“Nghiện TikTok” ở trẻ – Nguy cơ và 4 giải pháp từ chuyên gia

Nghiện TikTok

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, TikTok là một trong những nền tảng mạng xã hội được ưa chuộng nhất, đặc biệt là đối với giới trẻ. Nó cung cấp cho người dùng những video ngắn, thú vị và dễ thương, với đa dạng nội dung từ hài hước, giải trí cho đến kiến thức và văn hóa. TikTok có nhiều tính năng hấp dẫn và độc đáo, như là xem video liên tục mà không giới hạn, việc người dùng dành nhiều thời gian trên ứng dụng này dễ dàng trở thành một thói quen đối với trẻ em.

Hơn nữa, TikTok cũng cho phép người dùng thực hiện những thử thách và tham gia các thị hiếu, giúp tạo ra một cảm giác thoải mái, thú vị và sự thu hút đối với trẻ em. Tuy nhiên, sự lạm dụng và quá mức sử dụng TikTok có thể dẫn đến trẻ nghiện TikTok và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ, chẳng hạn như làm giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tinh thần chung.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng quá nhiều TikTok có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và thể chất của trẻ em. Vì vậy, đây là một chủ đề cần được cha mẹ quan tâm và tìm hiểu kỹ để giúp con em mình sử dụng TikTok một cách lành mạnh và bảo vệ sức khỏe của con.

Chứng “nghiện TikTok” ở trẻ.

Con gái học lớp 7 của chị Dung bắt đầu có dấu hiệu bất thường về tâm lý sau thời gian thu mình trong phòng, chủ yếu để lướt TikTok. “Thời gian gần đây con gái tôi thường ở lì trong phòng, không xuống sân chơi với bạn bè. Có hôm cháu xem TikTok đến tận khuya, bố mẹ phải tịch thu điện thoại mới chịu đi ngủ”, chị Hoàng Dung (TP HCM) kể.

Theo chị Hoàng Dung, do con phải học trực tuyến trong khi chị vẫn đi làm, nên mới cho con dùng smartphone. “Lúc dịch căng thẳng, thấy con hạn chế ra ngoài cũng tốt nên tôi không nghiêm khắc việc cháu lướt mạng xã hội. Đến khi phát hiện con có một số dấu hiệu bất thường, cả nhà mới bắt đầu hoang mang”, chị cho biết.

Nghiên cứu đã xem xét 354 sinh viên đại học, trong đó, có 173 người đang sử dụng TikTok và cho thấy, có một số chủ đề phổ biến khi nói đến chứng nghiện TikTok. Tình trạng này liên quan đến việc xem xét cách trẻ cư xử khi không được sử dụng nền tảng này. Cụ thể, khi không được sử dụng TikTok, trẻ em và thanh, thiếu niên có cảm giác trở nên lo lắng, cáu kỉnh, hoặc buồn bã.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố, những ứng dụng như TikTok và nền tảng truyền thông xã hội khác, có thể kết nối tuyệt vời và cho phép người dùng thể hiện bản thân. Song, những nền tảng này không giúp đỡ những đứa trẻ đang cảm thấy cô đơn hoặc có vấn đề về lòng tự trọng. Chúng thường được sử dụng như một cách để người dùng thoát khỏi thế giới thực.

Trẻ cũng có thể sử dụng những nền tảng này như một cách để đối phó với những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Vấn đề duy nhất là thế giới vẫn đang chờ đợi khi trẻ đóng ứng dụng. Tuy nhiên, vì muốn nhận được cảm giác tương tự khi sử dụng ứng dụng, trẻ có nguy cơ nghiện dùng nền tảng đó.

Nguyên nhân dẫn đến sự nghiện TikTok ở trẻ.

Không khó để nhận thấy những xu hướng phổ biến và được lan truyền nhiều nhất trên TikTok chính là những nội dung có thể mang đến nhiều yếu tố kích thích về mặt cảm xúc nhất. Việc mải mê chạy theo những trào lưu, xu hướng (trend) trên TikTok khiến không ít người dùng trẻ tìm kiếm sự thỏa mãn trên mạng xã hội này, dần ảo tưởng về chính mình và bất chấp tất cả, thậm chí là sức khỏe, tính mạng để “câu” view, tăng tương tác. Thực trạng này từng được nhiều chuyên gia cảnh báo kể từ khi TikTok chính thức lấn sân thành nền tảng thu hút hàng đầu của giới trẻ.

Sự lan tỏa quá nhanh của TikTok lại như con dao hai lưỡi với không ít người dùng. Mặc dù mạng xã hội có những quy định về nội dung và thực hiện việc kiểm duyệt hàng triệu video vi phạm nhưng những trào lưu độc hại hoặc thông tin mang tính kích động bạo lực, khiêu dâm, tự gây hại… vẫn xuất hiện tràn lan mà TikTok không thể kiểm soát.

Và các trào lưu trên TikTok ở Việt Nam cũng độc hại không kém so với các nước trên thế giới như “giả làm người thân trêu đùa trẻ em”, “hướng nghiệp, chọn ngành học”, “săn mây trên máy bay”, “đúng nhận, sai cải”, “Hé lô bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn” và hàng trăm trào lưu phản cảm khác.

"Nghiện TikTok"
Trào lưu tư vấn chọn chuyên ngành đại học trên TikTok.
"Nghiện TikTok"
Câu nói “hé lô bà già nghèo khổ…” từ nội dung tiêu cực đang được một số người “biến” thành câu cửa miệng.

Xem thêm: Bắt trend ‘hé lô bà già nghèo khổ…’: Đùa vui hay ‘câu view’ phản cảm?

Sau vụ việc trên câu nói “hé lô bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn” trở thành câu nói cửa miệng của một bộ phận người trẻ. Thậm chí họ “bắt trend” bằng cách lồng nó vào những video khắp nền tảng mạng xã hội.
Có thể thấy đối tượng sử dụng mạng xã hội TikTok đa phần là những người trẻ, trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhận thức, dễ bị thu hút bởi những nội dung mới, lạ, độc, thậm chí là quái gở, phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Với thuật toán của TikTok, video càng thu hút nhiều người xem, những nội dung này lại càng được đề xuất, lên xu hướng, rồi nghiễm nhiên trở thành trào lưu. Từ đây, giới trẻ lại tiếp thu và làm theo, đu theo xu hướng một cách mù quáng khiến cho những trào lưu vô thưởng vô phạt, thậm chí độc hại có cơ hội phổ biến nhiều hơn. Hậu quả là có không ít trẻ em là nạn nhân “nhiễm độc” thụ động từ chính những trào lưu độc hại, gây nghiện TikTok. 

Thuật toán gây “nghiện TikTok”.

Hiện tại, TikTok đang là mạng xã hội tăng trưởng người dùng nhanh nhất hiện nay và đã cán mốc hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng. TikTok chỉ xếp sau Facebook về số người dùng hàng tháng trên các nền tảng trực tuyến. Thậm chí, TikTok đã vượt qua Google để trở thành tên miền có lượng truy cập nhiều nhất thế giới từ năm 2021.

Bằng thuật toán đề xuất “kỳ diệu” của TikTok người dùng vô thức lướt qua hết video này đến video khác mà không thể ngừng lại, thậm chí nó còn có khả năng “huấn luyện” bộ não chúng ta thực hiện hành động này. Không phải ai cũng có ý thức đủ mạnh để thoát khỏi vòng lặp này. Thuật toán gây nghiện TikTok, khiến bạn không thể rời mắt khỏi màn hình điện thoại và để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa.

Thuật toán đề xuất của TikTok hiện tại thông minh đến mức không chỉ biết bạn đang muốn xem gì, mà còn biết rằng bạn sẽ muốn tìm kiếm và xem những gì tiếp theo. Điều này tương tự như việc bạn đang chơi cờ với TikTok và ứng dụng này dự đoán trước khoảng 10 nước đi tiếp theo của bạn.

Hầu hết người dùng đều có nhận xét rằng khi sử dụng TikTok họ không thể rời mắt khỏi nó và thời gian cứ thế trôi đi. Đến một lúc nào đó người dùng sẽ dừng lại khi các video không còn đủ hấp dẫn như thể TikTok muốn bạn được nghỉ ngơi sau vài giờ “làm việc” quá sức.

Nhờ cơ chế hiển thị video gây “nghiện TikTok” trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất năm 2021 trên hai kho ứng dụng App Store và Google Play theo thống kê của Sensor Tower. Tính đến tháng 7/2021, TikTok cũng được tải xuống hơn ba tỷ lần – cột mốc chỉ Facebook đạt được trước đó.

Hậu quả của việc “nghiện TikTok”:

"Nghiện TikTok"
Trẻ đang được chữa trị bởi bác sĩ tâm lý.

“Mục đích ban đầu là dùng điện thoại để học online, bé gái lớp một ở Hà Nội dần tiếp cận

với các ứng dụng mạng xã hội và bị “nghiện TikTok” lúc nào không hay.”

Theo lời kể của gia đình, ban đầu, bé gái chỉ xem TikTok và nhờ bố mẹ quay lại các video bắt chước theo “thần tượng” trên mạng. Thấy con bắt chước theo các bài hát trên mạng và nhiều người xem, bé cũng rất hứng thú nên chỉ xem đây là một hoạt động giải trí sau giờ học cho bé, không hề cấm cản.

Tuy nhiên, sau một thời gian, bé gái xuất hiện tình trạng bỏ bê học hành, hầu như thời gian rảnh chỉ dán mắt vào TikTok, thậm chí là tự quay các video để đăng tải mà không cần gia đình trợ giúp. Khi gia đình nhắc nhở, cháu bé lại tự khóa mình trong phòng. Đây là một trong nhiều trường hợp trẻ em, học sinh có dấu hiệu “nghiện TikTok”, mà TS.BS Trần Thị Hồng Thu – Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) tiếp nhận điều trị trong thời gian vừa qua.

TS Thu cho biết, nghiện TikTok nói riêng và nghiện mạng xã hội nói chung khiến con người bị cuốn vào “thế giới ảo” dẫn đến việc hạn chế những kỹ năng khác. “Với người trưởng thành, việc nghiện mạng xã hội, nghiện game có thể dẫn đến tình trạng bỏ bê công việc, thậm chí quên ăn, quên ngủ. Với học sinh, dấu hiệu dễ nhận thấy là trẻ bỏ bê học hành, thiếu tập trung”, TS Thu phân tích.

Chuyên gia này cũng lưu ý rằng, việc trẻ nghiện TikTok có thể ảnh hưởng đến nhận thức, cũng như sự phát triển tâm sinh lý, dẫn đến những hậu quả lâu dài về sau. Và theo Tiến sĩ Donald Gilbert, chuyên gia thần kinh học tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati (Mỹ), cho biết trên WSJ rằng trung bình cứ tám đứa trẻ đến khám tại đây năm ngoái có một mắc chứng rối loạn vận động.

Một nửa trẻ em nghiện TikTok đã phục hồi hoàn toàn sau điều trị, trong đó có cả liệu pháp tránh xa TikTok. Các bác sĩ tin rằng những video TikTok không chỉ liên quan đến hội chứng rối loạn vận động mà còn dẫn đến hội chứng rối loạn ăn uống khi tràn lan các video về chế độ ăn kiêng khắc nghiệt.

Theo các chuyên gia tâm lý, nếu trẻ nghiện TikTok trong một thời gian dài và sẽ liên tục xem phải các nội dung có khả năng tác động mạnh mẽ vào tâm lý của người xem, đặc biệt là trẻ em. Những nội dung trong các video này có thể tác động vào thế giới quan cũng như nhận thức của người xem. Khi các hình ảnh và lời nói được lặp đi lặp lại trong đầu, người xem sẽ có xu hướng chấp nhận điều đó, dù có là không đúng với chuẩn mực. Người trẻ thiếu năng lực thông tin, cũng như kiến thức về mặt bảo vệ sức khỏe nên rất dễ bắt chước theo.

Cách giúp trẻ thoát khỏi sự nghiện TikTok?

Theo các chuyên gia, một số cách để phụ huynh có thể quản lý, giám sát được con em để giảm dần tình trạng “nghiện TikTok” ở trẻ:

  • Hạn chế thời gian sử dụng: Cha mẹ có thể đồng ý cho trẻ sử dụng TikTok như một phần thưởng. Khi học tập chăm chỉ, đạt kết quả tốt, hoàn thành việc nhà, trẻ sẽ có thể chơi và sử dụng TikTok trong một khoảng thời gian phù hợp. Khi đó, cha mẹ có thể cân nhắc xây dựng lộ trình giảm dần thời gian sử dụng TikTok. Nhờ vậy, tránh tình trạng trẻ sử dụng phần thưởng trong thời gian quá lâu.
  • Đưa ra nguyên tắc sử dụng: Nguyên tắc cộng đồng được nhà phát hành cung cấp nhằm đưa ra cái nhìn sâu sắc về ứng dụng. Bạn hãy giải thích cho con về các quy định để bé hiểu rõ hơn về những gì mà con có thể và không thể chia sẻ trên nền tảng này.
  • Chuyển sang chế độ cá nhân: Mặc định ban đầu của tài khoản TikTok thường là ở chế độ công khai, nghĩa là nội dung mà con đăng có thể được tất cả mọi người xem. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi cài đặt này thành “Riêng tư”. Tính năng này cho phép bạn quản lý những người theo dõi, bình luận hoặc thích bài viết. Để tìm hiểu thêm về tính năng kiểm soát hành động của trẻ để giúp trẻ không bị “nghiện TikTok” cha mẹ có thể đọc thêm bài viết TẠI ĐÂY.
  • Dạy con về bắt nạt trên mạng xã hội: Nền tảng mạng xã hội là nơi mà mọi người có thể tiếp xúc với con bạn. Một số có thể để lại những bình luận gây tổn thương hoặc lời lẽ xúc phạm gây ảnh hưởng đến tâm trí con bạn. Do vậy, hãy thảo luận với con về vấn đề bắt nạt trên mạng xã hội và hướng dẫn con những điều cần làm khi gặp phải tình huống tương tự.

Nhiều vị phụ huynh khi thấy con nghiện TikTok ngay lập tức áp dụng các “biện pháp mạnh” như cấm hẳn con dùng thiết bị điện tử, quát mắng, thậm chí là đòn roi. Tuy nhiên, đây là cách làm “lợi bất cập hại”.

Các bậc phụ huynh nên giáo dục và đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn trẻ đang phát triển. Vì nếu trẻ cứ mãi mê lướt TikTok mà không quan tâm đến học hành thì sẽ có nhiều tác hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ có thể sẽ bị lạc lõng trong việc quản lý thời gian và bị gián đoạn trong quá trình học tập, vì họ dành quá nhiều thời gian cho việc giải trí trên TikTok thay vì tập trung vào các hoạt động học tập. Điều này có thể dẫn đến kém cỏi về kết quả học tập, giảm khả năng đạt được mục tiêu học tập của trẻ.

Ngoài ra, việc sử dụng quá thời gian cho phép có thể gây “nghiện TikTok” và dẫn đến các tác hại cho sức khỏe của trẻ, như tình trạng mỏi mắt, đau đầu, mất ngủ, và khó tập trung. Bên cạnh đó, trẻ có thể trở nên tự ti vì so sánh bản thân với những người nổi tiếng trên TikTok, khiến cho tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng.

Và con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Điều này cũng dễ hiểu bởi những hành động, cử chỉ, lời nói hàng ngày của người lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về cả trí tuệ, phẩm chất đạo đức, lối sống, lối tư duy của trẻ. Trong thời đại 4.0, không thể phủ nhận công nghệ hỗ trợ các em rất nhiều trong học tập, giải trí và kết nối với mọi người.

Vì vậy cha mẹ cũng cần sắp xếp cho trẻ nhịp sinh hoạt đan xen giữa tĩnh và động. Tăng cường hoạt động ngoài trời, hạn chế tối đa tiếp xúc với những món đồ công nghệ khi có thể, để cuộc sống xung quanh trẻ trở nên có ý nghĩa và thú vị hơn là nghiện TikTok. Sự thay đổi của nhu cầu giải trí của trẻ em trong thời đại số và sự đồng hành của cha mẹ ở thời điểm trẻ đang phát triển là rất quan trọng. Vì nghịch lý luôn là: Khi cha mẹ bắt đầu đi làm và kiếm tiền, đó là lúc TikTok có thể xâm chiếm tâm hồn con nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *