Những câu hỏi đặt ra khi chọn nghề

Những câu hỏi đặt ra khi chọn nghề đôi khi có thể khiến các em học sinh cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng về công việc mà bản thân muốn định hướng cũng như theo đuổi trong dài hạn. Để hỗ trợ cho các em có thể đánh giá bản thân và các ngành nghề một cách khách quan, trong bài viết này, FPT AfterSchool sẽ chia sẻ cách trả lời các câu hỏi đặt ra khi chọn nghề, từ đó giúp các em có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp với năng lực và đam mê.

Em đã biết những nghề gì?

em-da-biet-nhung-nghe-gi
Liệt kê ra những nghề em đã biết và đặc điểm nổi bật của nghề đó

Muốn chọn nghề hay định hướng nghề nghiệp yêu thích thì trước hết các em cần biết được nghề đó là nghề gì, có đặc điểm và yêu cầu như thế nào. Đây là một câu hỏi đơn giản nhưng sẽ giúp các em dễ dàng định hướng và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Để trả lời được câu hỏi này, các em hãy liệt kê ra một danh sách những ngành nghề bạn đã biết hoặc một vài nghề phổ biến hiện nay và có triển vọng trong tương lai, kèm theo là các điểm đặc trưng của ngành nghề đó. Nếu như danh sách quá ít, các em có thể tham khảo thêm qua internet, hoặc qua các bài viết hướng nghiệp trên các website để bổ sung thêm thông tin. 

Dưới đây là một vài nghề cụ thể mà các em có thể tham khảo:

  a, Y bác sĩ: Yêu cầu phải có bằng cấp và kiến thức chuyên môn cao, đồng thời đòi hỏi thời gian học tập, đào tạo rất dài.

  b, Thiết kế thời trang: Đòi hỏi các em phải có tố chất nghệ thuật, sự sáng tạo và chủ động nắm bắt những xu hướng thời trang trên thị trường.

  c, Giáo viên: Nghề giáo viên yêu cầu các em cần phải có khả năng giao tiếp tốt, có niềm đam mê cũng như sự kiên nhẫn trong việc chia sẻ kiến thức và rèn luyện học sinh.

  d, Lập trình viên: Yêu cầu các em phải có kiến thức về công nghệ, lập trình, cũng như có khả năng tự học và tư duy logic tốt.

Em thích nghề nào?

nhung-cau-hoi-dat-ra-khi-chon-nghe
Những câu hỏi đặt ra khi chọn nghề

Trong những câu hỏi đặt ra khi chọn nghề, việc trả lời câu hỏi “Em thích nghề nào?” là một bước quan trọng. Các em hãy gạch chân những ngành mà bản thân mình cảm thấy yêu thích và có đam mê, có thể chọn cả các ngành không phù hợp với năng lực bản thân (những ngành đã bị gạch bỏ ở trên). 

Đôi khi, chính niềm đam mê với một lĩnh vực nào đó sẽ thúc đẩy để các em phát triển và nâng cao năng lực của mình. Bởi vậy, đừng ngại theo đuổi một ngành nghề mà các em yêu thích, vì chỉ cần có đủ đam mê và cố gắng thì vẫn sẽ có thể gặt hái được thành công ngay cả khi ban đầu các em không có đủ năng lực.

Ví dụ:

a, Y bác sĩ

 b, Thiết kế thời trang (em thích nghề này)

  c, Giáo viên 

  d, Thiết kế đồ họa (em thích nghề này)

Em phù hợp với nghề nào?

em-phu-hop-voi-nghe-nao
So sánh năng lực cá nhân với điều kiện, năng lực cần thiết để biết được liệu bản thân có phù hợp với nghề đó không

Nhìn vào bảng liệt kê nghề nghiệp ở trên, học sinh sẽ cần tiếp tục trả lời câu hỏi “Em phù hợp với nghề nào?”. Đầu tiên, hãy tự đánh giá năng lực cá nhân xem bản thân các em có những kỹ năng, điểm mạnh cũng như điểm yếu gì; sau đó so sánh điều kiện của mình với các điều kiện cần thiết trong bản mô tả nghề để biết rằng liệu các em có đủ điều kiện để định hướng theo những ngành nghề này không. Ví dụ, đối với nghề tiếp viên hàng không sẽ có 1 điều kiện bắt buộc là cơ thể không được có sẹo và hình xăm ở nơi quần áo không thể che chắn được,….

Ngoài ra, các em cũng cần phải so sánh với yêu cầu về năng lực cần thiết để theo đuổi nghề; bởi mỗi ngành nghề sẽ có những đòi hỏi khác nhau về kiến thức, chuyên môn, khả năng làm việc độc lập hay làm việc nhóm, nên việc so sánh này sẽ giúp trả lời được liệu các em có đáp ứng được những yêu cầu của ngành nghề hay không.

Sau khi đã so sánh qua các yếu tố, các em hãy gạch bỏ đi những nghề không phù hợp. Tuy nhiên, việc gạch bỏ này không đồng nghĩa với việc sẽ loại bỏ hoàn toàn ngành nghề đó khỏi sự lựa chọn của các em.

Ví dụ: 

  a, Y bác sĩ

  b, Thiết kế thời trang (ngành này không phù hợp với em)

  c, Giáo viên (ngành này không phù hợp với em)

  d, Lập trình viên

Em nên chọn theo nghề gì?

Qua 3 câu hỏi ở trên thì học sinh đã có bản danh sách phác thảo đơn giản về những nghề mình biết, mình phù hợp và có sự yêu thích đặc biệt. Việc các em cần làm là lọc chúng thành từng nhóm với thứ tự ưu tiên như sau:

Nhóm 1: Có đam mê và năng lực

Nhóm này bao gồm những ngành nghề mà các em thích và có năng lực theo đuổi (những lựa chọn có 1 dấu gạch dưới chân). Những ngành này hoàn toàn phù hợp với các em, vì các em có niềm yêu thích và đủ năng lực cũng như điều kiện cần thiết để có thể đăng ký theo đuổi vào một trong bất cứ ngành nào trong danh sách này. 

Nhóm 2: Có năng lực nhưng thiếu đam mê

Nhóm này bao gồm những ngành nghề mà các em có đủ năng lực theo đuổi nhưng không yêu thích (những lựa chọn không có dấu gạch dưới chân). Với nhóm 2, các em đừng nên loại bỏ nó quá sớm mà hãy tìm hiểu thêm thông tin về những ngành này. Không thể phủ nhận rằng muốn gắn bó lâu dài với một nghề nào đó thì các em sẽ phải có niềm yêu thích và đam mê với nó. Tuy nhiên, sở thích là thứ sẽ dễ bị thay đổi đặc biệt ở lứa tuổi học sinh, bởi sở thích mang yếu tố tâm lý nên khi chịu sự tác động thì các em hoàn toàn có thể thay đổi nó. 

Hơn nữa, cũng có trường hợp các em sẽ chỉ tìm ra điểm thú vị với một ngành nghề nào đó khi đã tiếp xúc với nhiều nghề khác nhau và có trải nghiệm thực tế. Do vậy, rất có thể khi tìm hiểu kỹ hơn và tham khảo ý kiến của bố mẹ, thầy cô thì các em sẽ thấy mình thích thêm những ngành nghề trong nhóm 2 này và đứa một số ngành trong nhóm này về nhóm 1.

em-nen-chon-theo-nghe-gi
Lựa chọn công việc không có niềm đam mê dễ khiến các em mệt mỏi, chán nản và hiệu suất làm việc không cao

Tham khảo tin tức mới nhất

Nhóm 3: Có đam mê nhưng thiếu năng lực

Nhóm này bao gồm những ngành các em thích nhưng không có đủ năng lực để theo đuổi và phát triển lâu dài (những ngành có hai dấu gạch chân và gạch bỏ). Các ngành trong nhóm này sẽ có thứ tự ưu tiên thấp nhất, tức là các em sẽ cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định có chọn theo ngành trong nhóm này hay không. 

Mặc dù các em có đam mê nhưng nhiều ngành nghề sẽ có đòi hỏi riêng về yếu tố tâm lý, thể chất, vốn đầu tư ban đầu,… nên nếu các em không thể đáp ứng được những điều kiện, năng lực cần thiết ấy thì việc theo đuổi nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong trường hợp các em vẫn quyết tâm muốn làm việc trong ngành nghề đó thì nên cân nhắc một lộ trình phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Nhóm 4: Không có năng lực và đam mê

Nhóm này là danh sách những ngành nghề các em không thích và cũng không có đủ năng lực để theo đuổi (ngành có 1 gạch bỏ, trong ví dụ là ngành c,Giáo viên). Những ngành này không phù hợp và các em không nên chọn chúng, vì việc theo đuổi một nghề mà các em không có niềm quan tâm đặc biệt cũng như điều kiện và kỹ năng để phát triển sẽ là một quyết định không đúng đắn. Điều này sẽ khiến các em dễ mắc sai lầm và có cảm giác chán nản khi gặp những vấn đề khó trong công việc, phải làm việc liên tục trong thời gian dài,… Do đó, các em nên loại bỏ các ngành này khỏi danh sách lựa chọn và tập trung vào những ngành nghề mà các em yêu thích hoặc có khả năng phát triển trong tương lai.

Từ danh sách các nghề phù hợp đã chọn, kết hợp với điều kiện sống của cá nhân như: điều kiện kinh tế, mong muốn về địa điểm làm việc (có muốn phục vụ ở địa phương hay không),…; kết hợp với các thông tin về nhu cầu nhân lực và cơ cấu ngành nghề ở địa phương,…; đồng thời xem xét những thông tin tuyển sinh từ các cơ sở đào tạo sẽ giúp các em có thể chọn ra cho mình những ngành nghề mà bản thân có thể theo đuổi. 

Và cuối cùng là việc đăng ký tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo cũng như phòng ngừa việc mình sẽ không lựa chọn theo học tại các cơ sở đã đăng ký, các em hãy chuẩn bị tinh thần để làm thêm một số bộ hồ sơ khác cho các ngành mà mình đã chọn.

Hy vọng rằng những thông tin và chia sẻ chi tiết về “Những câu hỏi đặt ra khi chọn nghề” trên đây của FPT AfterSchool đã giúp các em nắm bắt được phần nào cách để đưa ra sự lựa chọn về công việc phù hợp với bản thân. Quá trình trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp các em đánh giá được năng lực, sở thích cũng như nhận biết được khả năng phát triển của bản thân nếu lựa chọn một ngành nghề nào đó, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất để theo đuổi lâu dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *