chịu tác động của nhiều phía

Trong quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai, sự góp ý của gia đình và bạn bè xung quanh là rất cần thiết, tuy nhiên học sinh cần biết cân nhắc và chọn lọc những thứ thật sự phù hợp với mình. Các em học sinh không nên để quyết định của những người xung quanh hoàn toàn chi phối cuộc đời mình bởi chỉ có chính em mới biết được mình thật sự phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực nào.

Vì thiếu chính kiến cũng như sự quyết đoán khi định hướng tương lai, nhiều em học sinh đã có những quyết định sai lầm, phí hoài năng lực của mình ở một ngành nghề không phù hợp. Do đó, học sinh cần tỉnh táo và sáng suốt để tìm kiếm con đường phát triển đúng đắn nhất cho bản thân mình. 

thuc-trang-dinh-huong-nghe-nghiep-cho-hoc-sinh-thpt
Một số học sinh THPT vẫn còn mơ hồ khi lựa chọn ngành nghề tương lai

Xem thêm các tin tức:

Các bước giúp cho học sinh THPT chọn đúng ngành nghề

Quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai cũng cần được diễn ra theo những trình tự nhất định nhằm phát huy tối đa hiệu quả của nó, giúp học sinh tìm được lĩnh vực thật sự phù hợp với mình.

Bước 1: Thầy cô, gia đình định hướng giúp học sinh hiểu bản thân mình

Trong hành trình khám phá và định hướng bản thân của con trẻ, không thể thiếu đi sự đồng hành và giúp đỡ của gia đình và nhà trường. Bởi gia đình và thầy cô là những người gần gũi và quan sát con tốt nhất, từ đó đưa ra định hướng con phù hợp với công việc, ngành nghề nào.

Tuy nhiên, mọi sự góp ý của gia đình và trường học chỉ nên mang tính xây dựng nhằm giúp các em dễ dàng hơn trong việc định hướng tương lai. Không nên ép buộc hay tự quyết định tương lai cho các em vì có thể dẫn đến những kết quả sai lầm, khiến các em không thật sự sống đúng với chính mình. 

Bước 2: Xác định thế mạnh và sở thích của bản thân

Việc định hướng tương lai có mối liên hệ chặt chẽ với sở trường và đam mê của mỗi em học sinh. Nhờ được theo đuổi công việc đúng với ước mơ, sở thích của mình, học sinh sẽ có động lực để phấn đấu và chứng minh bản thân, đạt nhiều thành tựu trong tương lai. 

Bước 3: Xác định bản thân có phù hợp ngành nghề không

Ngoài yếu tố sở thích, các em học sinh THPT cần xem xét bản thân có thật sự phù hợp với ngành không qua những yếu tố như: điều kiện kinh tế, ngoại hình, sức khỏe,… Điều này rất quan trọng nhằm giúp các em không đi sai đường, có thể chọn được ngành nghề phù hợp mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian hay công sức.

Bước 4: Tìm hiểu về ngành, nghề mình sẽ chọn

Hiện nay, các thông tin về ngành nghề được chia sẻ rộng rãi trên mọi nền tảng mạng xã hội, các bạn học sinh nên tìm hiểu và nghiên cứu dễ dàng ngay khi vừa mới học cấp 3. Các bạn cần xác định được những ưu nhược điểm và nhu cầu tìm kiếm nhân tài của ngành nghề đó trong vài năm nữa. Bạn cần chắc chắn rằng ngành nghề mình lựa chọn vẫn có thể tiếp tục phát triển trong tương lai và giúp bạn có một cuộc sống như mong muốn. 

Để hiểu hơn về nghề, bạn có thể tích cực tham gia các khóa hướng nghiệp hoặc thông qua sự tư vấn của thầy cô, gia đình, bạn bè,… Qua đó, chọn lọc thông tin và theo đuổi những ngành nghề thật sự phù hợp với định hướng và thế mạnh của mình.

Bước 5: Xây dựng hồ sơ học tập nổi bật, đáp ứng yêu cầu của trường/ngành nghề ứng tuyển

Nếu học sinh muốn có cơ hội phát triển mạnh mẽ sau THPT, bạn cần có ý thức xây dựng hồ sơ học tập nổi bật và đáp ứng được các tiêu chí mà công việc tương lai yêu cầu. Để làm được điều này, bạn phải thật sự nỗ lực và thiết lập kế hoạch học tập rõ ràng. Có một hồ sơ học tập nổi bật sẽ giúp các bạn có thêm nhiều cơ hội để bước chân vào trường đại học cũng như ngành nghề mình mong muốn. 

Bước 6: Tự trải nghiệm hoặc làm 1 số việc liên quan đến ngành nghề mình chọn

Để hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đã chọn, việc tự trải nghiệm và cọ xát thực tế là không thể thiếu. Qua quá trình này, các em học sinh sẽ có được những trải nghiệm quý giá và có cái nhìn đúng đắn hơn về công việc tương lai.

Bước 7: Chuẩn bị sẵn phương án 2

Dù đã chuẩn bị kỹ càng nhưng bạn cần hiểu rõ rằng bất kỳ sự lựa chọn nào cũng mang yếu tố rủi ro. Do đó, bạn cần chuẩn bị sẵn cho mình phương án dự phòng ngay từ lúc bắt đầu học THPT. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong việc theo đuổi nghề nghiệp yêu thích, đảm bảo tương lai bản thân sẽ phát triển đúng hướng. 

cac-buoc-giup-hoc-sinh-thpt-chon-dung-nganh-nghe
Học sinh cần tiến hành quá trình định hướng đúng trình tự

Những lưu ý khi hướng nghiệp cho học sinh cấp 3

Để giúp các em học sinh cấp 3 chọn được những ngành nghề tương lai đúng đắn ngay từ ban đầu, người định hướng cần nắm rõ một số lưu ý sau.

Cần có thông tin ngành nghề chính xác

Trước khi định hướng cho học sinh, cần phải có đủ nhận thức và hiểu biết về ngành nghề đó. Từ đó, bạn sẽ phân tích được những thế mạnh cũng như nhược điểm của nghề, giúp học sinh nhìn nhận chính xác nhất về ngành nghề mong muốn.

Định hướng nghề chuẩn xác nhất

Bạn cần có kinh nghiệm cũng như kỹ năng tư vấn để đảm bảo học sinh cấp 3 chọn được những công việc tương lai phù hợp với năng lực và đam mê của chúng. Người định hướng cần phải quan sát và đánh giá thế mạnh của từng bạn học sinh, từ đó đưa ra những đóng góp giá trị, giúp học sinh được làm những công việc thật sự phù hợp. 

Tư vấn nghề đúng đắn và linh hoạt

Quá trình hướng nghiệp cho học sinh THPT cần có sự chính xác lẫn linh hoạt. Cần phải kết hợp giữa xu hướng phát triển nghề nghiệp với thế mạnh, đam mê của học sinh để chọn được những công việc như mong muốn. Định hướng đúng cách sẽ giúp các em học sinh có nhiều lợi thế hơn trong việc phát triển bản thân so với bạn bè cùng lứa tuổi. 

Qua bài viết trên, FPT AfterSchool đã cho thấy rằng hướng nghiệp cho học sinh THPT không chỉ đơn thuần là giúp các em xác định những ngành nghề phù hợp. Hơn thế, nó là một hành trình dài với nhiều giai đoạn khác nhau để giúp các em học sinh khám phá được bản ngã và tìm kiếm tương lai tươi sáng nhất cho mình. Định hướng nghề nghiệp ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp các em có nhiều thời gian và cơ hội để phát triển năng lực và nỗ lực cho mục tiêu nghề nghiệp tương lai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *