Hướng nghiệp cấp 3: Những điều cần biết để chuẩn bị cho trẻ

Hướng nghiệp cấp 3, hướng nghiệp THPT

Hướng nghiệp cấp 3 cho trẻ mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Vậy, việc hướng nghiệp cấp 3 sớm cho trẻ sẽ giúp mang lại lợi ích gì và hỗ trợ như thế nào cho tương lai? Cùng FPT Afterschool tìm hiểu hướng nghiệp cấp 3 cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé!

Hướng nghiệp cấp 3 là gì? 

Hướng nghiệp cấp 3 là quá trình định hình và lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông (THPT). Trong giai đoạn này, học sinh được khuyến khích tìm hiểu và khám phá các ngành nghề khác nhau dựa trên sở thích, năng lực và tiềm năng cá nhân. Mục tiêu là giúp học sinh xác định mối quan tâm của mình và có kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai cụ thể, để trẻ có thể chuẩn bị tốt hơn cho hành trình nghề nghiệp trong tương lai.

Hướng nghiệp cấp 3 thường gồm các hoạt động như tư vấn hướng nghiệp, tham quan nghề nghiệp, cuộc trò chuyện với chuyên gia và tìm hiểu thông tin về các ngành nghề phổ biến.

Tầm quan trọng của việc Hướng nghiệp cấp 3

Lý do nên định hướng nghề nghiệp cho trẻ từ sớm

Ở lứa tuổi này, trẻ đã có tính cách cũng như lối tư duy cá nhân. Chính vì vậy các trẻ hoàn toàn có thể hiểu được bản thân có sở thích cũng như đam mê là gì. Việc có sự định hướng nghề nghiệp từ sớm sẽ giúp các trẻ phát huy tối đa điểm mạnh của bản thân, lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực của mỗi học sinh.

Đối với các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Hàn,…các trường tại đây đều có chương trình hướng nghiệp cấp 3 cho học sinh, tạo điều kiện cho các trẻ tiếp xúc sớm với các ngành nghề mình mong muốn. Ngoài ra cha mẹ khi định hướng sớm cho con sẽ giảm tỉ lệ chọn sai khối môn học tại bậc trung học phổ thông, hay cao hơn là chọn sai ngành sai trường tại bậc đại học.

Tầm quan trọng của việc hướng nghiệp cấp 3 cho trẻ
Tầm quan trọng của việc hướng nghiệp cấp 3 cho trẻ

Những rủi ro gặp phải nếu không Hướng nghiệp cấp 3 từ sớm cho trẻ

  1. Thiếu kế hoạch định hướng tương lai: Thiếu nhận thức về cách chọn nghề nghiệp và không có kế hoạch rõ ràng, trẻ có thể bị lạc lối trong việc định hình tương lai và không biết phải chuẩn bị như thế nào để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.
  2. Thiếu tự tin và quyết đoán: Thiếu sự hỗ trợ và xác định rõ ràng về hướng nghiệp, trẻ có thể thiếu tự tin trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình. Điều này có thể dẫn đến sự do dự, lưỡng lự và không quyết đoán trong việc theo đuổi sự nghiệp mong muốn
  3. Rủi ro thất nghiệp và không phát huy được tài năng vốn có: Không có sự chuẩn bị hướng nghiệp cấp 3 tốt, trẻ có thể vướng vào các công việc không phát huy hết khả năng vốn có, không tương thích với sở trường và khả năng của mình. Điều này có thể dẫn đến rủi ro thất nghiệp và hạn chế khả năng trong quá trình phát triển nghề nghiệp
Những rủi ro gặp phải nếu không hướng nghiệp cấp 3 từ sớm cho trẻ

Cần làm gì để Hướng nghiệp cấp 3 cho trẻ?

Định hướng nghề nghiệp dựa trên điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của trẻ:

Ở độ tuổi cấp 3 (14 – 17 tuổi), mỗi em học sinh sẽ có sở thích cũng như suy nghĩ khác nhau. Cha mẹ hay thầy cô không thể ép buộc các con lựa chọn theo tìm hiểu, mong muốn của người khác mà cần tôn trọng những ý kiến hay suy nghĩ riêng của con. Được làm những công việc mình thích sẽ đem lại hiệu quả rất cao, đồng thời các con sẽ có mục tiêu phấn đấu hơn trong học tập.

Tuy nhiên, mỗi công việc khác nhau ngoài sự đam mê còn cần sự phù hợp. Có thể các em có tâm hồn bay bổng, thích trở thành ca sĩ hay diễn viên nhưng các em lại chưa có tài năng phù hợp với công việc này. Lúc này cha mẹ hay thầy cô không nên chỉ trích các em mà hãy ngồi lại cùng học sinh, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Đặc biệt các bậc phụ huynh có thể nhận ra thế mạnh của con từ sớm, giúp con phát huy hết khả năng của bản thân.

Cần làm gì để hướng nghiệp cấp 3 cho trẻ?

Cùng trẻ tìm hiểu về nghề nghiệp:

Không chỉ tại bậc trung học, ngay từ khi học mầm non, trẻ đều được tìm hiểu các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên thời điểm mẫu giáo hay cấp bậc tiểu học, sở thích của trẻ hoàn toàn có thể bị thay đổi. Tuy nhiên ở bậc trung học cơ sở, trẻ có thể hiểu từng ngành nghề sẽ làm gì, có các vị trí như nào, có phù hợp với mong muốn của bản thân hay không.

Để các trẻ có thể hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, cha mẹ hay thầy cô hoàn toàn có thể giới thiệu cho các trẻ những cuốn sách về nghề nghiệp hoặc tổ chức những chương trình hướng dẫn, hướng nghiệp cấp 3 cho trẻ.

Kết hợp hướng nghiệp cấp 3 vào chương trình học trên lớp

Gia đình và nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với nhau để giúp trẻ có định hướng tốt nhất cho tương lai. Tuy nhiên hiện nay, hướng nghiệp cấp 3 đang bị một số trường THPT không quá chú trọng.

Các học sinh có thể bị thiệt thòi khi không được biết đến hay tìm hiểu nhiều các ngành nghề khác nhau. Việc này sẽ tăng cao tỷ lệ học sinh chọn sai ngành sau này. Chính vì thế, ngoài các tiết học toán, văn, anh, hay các bộ môn khác, nhà trường cần sắp xếp triển khai các chương trình ngoài giờ lên lớp tạo điều kiện cho các học sinh tìm hiểu và được định hướng nghề nghiệp bởi các thầy cô hay các chuyên gia. 

Những sai lầm khi Hướng nghiệp cấp 3 cho trẻ

Không quan tâm đến việc hướng nghiệp cấp 3 cho học sinh THPT: 

Nhiều phụ huynh hay thậm chí thầy cô vẫn cho rằng, tại cấp bậc trung học, học sinh chỉ cần học tốt các kiến thức trên sách vở, hầu như ít ai chú trọng đến việc hướng nghiệp cấp 3 cho các em học sinh tại giai đoạn này. Tuy nhiên với chương trình học mới hiện nay, khi lên lớp, các em cần lựa chọn ra những môn học, khối học tự nhiên hoặc xã hội. Chính vì thế các em cần được tìm hiểu và lựa chọn sớm ngành nghề mình muốn theo đuổi, từ đó xác định được môn học tại cấp bậc trung học phổ thông.

Nếu ở giai đoạn cấp 3 này, bậc phụ huynh không để ý đến việc định hướng cho trẻ, các em học sinh sẽ rất lúng túng khi phải lựa chọn môn học, dẫn đến việc lựa chọn sai ngành nghề trong tương lai.Cha mẹ nên cùng con tìm hiểu rõ mong muốn cũng như nguyện vọng của con, từ đó cân nhắc các điểm mạnh điểm yếu để tìm ra ngành nghề phù hợp nhất.

Con cái viết tiếp ước mơ của cha mẹ

Tiến sĩ Đào Minh Hồng, Phó trưởng khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Kinh tế Tài chính (UEF) chia sẻ thông tin trên tại tọa đàm “SACE Journey – Mở khóa Gen Z”,  ngày 22/3. Tiến sĩ Hồng cho rằng, phụ huynh khi hướng nghiệp cấp 3 cho con rất cần sự tinh tế, đặc biệt không nên có thái độ ép buộc, bởi trẻ thường thích làm ngược lại những gì cha mẹ nói.

Đặc biệt, những phụ huynh muốn con theo nghiệp của mình cần phải khéo léo, như thay vì bảo con học ngành này, ngành kia đi, thì thỉnh thoảng hãy dắt con đi làm cùng, tham gia các hoạt động của bố mẹ, để các bạn thấm dần và thấy thân quen với môi trường đó và đưa ra quyết định một cách tự nguyện.

Tiến sĩ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, trước đây, khi các con đang học cấp một, bà cũng có ý định hướng con theo nghề giáo, nhưng các con đều đồng thanh “mẹ mơ đi, không ai đi theo nghề của mẹ đâu”. Lúc đấy bà cho biết lúc chạnh lòng nhưng thay vì ép buộc, bà chọn cách khéo léo dắt con lên trường, đưa con tham gia các hoạt động của mẹ, các hội thảo… để con thấm đẫm và dần thấy thân thuộc với môi trường xung quanh.

Kết quả, con gái lớn của Tiến sĩ Hồng sau khi hoàn thành bằng cử nhân đã nói bà “muốn học lên thạc sĩ và làm nghề giáo như mẹ”.

Đặt kỳ vọng quá cao so với năng lực của con

Mỗi em học sinh sẽ có từng thế mạnh cũng như năng lực khác nhau. Chính vì vậy cha mẹ không thể đặt kỳ vọng cao so với sức lực của con. Điều này vô hình chung tạo nên áp lực không đáng có cho con trẻ. Với tâm lý chung của các bậc phụ huynh, ai cũng mong muốn con mình giỏi giang, thành đạt. Tuy nhiên không thể vì thế mà ép các con làm quá sức của mình. Thực tế đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi các em học sinh không chịu được áp lực do chính cha mẹ gây ra.

Việc hướng nghiệp cấp 3 cần có sự lắng nghe những nguyện vọng của con từ cha mẹ. Cha mẹ hay thầy cô chỉ là người dẫn đường, chỉ dẫn cho các em những hướng đi tốt nhất, không nên áp đặt, ép buộc lên suy nghĩ của con trẻ

Một số gợi ý ngành nghề cho trẻ phát triển trong tương lai

Ngành Công nghệ thông tin

Với sự bùng nổ công nghệ 4.0 như hiện nay, tương lai sẽ là 5.0 – 6.0 đang đòi hỏi xã hội có những người trẻ trang bị đủ kỹ năng và chuyên môn trong lĩnh vực CNTT góp sức. Do đó, CNTT là ngành học sẽ có tiềm năng phát triển lâu dài trong tương lai.

Lập trình viên là ngành được doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc tích hợp công nghệ để phát triển trong thời đại chuyển đổi số ngày nay. Các nhu cầu từ xây dựng trang web, phát triển ứng dụng di động, đến áp dụng Blockchain và trí tuệ nhân tạo ngày càng gia tăng. Điều này dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là lập trình viên.

Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2023 do TopDev vừa công bố cho thấy, dù lương, tiền thưởng trong ngành công nghệ thông tin (IT) tiếp tục tăng lên vẫn chưa hút đủ nhân lực. Thị trường hiện vẫn thiếu hụt 150.000-200.000 lập trình viên, kỹ sư hằng năm. Hiện nay, số lượng lập trình viên hiện tại của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 530.000 người. Về xu hướng, số sinh viên công nghệ thông tin nhập học mỗi năm vào khoảng 50.000-57.000 người.

Cụ thể, vị trí thực tập sinh trong lĩnh vực IT phần mềm có lương 3-5 triệu đồng/tháng. Với thâm niên 1-3 năm, nhân sự ngành IT phần mềm được trả 15-30 triệu đồng/tháng, còn trên 5 năm kinh nghiệm là 30-50 triệu đồng/tháng. Ở vị trí quản lý, lương của vị trí giám đốc công nghệ tại doanh nghiệp cũng được trả rất cao, dao động trong khoảng 60-142 triệu đồng/tháng.

Hướng nghiệp cấp 3 - Ngành Công nghệ thông tin
Hướng nghiệp cấp 3 – Ngành Công nghệ thông tin

Ngành Y và các ngành chăm sóc sức khỏe

Xã hội phát triển, dân số ngày càng đông đúc nhưng chất lượng cuộc sống giảm, nhiều ô nhiễm và bệnh tật hơn trước. Do đó, ngành Y Dược hay các ngành liên quan đến sức khỏe luôn cần nhân lực hơn hết. Mặt khác, chương trình đào tạo và thực hành của ngành này đòi hỏi nhiều thời gian và khó hơn những ngành khác vì bạn phải làm việc với tính mạng con người, do đó việc khan hiếm nhân lực là điều không thể tránh khỏi.

Hướng nghiệp cấp 3 - Ngành Y và các ngành chăm sóc sức khỏe
Hướng nghiệp cấp 3 – Ngành Y và các ngành chăm sóc sức khỏe

Ngành Marketing

Ngành marketing trong khối kinh tế được đánh giá là ngành có tiềm năng lâu dài, bởi trong thời đại hiện nay, việc bán sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng tốt mà cách quảng bá sản phẩm, chương trình marketing chăm sóc khách hàng cũng là mấu chốt giúp doanh nghiệp tiếp cận được đa dạng người dùng hơn.

Hướng nghiệp cấp 3 - Ngành Marketing
Hướng nghiệp cấp 3 – Ngành Marketing

Ngành thiết kế đồ họa

Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2021, nước ta cần 1.000.000 nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa. Thế nhưng, nguồn nhân lực cho lĩnh vực này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên. Các trường đại học và các trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này.

Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Thiết kế đồ họa với mức lương khởi điểm từ 8-10 triệu/tháng và đối với người có kinh nghiệm từ một đến hai năm là 12-15 triệu/tháng.

Những cơ hội nghề nghiệp dành cho các cử nhân tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa có thể kể đến như sau: chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh, các tòa soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí…

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB,… Hơn nữa, như một đặc thù ưu ái, ngành Thiết kế đồ họa luôn mang lại những cơ hội làm thêm hấp dẫn tại nhà như thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu…

Hướng nghiệp cấp 3 - Ngành thiết kế đồ họa
Hướng nghiệp cấp 3 – Ngành thiết kế đồ họa

Ngành dịch vụ

Nếu trẻ thích di chuyển đây đó, tiếp xúc nhiều người, mở rộng quan hệ thì ngành dịch vụ như: hướng dẫn viên du lịch… sẽ là lựa chọn đúng đắn dành cho các trẻ. Ngành dịch vụ là mang đến cho các trẻ những trải nghiệm sống thú vị như: được ở trong khách sạn sang trọng, khám phá mọi miền đất nước, học hỏi cách làm việc chuyên nghiệp, khám phá văn hóa các quốc gia…

Hướng nghiệp cấp 3 - Ngành dịch vụ
Hướng nghiệp cấp 3 – Ngành dịch vụ

Tham khảo thêm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *