Thời điểm vàng nên cho bắt đầu cho con học thiết đồ họa

Tư duy thiết kế

Các trang mạng xã hội như Facebook, Tik tok, Instagram,.. có thể đã quá quen thuộc với các bậc phụ huynh. Mỗi khi cần tìm kiếm thông tin, phụ huynh cũng có thể dễ dàng sử dụng được các website như Google, Cốc Cốc,.. để tìm kiếm các video, hình ảnh. Đó là các kênh truyền thông đang được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Để có thể tạo ra những tấm hình đẹp trên các trang Internet như hiện nay thì đều cần có bàn tay tài năng của các Graphic Designer hay gọi bằng cái tên khác là Thiết kế đồ họa.

Các ứng dụng mạng xã hội
Các ứng dụng mạng xã hội

Các kênh truyền thông đa phương tiện từ truyền thống đến trực tuyến ngày nay đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng mạnh đến đời sống và tinh thần của chúng ta hàng ngày. Các công việc liên quan đến Thiết kế đồ họa là một công việc HOT đang được nhiều doanh nghiệp săn đón. Những chủ doanh nghiệp luôn trọng dụng, luôn tìm kiếm những họa sĩ đồ họa tài năng. Có thể thấy ngành đồ họa đang ngày càng phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Do đó việc cho con tiếp xúc với đồ họa từ sớm sẽ giúp con dễ dàng hơn cho chặng đường nghề nghiệp sau này.

I. Trẻ em có thể học học thiết kế đồ họa không?

Các nhà khoa học tại Đại học Oxford, Anh, tìm thấy người lớn học khó khăn hơn trẻ em bởi bộ não của họ lưu trữ thông tin theo một cách khác. Các chuyên gia cho biết não người trẻ có thể tiếp thu thứ mới nhanh hơn, nhưng não người già lại lưu trữ thông tin một cách hiệu quả hơn.

Bộ nhớ của trẻ em càng được phát triển sớm thì trẻ càng có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin tốt hơn. Trẻ em sử dụng hình thức tư duy ghi nhớ khác với người lớn, gọi là phương pháp quy nạp dựa trên sự tương đồng. Trong khi đó người lớn sẽ sử dụng phương pháp quy nạp dựa trên sự phân loại.

Sự khác biệt giữa cách ghi nhớ của người lớn và trẻ em.
Sự khác biệt giữa cách ghi nhớ của người lớn và trẻ em.

Nhiều phụ huynh vẫn còn suy nghĩ rằng các chương trình trong khóa học đồ họa sẽ rất phức tạp, sử dụng từ ngữ bằng tiếng anh khiến cho trẻ không thể theo kịp bài và chương trình đồ họa chỉ phù hợp cho sinh viên trở lên. Đây hoàn toàn không thực sự đúng vì ở các nước phát triển hiện nay đều chú trọng đào tạo cho trẻ các kiến thức đồ họa ngay từ bé thậm chí là cấp tiểu học. Việc học đồ họa kèm với học mỹ thuật tại trường sẽ giúp cho trẻ có thêm khả năng tư duy và thiết kế.

Hiện nay thậm chí có các bé từ 11 tuổi đã có thể sử dụng các phần mềm photoshop thông dụng như Adobe Photoshop để tự chỉnh ảnh, cắt ghép các nhân vật cơ bản. Độ tuổi từ 11 tuổi đến dưới 18 tuổi là độ tuổi não bộ của con đang trong giai đoạn phát triển toàn diện. Do đó, cha mẹ nên cho con theo học thiết kế đồ họa từ độ tuổi này thì con sẽ dễ dàng ghi nhớ, và độ nhạy bén hơn trong việc tiếp nhận hình ảnh. 

Nhiều ba mẹ hiện nay vẫn cho rằng khi lên các cấp cao học con mới cần phải học thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, khi lên cao học con sẽ thường làm theo các khuôn mẫu ở trường, điều đó sẽ làm cho sức sáng tạo của con sẽ bị hạn chế lại so với việc cho con thiết kế đồ họa từ sớm.

II. Lợi ích khi cho con học thiết kế đồ họa từ bé

Theo nghiên cứu, phụ huynh nên cho trẻ theo học thiết kế đồ họa từ bé vì những lợi ích sau đây:

Lợi ích khi cho con học thiết kế đồ họa từ sớm
Lợi ích khi cho con học thiết kế đồ họa từ sớm

-Phát triển tư duy thiết kế và kích thích sự sáng tạo của con.

-Khả năng học của trẻ nhanh hơn người lớn

-Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, thu nhập cao

-Biết cách sử dụng các phần mềm thiết kế thông dụng

III. Học thiết kế đồ họa có thể làm những công việc gì?

Có thể nói phạm vi hoạt động trong ngành đồ họa là vô cùng lớn. Hầu như tất các lĩnh vực y tế, giáo dục, kinh tế,…cho đến các hoạt động khác đều cần đến thiết kế đồ họa.

Một số công việc liên quan mà trẻ có thể làm khi theo học thiết kế đồ họa:

-Thiết kế website, mạng xã hội

Công việc của thiết kế website sẽ bao gồm các công việc liên quan đến phát triển các trang mạng, lưu trữ thông tin, tạo ra một trang web,.. Cụ thể hơn nghề thiết kế web chính là mã hóa lập trình cho phép chức năng trang theo yêu cầu của chủ sở hữu.

-Thiết kế in ấn, bao bì, logo,…

thiết kế bao bì sẽ bao gồm việc kết hợp cấu trúc, vật liệu, màu sắc, hình ảnh, font chữ… để đưa ra một bao bì thẩm mỹ, tiện dụng và đáp ứng mục tiêu tiếp thị. Thiết kế bao bì sẽ gồm 3 cấp độ chính: Sơ cấp, thứ cấp, cấp ba.

-Thiết kế quảng cáo banner

Thiết kế quảng cáo được hiểu là hoạt động thiên về sáng tạo, thiết kế những hình ảnh nghệ thuật và được sử dụng trong quảng cáo, tiếp thị cho những sản phẩm của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể hiểu đây là một phần nhỏ trong thiết kế đồ họa.

-Biên tập viên, đạo diễn hình ảnh, đạo diễn nghệ thuật

-Giáo viên dạy thiết kế tại các trường hoặc trung tâm có ngành học thiết kế

-Làm tự do, nhận việc làm tại nhà

-Thiết kế công trình, sự kiện

Thiết kế đồ họa là một công việc vô cùng linh động, họ có thể làm thêm sau giờ làm nhận thêm dự án. Họ có thể linh động nơi làm việc, chỉ cần có một chiếc laptop là họ có thể làm việc ở bất cứ đâu. 

Sử dụng máy tính thiết kế đồ họa bất cứ đâu.
Sử dụng máy tính thiết kế đồ họa bất cứ đâu.

Theo khảo sát mới nhất 2020, thiết kế đồ họa là ngành được nhiều lựa chọn theo học nhiều nhất và dự báo con số này còn sẽ tăng vào những năm tiếp theo. Lý do là vì lương thưởng của ngành này là khá cao khoảng 20 triệu/tháng và có khả năng thăng tiến nhanh trong công việc vì người thiết kế la là người nắm chìa khóa chính trong việc truyền tải thông điệp, hình ảnh mang lại lợi nhuận cho công ty. 

IV. Trẻ sẽ học được những gì trong các khóa học thiết kế đồ họa- truyền thông đa phương tiện?

1. Kiến thức

Kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin.

các ứng dụng thông dụng được sử dụng trong thiết kế đồ họa, phân biệt mục đích sử dụng của các loại ứng dụng.

Các kỹ thuật thiết kế: xử lý hình ảnh, âm thanh, video, hoạt họa, thiết kế 3D.

Quy trình thiết kế: hình ảnh, video, âm thanh audio.

2. Kỹ năng

-Thành thạo các kỹ năng tìm kiếm trên internet, tra cứu tiếng Anh-tiếng Việt để tìm nguồn nguyên liệu phù hợp cho mục đích sử dụng. 

-Nắm bắt được nhu cầu của nhiều đối tượng xem khác nhau để chọn đúng thông điệp và cách truyền tải thích hợp.

-Sử dụng được nhiều phần mềm, phương tiện, chất liệu phù hợp cho thiết kế và ý đồ thể hiện cho từng dự án như: pano cổ động, banner quảng cáo, bài viết đăng Facebook, nhãn mác sản phẩm, dựng phim, hiệu chỉnh biên tập video, giao diện website…

-Thao tác thành thạo các phần mềm thiết kế như: Adobe Photoshop, Adobe illustrator, Adobe Premiere.

Các ứng dụng thiết kế đồ họa.
Các ứng dụng thiết kế đồ họa.

-Cải thiện được tư duy thiết kế, phát triển sức sáng tạo làm việc độc lập, tự tạo ra sản phẩm theo mục đích, nhu cầu.

VI. Các phương pháp giảng dạy thiết kế đồ họa cho bé đang được áp dụng trên thị trường

1. Phương pháp dạy học dựa trên dự án

Bằng phương pháp dạy học dựa trên dự án, các học viên nhí sẽ được học và thực hành liên tục với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thiết kế và giảng dạy. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể theo dõi quá trình học tập của các con qua hệ thống bài tập về nhà, các buổi phản hồi sau mỗi học phần, buổi học để thấy được sự tiến bộ của con mình.

2. Phương pháp STEAM CỦA FPT AfterSchool

Các bé sẽ được đào tạo giảng dạy theo phương pháp STEAM, gồm 5 yếu tố là Science(khoa học), Technology(Công nghệ), Engineering(Kỹ thuật), Arts(Mỹ thuật), Math(Toán học). Đây là phương pháp giáo dục kiểu mới, được áp dụng đầu tiên ở Hoa Kỳ nó được chuyển đổi từ phương pháp truyền thống sang một cách thức mới, giúp trẻ vận dụng lý thuyết vào thực tế tốt nhất. 

  •  Kỹ năng khoa học  – Science (S): Môn này sẽ giúp các con hiểu được cách thức hoạt động và nguyên lý của những sự vật, sự việc trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, các con biết vận dụng vào cuộc sống để thực hành trên thực tế. Ví dụ: Biết mưa tạo ra từ hơi nước bay lên, biết sấm tạo ra từ đâu để phòng tránh khi gặp…

  • Kỹ năng Công nghệ – Technology (T): Với lĩnh vực này, trẻ được tiếp xúc với công nghệ cao, tiên tiến và hiện đại. Từ đó biết sáng tạo nên các mô hình hoặc sản phẩm khoa học chất lượng cao. Đó chính là ứng dụng mà Robotics mang đến trong phương pháp STEAM.

  • Kỹ năng Kỹ thuật – Engineering (E): Giáo viên sẽ hướng dẫn các bé về cách thức sản xuất, vận hành một sản phẩm xung quanh đời sống. Từ đó, bé sẽ biết chế tạo, lắp ráp thành một mô hình hoàn chỉnh. Đó là ô tô, rô bốt, máy móc đơn giản phù hợp với độ tuổi của con.

  • Kỹ năng Toán học – Mathematics (M): Nhờ phương pháp giáo dục mới này mà các bé từ lớp mẫu giáo đã làm quen với Toán học. Với con số, chữ số và những phép tính cơ bản nhất giúp các bé hứng thú hơn với môn học này. Đồng thời giúp xây dựng nền tảng để các con ứng dụng vào thực tế cuộc sống, tăng phản xạ và tương tác với Toán.

  • Kỹ năng Nghệ thuật – Art (A): Đây chính là yếu tố phân biệt phương pháp Steam với phương pháp STEM. Nếu như các phương pháp giáo dục sớm khác thiên về con người, trí tuệ, trí thông minh thì phương pháp này chú trọng đến nghệ thuật. Tức là các con được tự do sáng tạo nghệ thuật để khám phá thế giới. Điều này mới lạ và thú vị hơn nhiều.

STEAM mang đến cho trẻ hình thức học chủ động, sáng tạo, kích thích trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh. Cách học này khác hẳn so với cách học truyền thống, giáo viên nói và học sinh chỉ ngồi nghe. Thông qua việc sáng tạo và các hình thức thực hành, bé dần học và hoàn chỉnh kỹ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

FPT AfterSchool hiện nay là nơi đào tạo lập trình-thiết kế đồ họa vô cùng uy tín cho bé trên thị trường hiện nay. FPT AfterSchool cung cấp cho bé các khóa học về thiết kế đồ họa từ cơ bản đến nâng cao dành cho trẻ từ 10-16 tuổi. Các bé ở độ tuổi khi đang theo học tại FPT AfterSchool đã có thể tự tạo ra các hình ảnh theo dự án và ý tưởng của mình. 

Khai phá tiềm năng sớm
Khai phá tiềm năng sớm

Để tìm hiểu xem con mình có thực sự yêu thích thiết kế đồ họa hay không, phụ huynh có thể đăng ký cho con học thử trải nghiệm miễn phí ngay hôm nay. 

Để biết thêm thông tin về khóa học và được hỗ trợ cho con học thử miễn phí, ba mẹ nhấp vào ĐÂY nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *