Lộ trình học Thiết kế Đồ Họa 2023 cho trẻ mới bắt đầu

Lộ trình học Thiết kế Đồ Họa 2023 cho trẻ mới bắt đầu. Thiết kế đồ họa là ngành đòi hỏi sự kết hợp giữa khiếu thẩm mỹ và ý tưởng sáng tạo, thông qua các công cụ đồ họa để truyền truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh bắt mắt, ấn tượng. Có thể nói thiết kế đồ họa là sự kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả thông qua sản phẩm cuối cùng. Một bài viết có thể quá dài và khiến người đọc cảm thấy “ngán” đọc nên hình ảnh chính là một công cụ tốt để truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến người xem.

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cũng như sự lên ngôi của các ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hứa hẹn sẽ là lĩnh vực rất phát triển trong tương lai. Một dẫn dẫn chứng cụ thể đó là ngày nay thiết kế đồ họa ngày một trở nên vô cùng phổ biến và xuất hiện trong gần hết các lĩnh vực như kinh doanh, quảng cáo, chính trị, giáo dục, phim ảnh,… 

Lịch sử của thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa là một phần của thế giới hiện đại của chúng ta đến nỗi khó có thể tưởng tượng được việc sống thiếu nó. Và ở một khía cạnh nào đó, chúng ta chưa bao giờ có: giao tiếp bằng hình ảnh đã cũ như ngón tay cái áp vào nhau của chúng ta, mặc dù đã trải qua một chặng đường dài từ công cụ bằng đá đến máy tính bảng kỹ thuật số. Nói tóm lại, lịch sử thiết kế đồ họa là một câu chuyện xuyên suốt toàn bộ sự tồn tại của con người và nó có sức truyền cảm hứng và thông tin cho cả những nhà thiết kế đồ họa hiện đại.

Từ thời xa xưa, con người đã biết sử dụng các ngôn ngữ giao tiếp bằng ký hiệu. Đó là những hình ảnh được khắc trên đá nhằm mô tả về những chuyến đi săn hay xâm chiếm đất đai giữa các bộ lạc. Lịch sử hình thành ngôn ngữ giao tiếp có từ rất lâu và khá đa dạng . Một số ví dụ điển hình có thể nhắc đến như chữ hình tượng của người Ai cập cổ đại hay chữ viết tay của người Trung Quốc hay những bản thảo của người trung cổ. 

Thiết kế đồ họa thực sự bắt đầu sau khi phát minh ra máy in năm 1440, nhưng nguồn gốc của giao tiếp hình ảnh trải dài từ thời thượng cổ. 

 Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển sau đó cho đến năm 1922 thuật ngữ ” Thiết kế đồ họa” lần đầu tiên được chính thức xuất hiện bởi William Addison Dwiggins.

Addison Dwiggins
Addison Dwiggins.

Cha đẻ của những thiết kế dành cho quảng cáo là Johann Gutenberg. Ông là người đầu phát triển kỹ thuật in. Tính đến cuối thế kỷ 15 ông đã thành lập được khoảng 6 xưởng in tại Anh và Venice. Nhờ đó mà các kiến thức và thông tin được truyền bá nhanh và rộng hơn.

Một bước tiến nữa trong kỹ thuật in là vào cuối thế kỷ 18, cùng với những phát minh về máy sắp chữ (Linotype năm 1886 và Monotype năm 1887), máy in đã ra đời làm gia tăng đòi hỏi đội ngũ các chuyên gia ngành in ấn. Khi cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra khắp châu Âu, mọi người đổ xô về những thị trấn và thành phố để tìm việc, mạng lưới đường sắt phát triển, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng tăng lên. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của một hệ thống thông tin truyền thông mới.

ky-thuat-in-offset
Kỹ thuật in offset

Năm 1904, kỹ thuật in offset ra đời cùng với sự phát triển của ngành sản xuất mực in, giấy, các phát minh về máy tạo nếp gấp, dập ghim và đóng gáy sách, in máy đã trở nên linh hoạt và đa dạng hơn nhiều so với in thủ công. Hơn nữa, sự phát triển của quảng cáo đã làm cho hệ thống thông tin truyền thông phụ thuộc nhiều vào in ấn, mặc dù sau này còn có đài, ti vi và phim ảnh. Vai trò của các nhà thiết kế cũng trở nên quan trọng hơn nhiều.

Ban đầu, việc in ấn còn thủ công với những hình minh họa khắc sẵn trên bản khắc gỗ, bản in đá hay bản kẽm còn các dấu chấm được khắc trên một trục lăn bằng thép mạ đồng. Sau đó, người ta dần phát triển lên thành máy sắp chữ và máy in. In ấn bị trì hoãn do chiến tranh thế giới thứ nhất và phải mãi đến khi Addison Dwiggins sáng tạo ra thuật ngữ “thiết kế đồ họa” vào đầu những năm 20 thế kỷ 19 thì mới khởi sắc trở lại.

 Thiết kế đồ họa ứng dụng vào những công việc nào 

thiet-ke-do-hoa
Thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa là một ngành nghề vô cùng linh hoạt bởi đồ họa hầu hết đều có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực như giáo dục, chính trị, phim ảnh,… Một số công việc cụ thể mà đồ họa có thể áp dụng vào như:

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu như logo, bộ quà tặng, bộ văn phòng,… mang nét đặc trưng của văn hoá công ty. Nhân viên Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cần nắm được kiến thức xử lý bao quát về các dạng thiết kế để có thể xử lý tốt các kỹ thuật trong một bản thiết kế sao cho nó phù hợp với từng cách truyền thông và hình thức in ấn quảng bá sản phẩm cũng như trên các chất liệu khác nhau.

Thiết kế ấn phẩm xuất bản

an-pham-xuat-ban
Ấn phẩm xuất bản

Các ấn phẩm thiết kế xuất bản ra đời thường gắn liền với các công nghệ in ấn, ví dụ như sản phẩm về sách, báo, tạp chí và catalogs… Các designer làm việc trong lĩnh vực về học thiết kế đồ họa xuất bản sẽ phải làm việc trực tiếp với các biên tập viên để nhằm góp phần xây dựng bố cục của sản phẩm một cách cẩn thận từ các kiểu chữ, hình ảnh, các hình vẽ minh họa cũng như là các thành phần thiết kế đồ họa khác.

Thiết kế bao bì

Bao bì sản phẩm là công cụ tiếp thị trong marketing vô cùng tích cực và có giá trị. Công việc của một designer thiết kế đồ họa bao bì là xây dựng nên các concept, lên ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm thiết kế, phát triển các mô hình thiết kế mẫu sản phẩm và tạo ra các bản thiết kế in ấn cần thiết để sản xuất sản phẩm. Ở lĩnh vực thiết kế đồ họa này đòi hỏi các designer phải có kiến thức chuyên môn sâu về quy trình in ấn và hiểu rõ về các quy trình thiết kế đồ họa sản xuất công nghiệp cũng như các công đoạn để hoàn thiện, gia công sản phẩm.

Thiết kế quảng cáo & Marketing

Thiết kế quảng cáo & Marketing cần thiết kế cho doanh nghiệp sản phẩn poster, banner, tờ rơi, tờ gấp,… theo đúng yêu cầu từ mỗi chiến dịch, mục tiêu truyền thông. Đặc biệt yêu cầu ở vị trí này cần sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế đồ họa, phần mềm nâng cao, có kỹ năng tư duy, thẩm mỹ và có kỹ năng làm việc nhóm tốt để tạo ra những sản phẩm độc đáo cho doanh nghiệp.

Thiết kế đồ họa 3D

thiet-ke-do-hoa-3d
Thiết kế đồ họa 3D

Thiết kế đồ họa 3D hiện nay đang trở thành công việc được nhiều người lựa chọn với những sản phẩm đa lĩnh vực như thiết kế nội thất, thiết kế sân khấu, sự kiện, thiết kế game 3D, thiết kế hoạt hình,….

Thiết kế website

Thiết kế giao diện website được đánh giá là ngành thời thượng bậc nhất hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0. Nhiệm vụ chính của người thiết kế chính là tạo ra giao diện cho một website sao cho hấp dẫn và thân thiện với người sử dụng.

Thiết kế giao diện phần mềm, ứng dụng

Thiết kế giao diện người dùng là việc thiết kế ra các mẫu hình ảnh trên sản phẩm và trên các thiết bị, ứng dụng phần mềm nhằm mục đích giúp người dùng sử dụng và tương tác với với thông điệp đó một cách thân thiện, dễ dàng và phù hợp với khả năng của họ.

Thiết kế đồ họa theo mảng giao diện người dùng thường tập trung vào việc xây dựng trải nghiệm hình ảnh của người dùng từ các cách thiết kế đồ họa hấp dẫn cho những đối tượng mục tiêu trên giao diện như nút CTA, menu, các dạng trạng thái biểu hiện và phản ứng của đối tượng đó…

Thiết kế giao diện game

thiet-ke-giao-dien-game
Thiết kế giao diện game

Những công ty làm về game chắc chắn sẽ cần những người xây dựng nhân vật, bối cảnh, hình ảnh ấn tượng. Điều đó chỉ những người thiết kế giỏi mới có thể làm được. Vị trí này đòi hỏi bạn cần khả năng tư duy và tính thẩm mỹ tốt. Đặc biệt là có tinh thần trách nhiệm cao để cho ra những sản phẩm ấn tượng nhất.

Thiết kế hình ảnh minh họa

Thiết kế mỹ thuật và hình ảnh minh họa đang trở thành xu hướng trong nhiều năm trở lại đây. Lĩnh vực này thường được sử dụng trên sách, báo, tạp chí, phim, trò chơi điện tử. Công việc của một người thiết kế mỹ thuật và hình ảnh minh họa không khác nào một họa sĩ nên phù hợp với những ai đam mê nghệ thuật.

Thiết kế tự do

Freelancer là công việc có nhiều cơ hội cho các bạn Thiết kế đồ hoạ. Bạn có đủ kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, cách giao tiếp với khách hàng để trở thành Freelancer, một công việc tự do giúp bạn có thể kiếm thu nhập khủng mà không phải phụ thuộc vào doanh nghiệp hay cơ quan nào.

Mức lương hấp dẫn dành cho người làm thiết kế đồ họa

Với cơ hội việc làm siêu “hot” và đa dạng như trên, người làm thiết kế đồ hoạ cũng có mức lương siêu hấp dẫn. Theo thống kê của trang Payscale, ở thị trường nước ngoài, lương trung bình của một designer dựa trên kinh nghiệm có xu hướng tăng rõ rệt.

Nếu dưới 5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ là khoảng hơn 800 triệu đồng mỗi năm. Nếu có từ 5 – 10 năm kinh nghiệm, con số này sẽ tăng lên gần một tỷ đồng mỗi năm. Những designer làm việc tự do có thể kiếm được từ 240,000 đồng đến 1,3 triệu đồng/giờ. Và con đường thăng tiến sự nghiệp cho dân thiết kế đồ họa cũng rộng mở với đa dạng cấp độ như: chuyên viên thiết kế cấp cao, trưởng nhóm thiết kế, giám đốc thiết kế, giám đốc sáng tạo…

Tại sao trẻ em nên học thiết kế đồ họa 

Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động TP.HCM, trong năm 2021, nước ta cần 1 triệu nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa. Thế nhưng, nguồn nhân lực cho lĩnh vực này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên. Các trường đại học và các trung tâm đào tạo chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nhân lực cho ngành nghề đắt giá này.

Độ tuổi phù hợp cho trẻ học thiết kế đồ họa: Cho con học thiết kế đồ hoạ sớm sẽ phát huy khả năng sáng tạo rất cao. Vì ở độ tuổi đại học khi học thì các con sẽ bị gò lại, khi đó các con sẽ chỉ làm theo những yêu cầu thiết kế được đưa ra mà không thể hiện sự sáng tạo của mình. Việc con học thiết kế đồ hoạ cũng giúp gu thẩm mỹ của các con tốt hơn từ việc phối màu sắc và những hoạ tiết trở nên hài hoà. 

Ngoài ra thiết kế đồ hoạ không yêu cầu quá cao về bằng cấp nhưng lại yêu cầu về kinh nghiệm, nên con được học càng sớm và thực hành những dự án thì kinh nghiệm của con cũng lâu năm và thu nhập cũng sẽ ở mức đáng mong ước.

Những lợi ích khi trẻ học thiết kế đồ họa 

Nhìn chung, học thiết kế đồ họa khi còn nhỏ có thể giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng và khả năng hữu ích trong suốt cuộc đời của chúng. Một số lợi ích khi cho trẻ học thiết kế đồ họa được kể đến như:

  • Tăng cường khả năng sáng tạo: Trẻ em có khả năng sáng tạo bẩm sinh có thể được nuôi dưỡng thông qua việc học thiết kế đồ họa. Họ có thể học cách thể hiện ý tưởng của mình một cách trực quan, thử nghiệm các công cụ và kỹ thuật thiết kế khác nhau cũng như tạo ra các thiết kế nguyên bản.
  • Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Thiết kế đồ họa đòi hỏi tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Trẻ em học thiết kế đồ họa có thể học cách phân tích và giải quyết các vấn đề thiết kế, điều này có thể chuyển sang các lĩnh vực khác trong cuộc sống của chúng.
  • Nâng cao hiểu biết về kỹ thuật số: Thiết kế đồ họa liên quan đến việc sử dụng các công cụ và phần mềm kỹ thuật số. Trẻ em học thiết kế đồ họa có thể phát triển kỹ năng đọc viết kỹ thuật số, điều này có thể hữu ích trong thế giới công nghệ ngày nay.
  • Xây dựng kỹ năng giao tiếp: Thiết kế đồ họa là một hình thức giao tiếp bằng hình ảnh. Trẻ em học thiết kế đồ họa có thể học cách truyền đạt ý tưởng của mình một cách hiệu quả thông qua hình ảnh và các yếu tố thiết kế.

Ngành thiết kế đồ họa rất dễ thăng tiến nhanh chóng mà không cần chờ nhiều tuổi, trẻ chỉ cần có đầu óc, sự sáng tạo, khả năng quản lý thì có thể được cử làm trưởng nhóm, hay cao hơn. Với công việc thiết kế đồ họa luôn đuổi kịp thời đại, bắt kịp với xu thế của thế giới. Bởi những phần mềm được ứng dụng vào thiết kế đồ họa theo dòng chảy công nghệ chung.

Lộ trình 6 bước học thiết kế đồ họa cho trẻ mới bắt đầu

Để quá trình học thiết kế đồ họa của trẻ được logic hơn thì trẻ cần phải được học từ cơ bản đến nâng cao

  • Bước 1:  dạy trẻ bắt đầu với các khái niệm cơ bản bằng cách giới thiệu các khái niệm cơ bản về thiết kế đồ họa, chẳng hạn như lý thuyết màu sắc, kiểu chữ, thành phần và bố cục.
pha-mau-co-ban-cho-tre
Pha màu cơ bản cho trẻ
  • Bước 2:  dạy trẻ sử dụng các công cụ kỹ thuật số cơ bản như Adobe Illustrator, Canva hoặc phần mềm thiết kế phù hợp với lứa tuổi khác.
cac-ung-dung-thiet-ke-do-hoa-cho-tre
Các ứng dụng thiết kế đồ họa cho trẻ
  • Bước 3: Khuyến khích trẻ thử nghiệm các kỹ thuật và phong cách thiết kế khác nhau, đồng thời khuyến khích trẻ thử những ý tưởng và khái niệm mới.
  • Bước 4: Đưa ra gợi ý mang tính xây dựng về thiết kế cho trẻ, tập trung vào những điểm mạnh của trẻ và đưa ra các đề xuất cải tiến. Khuyến khích trẻ chia sẻ về kỷ niệm những thành tựu và quá trình sáng tạo của họ bằng cách chia sẻ công việc của họ với gia đình và bạn bè, đồng thời trưng bày các thiết kế của họ ở những nơi công cộng.
  • Bước 5: Khuyến khích trẻ cộng tác với những người khác trong các dự án thiết kế, chẳng hạn như tạo poster cho sự kiện của trường hoặc thiết kế logo cho doanh nghiệp địa phương.

Những cách để trẻ thích học thiết kế đồ họa 

phu-huynh-dong-hanh-cung-con-hoc-thiet-ke-do-hoa
Phụ huynh đồng hành cùng con học thiết kế đồ họa

Nghành thiết kế đồ họa trong tương lai sẽ không dừng phát triển, mà nó sẽ tiến sâu hơn nữa vào trong nhiều lĩnh vực nữa của cuộc sống. Để trẻ có thể phát triển tối đa niềm đam mê và năng khiếu trong bộ môn đồ họa phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp sau để khuyến khích trẻ học thiết kế đồ họa.

Như phụ huynh đã biết, thiết kế đồ họa là môn học mang tính sáng tạo tự do và ứng dụng công nghệ vào sáng tạo. Vì vậy, việc tạo ra nguồn cảm hứng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Phụ huynh có thể dẫn chứng một ai đó nổi tiếng trong nghành thiết kế đồ họa và khơi gợi mong muốn của con trở thành một người giống như thế. FPT AfterSchool sẽ gợi ý cho phụ huynh một số cách mà phụ huynh có thể áp dụng để mang đến cho trẻ một trải nghiệm học tập thú vị.

Chơi trò chơi

Chơi trò chơi là một trong những cách cho trẻ tiếp cận dễ nhất. Phụ huynh có thể lựa chọn những phần mềm giúp con vừa chơi vừa có thể học thiết kế đồ họa như:

Kern Type: Đây là trò chơi cần đến sự tỉ mỉ, trẻ phải di chuyển các chữ cái cẩn thận để đảm bảo khoảng cách giữa chúng thật chính xác. 

tro-choi-do-hoa-kern-type
Trò chơi đồ họa Kern Type

Colors: Đây là trò chơi siêu cool giúp trẻ thỏa sức test kiến thức màu sắc của mình. Những cách phối màu đơn sắc (monochromatic), tương đồng (analogous) hoặc bổ sung (complimentary).

tro-choi-do-hoa-colors
Trò chơi đồ họa Colors

Pixactly: Đây là trò chơi siêu hấp dẫn, thách thức kĩ năng về ‘size’ dành cho trẻ. Trẻ được yêu cầu vẽ theo chiều rộng và chiều cao cho sẵn, kết quả cuối cùng sẽ cho trẻ biết liệu mình có ước lượng chính xác kích thước chưa. 

tro-choi-thiet-ke-do-hoa-pixactly
Trò chơi thiết kế đồ họa Pixactly

Shape Type: Đây là trò chơi này khá đơn giản, giúp trẻ nhận diện “ngoại hình” của font chữ.

tro-choi-do-hoa-shape-type
Trò chơi đồ họa Shape Type

 X-Rite Online Color Challenge: Trò chơi giúp trẻ sắp xếp các dãy màu sắc từ màu nóng, màu lạnh theo dạng gradient liền mạch.

tro-choi-do-hoa-x-rite

Ragtime: Trò chơi cho trẻ điều chỉnh layout của các đoạn văn sao cho vừa vặn với layout cho sẵn.

tro-choi-do-hoa-ragtime
Trò chơi đồ họa Ragtime

Tham gia các cuộc thi

Cho trẻ tham gia các cuộc thi về vẽ, thiết kế đồ họa cũng sẽ giúp trẻ kích thích sự nghiệp học thiết kế của trẻ. Phụ huynh có thể tìm hiểu các cuộc thi này ở trường học hay những cuộc thi tổ chức cấp phường, cấp quận, cấp thành phố.

cuoc thi tai fas
Cuộc thi tại FAS

Tham gia cộng đồng

Phụ huynh thúc đẩy trẻ em tham gia vào cộng đồng thiết kế đồ hoạ, tham gia các diễn đàn trực tuyến hoặc nhóm Facebook để giao lưu và học hỏi từ các designer khác. Điều này không chỉ tạo ra cảm giác cộng đồng của những trẻ cùng chí hướng mà còn xây dựng sự đánh giá tổng thể cho thiết kế đồ họa.

Đọc sách

Đọc sách cũng là một phương pháp rất hữu ích. Phụ huynh có thể tham khảo những cuốn sách sau để giúp học làm quen với thiết kế đồ họa như: 

Từ điển Màu sắc của Nhà thiết kế – Sean Adams

sach-day-thiet-ke-do-hoa
Sách dạy thiết kế đồ họa

Đây là cuốn sách bổ ích cho bạn có tư duy nhìn nhận về tất cả 30 màu – những màu sắc giữ vai trò chính trong lĩnh vực nghệ thuật cũng như đồ họa. Trong The Designer’s -Dictionary of Colour, mọi màu sắc đều được ghi chép lại toàn diện cùng biểu đồ hiển thị dải màu, mọi biến thể trong bảng màu, chi tiết lịch sử sáng tạo cùng các chi tiết xung quanh.

Ngoài ra, Sean Adams cũng đưa những ví dụ chi tiết và dễ hiểu bao gồm những ứng dụng trong lĩnh vực nghệ thuật và ngoài thực tiễn nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn. 

 Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế đồ họa mà không đánh mất linh hồn của bạn 

sach-thiet-ke-do-hoa
Sách dạy thiết kế đồ họa

Bản sửa đổi năm 2010 bao gồm các chương như kỹ năng chuyên môn, quá trình sáng tạo, xu hướng trên toàn cầu, các sự việc về của môi trường, đạo đức và sự nổi lên của văn hóa thời đại kỹ thuật số. 

100 ý tưởng làm thay đổi Thiết kế đồ họa

Là một trong những cuốn sách thiết kế đồ họa giúp trẻ hiểu về cách ý tưởng được hình thành và tác động của nó đối với thế giới. Hai tác giả Steven Heller và Véronique Vienne đã ghi lại 100 ý tưởng mang tầm ảnh hưởng nhất trong công cuộc định hình ngành thiết kế.

Các ý tưởng được sắp xếp theo trình tự thời gian và trình bày dưới dạng hình ảnh và chữ viết giúp bạn có cái nhìn thế giới hiện đại ở viễn cảnh hoàn toàn khác. Từ việc thiết kế hiện đại xuất hiện trong những phong trào thủ công ở thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 đến những phong trào hiện đại cũng như xã hội tiêu dùng sau chiến tranh,…

Designing Brand Identity – Alina Wheeler

Designing Brand Identity là best-seller trong mảng branding, là bộ toolkit về quá trình tạo ra thương hiệu vững mạnh. Alina Wheeler gửi gắm trong cuốn sách các case study điển hình của các thương hiệu đẳng cấp trên thế giới, đưa ra cái nhìn chi tiết về các xu hướng trong thương hiệu: mạng xã hội, thị trường toàn cầu, ứng dụng, video và thương hiệu ảo,…

Grid Systems in Graphic Design

Cuốn sách tập trung vào việc cung cấp khái niệm cũng như ứng dụng thực tiễn của “grid” (lưới) – một phần của trường phái Swiss Design. Không chỉ nền tảng và lịch sử của “grid” trong thiết kế được đưa ra mà Grid Systems in Graphic Design còn cung cấp cho bạn đọc hướng dẫn chi tiết trong cách sử dụng mỗi loại hệ thống mới.

Sử dụng những tài nguyên học miễn phí 

cac-website-hoc-thiet-ke-do-hoa-mien-phi
Các website học thiết kế đồ họa miễn phí

Thiết kế đòo họa là một bộ môn đang được nhiều người quan tâm nên tài liệu học tập và cộng đồng học tập hỗ trợ cũng rất nhiều. Phụ huynh có thể tham khảo những tài liệu miễn phí trên mạng, như video hướng dẫn trực tuyến, sách điện tử và các trang web học tập về thiết kế đồ họa như: Graphic design basics, learn adobe photoshop form scratch-udemy, Adobe Illustrator for Beginners – Envato Tuts,Design – Applying Design Principles – Alison, Creating Brand Systems, Graphic Design,… 

Phụ huynh cũng có thể tham khảo một số website để cho con tự học thiết kế đồ họa

SimpleIcons

website-hoc-thiet-ke-do-hoa-mien-phi-simpleicons
website học thiết ké đồ họa miễn phí

SimpleIcons là website chuyên cung cấp các hình Icon đơn giản theo định dạng SVG và PDF. Simple Icons sở hữu hơn 2000 Icons khác nhau và chúng hoàn toàn MIỄN PHÍ. Simple Icons sở hữu icon logo của các thương hiệu trên thế giới như: Addidas, Nike, Facebook…

Shotsnapp

website-hoc-thiet-ke-do-hoa-mien-phi-shotsnapp
website học thiết ké đồ họa miễn phí

Shotsnapp.com là trang web cho phép chỉnh sửa mock-up online, cụ thể ở đây là chỉnh sửa mockup trên định dạng màn hình của các thiết bị điện tử như: Smart phone, Laptop, Tablet, Smart Watch, trang web. Điểm sáng của Shotsnapp đó là thay vì phải tốn nhiều thao tác trên phần mềm đồ họa như Photoshop, trẻ có thể Upload ấn phẩm của mình ngay trên template có sẵn và tải về miễn phí. 

Free illustrator

website-hoc-thiet-ke-do-hoa-mien-phi-free-illustrator
website học thiết ké đồ họa miễn phí

Nếu trẻ đang có nhu cầu tìm nguồn tài nguyên illustrator, đồ họa vector miễn phí thì freeillustrations.xyz chính là website dành cho bạn. Trang web sở hữu nguồn đồ họa bắt mắt và rất chất lượng được chia theo nhiều định dạng file như: PSD, PNG, AI, PDF, EPS…Dù bạn có là tín đồ của illustrator, Photoshop hay UX/UI thì đều có thể tìm được thiết kế đẹp tại đây.

Burst

website-hoc-thiet-ke-do-hoa-mien-phi-burst
website học thiết ké đồ họa miễn phí

Burst.shopify.com là trang web cung cấp ảnh stock chất lượng cao hoàn toàn miễn phí. Trang web sở hữu kho ảnh đồ sộ với rất nhiều danh mục khác nhau giúp trẻ thoải mái lựa chọn như: thiên nhiên, động vật, công nghệ, thời trang….

Free nature stock

website-hoc-thiet-ke-do-hoa-mien-phi-free-nature-stock
website học thiết ké đồ họa miễn phí

Giống như Burst, freenaturestock.com cung cấp kho ảnh HD miễn phí 100%. Tuy nhiên, trang web chỉ tập trung chủ yếu về chủ đề thiên nhiên. Ngoài ảnh stock, website còn sở hữu kho video HD miễn phí. Nếu bạn là một người yêu thiên nhiên thì đây là trang web phải lưu ngay về.

Thiết bị phù hợp để học thiết kế đồ họa

Máy tính hỗ trợ Thiết kế đồ họa

may-tinh-ho-tro-hoc-thiet-ke-do-hoa
Máy tính hỗ trợ học thiết kế đồ họa

Trẻ sẽ không thể trở thành một Graphic designer nếu thiếu đi máy tính hỗ trợ. Sự phát triển của công nghệ đã cho ra đời rất nhiều kiểu loại máy tính đặt bàn và máy tính xách tay khác nhau dễ khiến cho những trẻ mới tìm hiểu về graphic design trở nên bối rối. 

Bảng vẽ điện tử

bang-ve-dien-thu-hoc-thiet-ke-do-hoa
Bảng vẽ điện tử học thiết kế đồ họa

Bảng vẽ điện tử là một dụng cụ Thiết kế đồ họa “liền thân” của mọi designer. Đây là một thiết bị đầu vào máy tính giống như con chuột, nhưng thay vì dùng chuột, các designer sẽ dùng bút vẽ để thực hiện các thao tác trên bảng vẽ và sản phẩm sẽ hiển trị trực tiếp trên màn hình máy tính. 

Bút vẽ điện tử

Để thực hiện các thao tác trên bảng vẽ, các designer còn cần đến một dụng cụ học Thiết kế đồ họa đặc biệt. Đó là những chiếc bút vẽ kỹ thuật số. Một trong những thiết bị bút vẽ được các designer đánh giá cao là Bamboo Stylus Duo vì nó mang lại cảm giác khi cầm những chiếc bút truyền thống nhưng công năng sử dụng lại tuyệt vời. 

Màn hình máy tính 

Một màn hình hiển thị cao cấp nghe có vẻ như là một món đồ xa xỉ hơn là cần thiết. Tuy nhiên, chất lượng của màn hình trẻ sử dụng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong hiệu suất công việc. Bất kể phụ huynh trang bị cho trẻ  màn hình 4K hay không, trẻ sẽ cần phải chú ý đến độ phân giải. Hầu hết các graphic designer sẽ chọn màn hình hiển thị với độ phân giải UHD (3840 x 2160 pixel) hoặc QHD, và  kích thước từ 27 đến 32 inch là lý tưởng. 

Bàn phím và chuột máy tính

Đây đều là những dụng cụ học Thiết kế đồ họa mà trẻ có thể lựa chọn thay đổi sao cho phù hợp với sở thích cá nhân. Đặc biệt, các designer sử dụng chuột máy tính rất nhiều để xử lý hình ảnh vì vậy hãy lựa chọn thiết bị nào giúp trẻ di chuyển thoải mái và vừa vặn với bàn tay của mình nhất.

Máy ảnh kỹ thuật số

Mặc dù một chiếc máy ảnh điện thoại thông minh tốt có thể làm nên điều kỳ diệu và là sự thay thế tuyệt vời cho máy ảnh DSLR, nhưng đối với các dự án lớn và sự kiện đặc biệt, không gì có thể đánh bại được máy ảnh kỹ thuật số chất lượng cao.

Ổ cứng ngoài

Ổ cứng di động rất dễ sử dụng và có thể cung cấp một lượng lớn dung lượng lưu trữ. Ngay cả khi trẻ không sử dụng dụng cụ này để sao lưu các tệp hiện có, chúng có thể sử dụng để mở rộng bộ nhớ máy tính của trẻ theo cấp số nhân, điều này đặc biệt quan trọng đối với các dự án bao gồm hoạt ảnh, phim hoặc các file lưu lượng lớn khác.

Lưu trữ đám mây

luu-tru-dam-may
Lưu trữ đám mây

Hạn chế của bộ nhớ máy tính và ổ cứng nằm ở khả năng chỉ có thể truy cập 1 chiều, ngoài ra chúng là những thiết bị vật lý nên sẽ gây cản trở nếu trẻ cần phải di chuyển nhiều. Vậy nên, đầu tư bộ nhớ đám mây – storage cloud giúp bạn lưu trữ dữ liệu trực tuyến, truy cập mọi lúc mọi nơi, mà vẫn đảm bảo vấn đề bảo mật và không bị giới hạn dung lượng.

Sổ tay/ sổ phác thảo chất lượng

Xếp sau mọi thiết bị công nghệ, các designer vẫn cần đến sự hỗ trợ của một công cụ học Thiết kế đồ họa truyền thống – một cuốn sổ tay. Các chuyên gia đồ họa vẫn luôn gợi ý hãy đầu tư vào một chiếc số tay tốt với chất lượng của giấy đủ mạnh để xử lý bất kỳ loại phương tiện nào bạn thường xuyên sử dụng, đồng thời cũng đủ thuận tiện để mang theo đến trường, quán cà phê hoặc trên xe buýt.

Chương trình thiết kế đồ họa cho trẻ tại FPT AfterSchool

Đối với đầu vào của FAS, Trẻ phải từ 10-16 tuổi thì mới phù hợp với các khóa học, bởi ở độ tuổi này chắc chắn các con đều có những nền tảng và thao tác cơ bản trên máy tính, và tư duy của các con cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Lộ trình học thiết kế đồ họa tại FAS gồm 4 cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Cùng với đó là áp dụng phương pháp học STEAM nên xuyên suốt một lộ trình trẻ sẽ vừa học lý thuyết và song song với thực hành. Ngoài ra sẽ có những buổi ngoại khóa giúp trẻ phát triển thêm nhiều kỹ năng cần thiết.

Sau khi hoàn thành khóa học, trẻ sẽ được FAS cấp chứng chỉ có giá trị Quốc Tế, đây là chứng chỉ được cấp bởi tập đoàn Aptech Ấn Độ. Học xong 4 cấp độ trẻ đã có thể apply vào những công ty về lĩnh vực thiết kế đồ họa một cách mô cùng tự tin.Trẻ sẽ có thể thiết kế các sản phẩm đồ họa theo ý thích và nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Qua bài viết trên phần nào cũng giúp ba mẹ và con biết được tầm trọng của thiết kế đồ hoạ trong cuộc sống cũng như cách để trẻ tiếp cận với thiết kế đồ họa. Cho con tiếp cận càng sớm sẽ giúp trẻ định hướng được công việc ngành nghề mà trẻ muốn theo đuổi trong tương lai. Tại FPT AfterSchool luôn có những lớp học trải nghiệm vào mỗi cuối tuần, phụ huynh có thể tham khảo để đăng ký cho con trải nghiệm miễn phí nhé!

Phụ huynh tham khảo thêm khóa học tại ĐÂY

2 thoughts on “Lộ trình học Thiết kế Đồ Họa 2023 cho trẻ mới bắt đầu

    • Hà Đăng Khôi says:

      cảm ơn chị Hương đã quan tâm khóa học. chị liên hệ hotline, fanpage để cô tư vấn hỗ trợ mình cụ thể?
      – hotline: HCM: 0287 300 2241 – HN: 0247 300 1422
      – hoặc fanpage: facebook.com/afterschool.fpt.edu.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *