Những khó khăn của học sinh THPT khi chọn nghề

Những khó khăn của học sinh THPT khi chọn nghề có thể bắt nguồn từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan từ chính nhận thức và tư duy của các em. Định hướng nghề nghiệp tương lai là một công việc đòi hỏi các em phải tự bỏ thời gian và công sức tìm hiểu, để từ đó tìm được lối đi đúng đắn cho bản thân. Ở mỗi giai đoạn chọn nghề, học sinh THPT đều sẽ gặp phải những khó khăn nhất định và dễ trở nên chán nản, bỏ cuộc nếu không được định hướng đúng cách. Sau đây là một số khó khăn khi chọn nghề mà FPT AfterSchool đã tổng hợp từ nhiều học sinh THPT, hãy tham khảo để chuẩn bị tâm lý vững vàng nhé!

Thiếu thông tin về nghề nghiệp

Dù đã đạt đến độ tuổi trưởng thành và có sự phát triển đầy đủ về tư duy, nhận thức nhưng một số em học sinh THPT vẫn thiếu những kiến thức nghề nghiệp cơ bản. Các em sẵn sàng chọn một ngành nghề nào đó mà không cần biết chính xác ngành nghề ấy hoạt động như thế nào, có phù hợp với năng lực bản thân hay không. 

Việc thiếu kiến thức nghề cơ bản sẽ khiến các em học sinh có cảm giác mông lung về sự nghiệp tương lai, không có định hướng rõ ràng sau bậc THPT. Do đó, trong quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai, hãy dành thời gian để tìm hiểu về một số ngành nghề cụ thể, từ đó có thêm nhiều sự lựa chọn cho con đường phát triển của mình.

thieu-thong-tin-ve-nghe-nghiep
Không nắm vững thông tin nghề nghiệp khiến học sinh dễ chọn sai ngành

Thiếu thông tin về thị trường lao động

Thị trường lao động là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc các em học sinh có cơ hội phát triển với ngành nghề mình đã chọn hay không. Tuy nhiên, có một số chương trình hướng nghiệp tại bậc THPT đã xem nhẹ vấn đề này và không giúp các em biết đến sự ảnh hưởng của thị trường lao động đối với cơ hội việc làm của mình.

Từ việc không nhận thức đúng đắn về thị trường lao động, nhiều học sinh THPT đã chọn những công việc sai lầm, không có cơ hội phát triển trong tương lai. Thị trường việc làm luôn biến đổi liên tục, cần tìm hiểu và cập nhật liên tục để nắm bắt các xu hướng việc làm tiềm năng nhất. 

Điều kiện tài chính không cho phép

Để có thể thoải mái theo đuổi ngành nghề mơ ước, vấn đề tài chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Điều kiện tài chính đã có sự tác động không nhỏ đến quyết định chọn ngành của học sinh THPT, rõ ràng các em sẽ không thể chọn những chương trình đào tạo có mức học phí qua cao khi bản thân không đủ điều kiện chi trả. 

Không ít hoàn cảnh học sinh đã phải gác lại việc theo đuổi ước mơ để học những ngành không đam mê vì không muốn gây áp lực tài chính cho gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chính sách cho vay đối với sinh viên với mức lãi cực thấp đã giúp nhiều em học sinh đến gần hơn với ước mơ của mình. 

Sinh viên có thể vừa đi học vừa đi làm để trang trải chi phí, tuy quá trình này rất vất vả nhưng chắc chắn các em sẽ nhận được những thành quả xứng đáng với sự nỗ lực của mình. 

dieu-kien-tai-chinh-khong-cho-phep
Một số học sinh đã từ bỏ ngành nghề ước mơ vì tài chính không đủ

Xem thêm các tin tức:

Bị gia đình phản đối

Hiện nay, tuy xã hội ngày càng đề cao tiếng nói cá nhân, vẫn không thiếu những bậc cha mẹ tự cho mình quyền lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai cho con cái. Ý kiến của cha mẹ đã ảnh hưởng quá nhiều đến sự lựa chọn của con trẻ, khiến chúng đôi khi không thể theo đuổi được những ngành nghề mình yêu thích. 

Bởi vì định kiến xã hội mà nhiều cha mẹ đã không cho con theo đuổi những ngành nghề tốt đẹp như giáo viên, bác sĩ, nông lâm nghiệp vì sợ con không có được mức lương hậu hĩnh. Cần hiểu rằng, chỉ có con cái mới có quyền quyết định cuộc đời của chúng, cha mẹ chỉ nên là người đồng hành để con có thể làm được những ngành nghề mình yêu thích. 

nhung-kho-khan-cua-hoc-sinh-thpt-khi-chon-nghe
Những khó khăn của học sinh THPT khi chọn nghề

Yếu tố xã hội khách quan

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số, các em học sinh THPT cần nỗ lực nhiều hơn để theo kịp sự phát triển của thời đại. Các em không thể chỉ gói gọn mình trong những kiến thức căn bản mà còn cần phải nghiên cứu, tìm tòi đa dạng lĩnh vực để làm mới bản thân, không bị lu mờ bởi bạn bè đồng trang lứa.

Hiện nay, vẫn còn một số em học sinh ở vùng sâu vùng xa chưa có cơ hội tiếp cận với nguồn tri thức mới do điều kiện hoàn cảnh chưa cho phép. Điều này sẽ hạn chế tiềm năng phát triển của các em rất nhiều, khiến cho học sinh khó có thể theo kịp bạn bè trong việc theo đuổi những ngành nghề chất lượng. 

Hy vọng trong thời gian đến, sẽ có những chính sách hỗ trợ học sinh vùng sâu vùng xa, giúp các em có thêm nhiều cơ hội để học hỏi và trau dồi tri thức, thay đổi tương lai của chính các em. 

yeu-to-xa-hoi-khach-quan
Những yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của học sinh

Những khó khăn của học sinh THPT khi chọn nghề sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc các em có thể có được một công việc tốt trong tương lai hay không. Nếu không được khắc phục kịp thời, các yếu tố tưởng chừng như đơn giản cũng có khả năng cản trở tiềm năng phát triển của học sinh, khiến con em không thể tìm được vị trí xứng đáng với nỗ lực và năng lực của mình. FPT AfterSchool hy vọng thông qua bài viết trên, học sinh THPT đã có thêm những góc nhìn mới về việc định hướng nghề nghiệp, từ đó có thể sáng suốt và bản lĩnh hơn trong việc quyết định tương lai của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *