Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi là điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nên hành động từ sớm để trang bị các kỹ năng sống quan trọng cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ học cấp tự lập trong mọi vấn đề, từ đó tự tin hơn trong cuộc sống. Nắm được các phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi dưới đây sẽ giúp việc dạy dỗ trẻ được hiệu quả hơn, phát huy tối đa năng lực của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Qua bài viết trên, FPT AfterSchool sẽ chia sẻ cách dạy kỹ năng sống phù hợp nhất với trẻ, giúp trẻ phát triển đúng cách.
Vì sao cần phải dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi
Độ tuổi lên 3-6 là giai đoạn vàng để cha mẹ trang bị cho trẻ những kỹ năng đầu đời, hình thành nhận thức đúng đắn ở trẻ. Vì ở giai đoạn non nớt này, trẻ em như một trang giấy trắng, chúng chưa nhận thức được các hành vi mình nên làm và không nên làm.
Những gì trẻ biểu hiện ra bên ngoài ở lứa tuổi này là tất cả những thứ chúng học được từ người lớn xung quanh. Vì thế mà tương lai của trẻ có được phát triển đúng hướng hay không chịu ảnh hưởng rất lớn từ những gì trẻ được dạy ở giai đoạn này.
Nếu trong những năm tháng lên 3-6 tuổi, cha mẹ không quan tâm và dạy dỗ đúng cách, trẻ sẽ không nhận thức được hành vi của mình, dễ hình thành những thói quen xấu. Nếu không được sửa đổi từ sớm, những thói quen này sẽ dần trở thành tính cách của trẻ và khó có thể thay đổi trong tương lai.
Do đó, khi trẻ bước vào độ tuổi lên mẹ, bậc phụ huynh cần biết nắm bắt thời điểm này để dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi. Nhờ đó, trang bị cho trẻ những hành trang ý nghĩa, giúp trẻ có thể phát triển đúng hướng, trở thành một con người có tố chất và tài năng.
Xem thêm
Những kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi quan trọng nhất
Việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ ngay từ giai đoạn ấu thơ rất quan trọng nhưng nhiều cha mẹ vẫn không biết cách làm sao để có dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi được hiệu quả.
Dưới đây là những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi hay nhất được chia sẻ từ các chuyên gia.
Cần thiết dạy cho trẻ biết hòa đúng và cư xử đúng mực
Dạy cho trẻ lễ phép là bước đầu tiên trong quá trình kỹ năng sống cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó tự điều chỉnh cách cư xử với mọi người xung quanh.
Cha mẹ nên không nên sẵn sàng đáp ứng mọi mong muốn của và cần dạy cho trẻ luôn biết nói “cảm ơn” và xin lỗi trong mọi trường hợp. Nhờ đó, trẻ sẽ biết cách ứng xử phù hợp và trở nên dễ thương, đáng yêu trong mắt mọi người xung quanh.
Ở độ tuổi lên 3-6, đôi khi trẻ sẽ không làm chủ được hành động và có thể muốn mọi thứ phải theo ý mình, điển hình là việc tranh giành đồ chơi của bạn. Lúc này, cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu và học cách chia sẻ, hòa đồng với bạn bè đồng trang lứa. Đây cũng nền tảng tốt để trẻ dễ dàng thích ứng trong một cộng đồng nhất định và dễ dàng tham gia làm việc nhóm trong tương lai.
Phụ huynh cần dạy con trẻ biết giúp đỡ mọi người xung quanh
Một đứa trẻ giàu lòng yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ mọi người luôn ghi được điểm trong mắt người khác và nhận được nhiều tình yêu thương. Do đó, phụ huynh hãy dạy con biết yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh ngay từ sớm qua những hành động ý nghĩa như: giúp đỡ bạn bè chung lớp, nhường chỗ cho người già trên các phương tiện công cộng,…
Cần dạy trẻ 3-6 tuổi biết kiểm soát cảm xúc của mình
Lứa tuổi lên 3-6 được xem là giai đoạn khủng hoảng của trẻ, chúng không thể làm chủ cảm xúc của mình. Những biểu hiện thường gặp ở trẻ lứa tuổi này là khóc lóc, dễ mất bình tĩnh, la lối,…. Do đó, khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi, cha mẹ không thể bỏ qua kỹ năng tự kiểm soát cảm xúc của trẻ.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu không thể kiểm soát được tâm trạng, cha mẹ không nên nóng giận mà ngược lại cần bình tĩnh, kiên nhẫn giải thích cho trẻ. Qua đó, có thể giúp trẻ nhận thức được hành vi của mình, biết cách ứng xử đúng trong mọi trường hợp và làm chủ được các cảm xúc nóng giận của mình.
Trang bị cho trẻ kiến thức về môi trường và động vật xung quanh
Khi trẻ còn đang trong giai đoạn hình thành nhận thức và hành vi của mình, cha mẹ hãy cố gắng tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được gần gũi với các loài động vật xung quanh. Từ đó, giúp trẻ phát triển tình cảm thân thiết và trân trọng những sự vật này hơn.
Bên cạnh đó, khi dạy kỹ năng sống cho trẻ lên 3, cha mẹ cũng nên giúp trẻ ý thức được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với sự sống của con người. Điều này sẽ giúp bồi dưỡng nhận thức, giúp trẻ biết trân quý và bảo vệ môi trường tự nhiên hơn như: phân loại rác thải, vứt rác đúng nơi quy định,… Những điều tưởng chừng nhỏ bé này đã góp phần nâng niu tâm hồn con trẻ trong những năm tháng đầu đời.
Dạy trẻ khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi các sự đe dọa
Chắc chắn trong quá trình lớn khôn, sẽ có những giai đoạn buộc trẻ phải rời xa sự bảo vệ của cha mẹ, người thân. Do đó, trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân là hoàn toàn đúng đắn, điều này sẽ giúp trẻ tránh gặp nguy hiểm khi rơi vào các tình thế cấp bách.
Bằng những cách đơn giản như cho con học thuộc số điện thoại, dạy con đường về nhà hay cho con biết các số điện thoại gọi khẩn cấp,… cha mẹ sẽ giúp con được an toàn hơn trong quá trình trưởng thành của mình. Đây là kỹ năng sống đặc biệt quan trọng mà cha mẹ không nên bỏ qua khi nuôi dạy trẻ.
Giúp trẻ nhận thức đúng về giá trị đồng tiền
Nếu có cơ hội, phụ huynh hãy cố gắng giảng giải dễ hiểu cho trẻ về giá trị của đồng tiền và cho trẻ biết làm ra tiền không phải điều dễ dàng. Cách dạy này sẽ giúp trẻ biết quý trọng đồng tiền và hình thành thói quen chi tiêu tiết kiệm, giảm thiểu tình trạng đòi bánh kẹo hay đồ chơi vô lý. Biết tiết kiệm ngay từ nhỏ cũng sẽ giúp trẻ xác lập được thói quen chi tiêu tốt trong tương lai, có một cuộc sống sung túc và đủ đầy hơn.
Cho trẻ hiểu giá trị của tiền bạc từ sớm sẽ giúp trẻ biết quản lý chi tiêu của mình
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi mà FPT AfterSchool muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh. Nếu được trang bị được những kỹ năng sống cần thiết ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em sẽ phát triển toàn diện về thể chất và tư duy, giúp trẻ hình thành lối sống lành mạnh, đúng mục. Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ em, do đó cần hết mực quan tâm để nuôi dạy trẻ được tốt nhất.