Toàn bộ lộ trình học lập trình web cho người mới bắt đầu

Lộ trình học lập trình web cho người mới bắt đầu là điều vô cùng cần thiết. “Người mới bắt đầu” không chỉ riêng người lớn, mà luôn cả trẻ em, cần phải có một lộ trình học tập đúng đắn. Điều đó giúp họ định hướng được con đường sắp tới, tiến tới những thành công trong lĩnh vực lập trình web. Nếu chưa có lộ trình học tập riêng cho mình, hãy tham khảo với 6 bước học cơ bản trong bài viết dưới đây nhé.

Lập trình web là gì?

Lập trình web là công việc của Web Developer (Lập trình viên web). Đó là nhiệm vụ biến các toàn bộ dữ liệu (Giao diện web tĩnh) từ bộ phận thiết kế web thành hệ thống website hoạt động hoàn chỉnh, cho phép tương tác với CSDL (Cơ sở dữ liệu) và người dùng thông qua ngôn ngữ máy tính.

lap-trinh-web-la-gi
Lập trình web là công việc của lập trình viên web

Lộ trình học lập trình web cho người mới bắt đầu

Sau đây là 6 bước trong lộ trình học lập trình web cho người mới bắt đầu mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Tìm hiểu những kiến thức nền tảng cơ bản

Khi bắt đầu học lập trình web, bước đầu tiên quan trọng là tìm hiểu và nắm vững những kiến thức nền tảng cơ bản. Đây là giai đoạn đầu tiên để hiểu về cách hoạt động của một website và hình dung quá trình vận hành của nó. Tìm hiểu về những kiến thức cơ bản, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành và chuẩn bị cho những bước tiến sau này.

Bạn có thể quan tâm

Để trở thành một lập trình viên trong tương lai trẻ cần chuẩn bị những gì

Bước 2: Kiến thức cơ bản về HTML, JavaScript, CSS

Trong bước này, học lập trình web, bạn sẽ tiếp tục tập trung vào việc nắm vững kiến thức cơ bản về HTML, JavaScript và CSS. 

​​HTML và CSS sẽ giúp bạn tạo nên giao diện người dùng cho trang web, từ các nút lệnh cho đến việc đăng tải hình ảnh, đoạn video,…. 

Còn JavaScript cho phép bạn xử lý vấn đề liên quan đến diễn hoạt (animation), những hoạt động front-end của trang web. Chẳng hạn như khi click vào nút này thì sẽ chuyển tiếp qua cái gì.

Nếu bạn đang phân vân giữa việc học JavaScript hoặc HTML/CSS trước, tôi khuyên bạn nên bắt đầu từ JavaScript. Tuy nhiên, đồng thời bạn cũng cần hiểu cơ bản về HTML và CSS để có thể tạo ra những giao diện đơn giản ban đầu.

Hãy hình dung HTML có vai trò như một khung xương, còn CSS giúp tạo ra “da”, “thịt” và “quần áo” cho khung xương này. Nhưng nếu muốn cơ thể này hoạt động bình thường thì phải cần đến hệ tuần hoàn máu, thần kinh, hô hấp… Và JavaScript sẽ làm được điều này. Do đó, nếu không có JavaScript thì những yếu tố kia sẽ trở nên vô nghĩa.

Khi đã nắm được kiến thức nền tảng về JavaScript, bạn có thể tiến tới học HTML và CSS nâng cao để xây dựng những giao diện hoành tráng và chuyên nghiệp hơn. 

Bước 3: Kỹ năng về Front-end cơ bản

Bước 3 trong lộ trình học lập trình web là giai đoạn tập trung vào việc xây dựng những kỹ năng và kiến thức chuyên sâu hơn, đồng thời giúp tạo ra một website hoàn hảo hơn và thuận lợi hơn trong quá trình phát triển.

Tại bước này, bạn có thể tập trung tìm hiểu kỹ hơn về Thiết kế đáp ứng (Responsive Design), Công cụ xây dựng web (Build tools), và Hệ thống quản lý mã nguồn (Source Control). Các kiến thức này sẽ giúp bạn xây dựng và quản lý các trang web chất lượng cao trong tương lai.

  • Responsive Design (Thiết kế đáp ứng): Giúp trang web của bạn thích nghi một cách tối ưu trên mọi thiết bị và môi trường của người dùng theo tiêu chí kích thước, chiều ngang/ dọc màn hình của các thiết bị.
  • Build tools (Công cụ xây dựng web): Các công cụ như Grunt, Gulp và WebPack sẽ giúp tự động hóa và kiểm tra lỗi trong quá trình phát triển trang web. 
  • Source Control (Hệ thống quản lý mã nguồn): Đây là một hệ thống quan trọng trong việc lưu trữ các thay đổi của mã nguồn. Git và Team Foundation Server (TFS) là hai loại source control phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các công ty để theo dõi và quản lý sự thay đổi của mã nguồn.
lo-trinh-hoc-lap-trinh-web-cho-nguoi-moi-bat-dau
lộ trình học lập trình web cho người mới bắt đầu

Bước 4: Tìm hiểu Front–end Framework

Bước 4 trong lộ trình học lập trình web là tìm hiểu về Front-end Framework. Framework chính là những mã nguồn được viết sẵn, hình thành một khung hoặc thư viện lập trình. 

Có một số Front-end Framework phổ biến hiện nay như Vue, React và AngularJS. Bạn có thể bắt đầu làm quen với Vue và React trước, vì chúng đơn giản và dễ viết hơn, đồng thời cung cấp khả năng linh hoạt cao. Nếu bạn đã có kinh nghiệm, AngularJS sẽ là một lựa chọn tiếp theo với khả năng tổng hợp nhiều tính năng, giúp bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình lập trình. Việc hiểu và sử dụng các Front-end Framework phổ biến sẽ trở thành một thế mạnh nổi trội khi bạn xin việc tại các công ty công nghệ.

Ngoài ra, một công cụ không thể thiếu mà bạn nên học là Chrome DevTools. Đây là một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong quá trình viết code và gỡ lỗi. Khi biết sử dụng DevTools, bạn có thể coding nhanh chóng và khi gặp lỗi, cũng có thể dễ dàng và nhanh chóng sửa chữa.

Bước 5: Kỹ năng về Back-end

Nếu bạn hướng đến việc trở thành lập trình viên Full-Stack, thì kiến thức về Back-end là không thể thiếu. Tương tự như Front-end, bạn có thể bắt đầu từ việc học các ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, khác với Front-end, ở Back-end bạn sẽ có nhiều lựa chọn ngôn ngữ hơn. Các ngôn ngữ phổ biến được sử dụng bởi các lập trình viên Việt Nam bao gồm PHP, Java và C#. Một số ngôn ngữ khác như Ruby, Python,… cũng được sử dụng, nhưng ít phổ biến hơn.

Dù bạn học ngôn ngữ nào, để lập trình Back-end, bạn cần nắm vững những kiến thức sau:

  • Cú pháp câu lệnh (Syntax): Nắm vững cách viết ngôn ngữ và API dựa trên ngôn ngữ đó.
  • Thư viện: Chẳng hạn xử lý ngày tháng sử dụng thư viện nào hay database thì sử dụng thư viện nào
  • Package manager: Sử dụng các package manager để quản lý và lưu trữ các thư viện, giúp dễ dàng tải và cài đặt khi cần thiết.
  • Các Framework: Nắm vững các Framework phù hợp với ngôn ngữ lập trình mà bạn học, ví dụ: ASP.NET cho C# và Spring cho Java.
  • Testing: Kiểm thử khả năng sử dụng của website sau khi code xong bằng cách sử dụng các thư viện kiểm thử phù hợp.

Bước 6: Hiểu biết về server và triển khai cơ bản

Server là một máy tính kết nối với internet hoặc mạng máy tính, có địa chỉ IP tĩnh và có khả năng xử lý cao. Nó được cài đặt với phần mềm để phục vụ các máy tính khác truy cập và cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Deploy trong lĩnh vực phần mềm là quá trình triển khai sử dụng phần mềm. Điều này giúp hoàn thiện ứng dụng trong môi trường sử dụng thực tế.

Để cấu hình server và triển khai tốt, bạn có thể sử dụng giao thức vận chuyển tệp và dữ liệu lên, xuống một server. Phổ biến nhất là sử dụng các giao thức FTP hoặc SFTP. Những giao thức này giúp bạn tiếp cận và quản lý việc lập trình một cách đơn giản và thuận tiện hơn.

Phụ huynh có thể tham khảo Top khóa học lập trình website cho trẻ em tại TpHCM được quan tâm nhất tại FAS

Một số kỹ năng khác cần có cho việc học lập trình web

Kỹ năng phát triển cái đang học

Để trở thành một lập trình viên web thành thạo, việc học kiến thức nền tảng về công nghệ và lập trình là cực kỳ quan trọng. Nắm vững những kiến thức cơ bản và làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghệ, các xu hướng và phần mềm mới liên tục xuất hiện, và để không bị tụt hậu, một lập trình viên phải phát triển những cái đang học và  liên tục cập nhật kiến thức mới.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là yếu tố quan trọng đối với lập trình viên web. Bạn sẽ không chỉ trao đổi thông tin với các nhà phát triển web và nhà thiết kế web mà còn phải liên hệ với các nhóm khác như nhóm marketing, bán hàng hoặc tương tác trực tiếp với khách hàng.

Dù là làm việc từ xa hay trực tiếp trong nhóm, sự cộng tác và giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và các bên liên quan là chìa khóa để đạt được thành công. Một nhà phát triển web xuất sắc cũng là người biết lắng nghe và thấu hiểu. Họ sẽ phải tìm hiểu và hiểu rõ những gì khách hàng và người dùng thực sự muốn, từ đó tạo ra những trang web hữu ích và đáp ứng mục tiêu một cách tốt nhất. Kỹ năng giao tiếp và sự hiểu biết đối tượng sẽ giúp bạn xây dựng những sản phẩm chất lượng và đáp ứng yêu cầu đa dạng của người dùng. 

ky-nang-can-co-khi-hoc-lap-trinh-web
Cần có một số kỹ năng cơ bản để phục vụ cho việc học tập

Kỹ năng học hỏi

Kỹ năng học hỏi là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc học lập trình web. Lĩnh vực công nghệ là một ngành đầy năng động, luôn tiến hành sự phát triển và thay đổi không ngừng. Điều này đòi hỏi lập trình viên phải luôn cập nhật và học hỏi những công nghệ mới để không bị tụt lại phía sau, đặc biệt khi có sự cạnh tranh từ thế hệ trẻ hơn.

Trong lập trình web, không có giáo trình nào có thể cung cấp đầy đủ kiến thức vì lĩnh vực này thường xuyên xuất hiện những điều mới mẻ. Để thành công, bạn cần khả năng tự tìm tòi và học hỏi. Xã hội 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, vì vậy một lập trình viên chuyên nghiệp phải linh hoạt và nhạy bén trong việc tiếp nhận và ứng dụng những thay đổi công nghệ.

Không chỉ đòi hỏi kiến thức nền tảng, mà còn yêu cầu khả năng chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. Bằng việc luôn cập nhật và tìm hiểu những xu hướng mới, bạn có thể trở thành một lập trình viên web xuất sắc và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường và công việc.

* Lưu ý: có rất nhiều cộng đồng lập trình tại Việt Nam và thế giới để mọi “dân code” có thể giao lưu học hỏi, tự phát triển bản thân. Việt Nam thì có Saigon.rb, JavaScript Ho Chi Minh City, Xhackers Vietnam, DDTH, cộng đồng C Việt…. còn thế giới thì đã quá nổi tiếng với StackOverflow, Quora, Reddit, StackExchange, CodeProject, CodeRanch… (bạn phải có vốn ngoại ngữ kha khá thì mới tham gia được nhé)

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Là lập trình viên web, bạn sẽ thường xuyên phải giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xử lý dữ liệu và chương trình. Kỹ năng phân tích và tư duy logic sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra các giải pháp hiệu quả và xử lý các tình huống phức tạp một cách chuyên nghiệp.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ lộ trình học lập trình web cho người mới bắt đầu. Ngay cả trẻ em, nếu muốn trở thành lập trình viên website chuyên nghiệp, phải có một lộ trình học tập bài bản đúng đắn được vạch ra từ đầu. Điều đó đòi hỏi ở nhà trường hoặc các trung tâm đào tạo phải có chiến lược đúng đắn, nhằm xây nên những viên gạch đầu tiên cho các em.

Khóa học lập trình web cho trẻ em tại FAS không chỉ mang đến cho các em những kiến thức cơ bản về lập trình web mà còn giúp các em phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. Những bước đầu tiên trong lập trình web sẽ là cơ hội để các bạn trẻ khám phá và phát huy tiềm năng của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *