Học văn bằng phương pháp STEAM – Đưa STEAM vào lớp học đặc biệt

Cốt lõi của phương pháp STEAM chú trọng vào khả năng tiếp thu của học sinh, và thông qua quá trình học trải nghiệm giúp học sinh rèn luyện tư duy phản biện. Nên thực tế học văn bằng phương pháp STEAM cũng không phải là điều không thể.

Những bài học STEAM được hình thành dựa trên những nguyên tắc thực hành để tự tìm ra vấn đề và đặt câu hỏi. Các em sẽ phải tự tìm kiếm câu trả lời và đối với những câu hỏi dù có tra Google cũng không tìm ra đáp án thì các em sẽ phải suy luận và làm việc nhóm để đưa ra các ý tưởng.Trải nghiệm thực tế, khơi gợi trí tò mò, rèn luyện khả năng xử lý tình huống, và tìm ra những giải quyết vấn đề luôn là trọng tâm của phương pháp STEAM. Vậy nên nói theo một các khác, STEAM là hướng đổi mới cần có của nền giáo dục trong thế kỷ 21.

Học STEAM nhưng không “xếp xó” những môn văn học và xã hội

Trên thực tế, triết lý STEAM hoàn toàn có thể áp dụng hiệu quả cho những giờ học văn học và những môn xã hội. Vì giá trị cốt lõi của STEAM vẫn là khơi gợi tính tò mò từ người học, để các học sinh đặt câu hỏi, và từ đó bắt đầu tìm câu trả lời và hướng giải quyết khả thi.

Câu hỏi thường gặp rằng nếu STEAM xoay quanh các chủ đề Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật) và Math (Toán học), vậy các em học sinh luyện tập kỹ năng đọc và viết bằng cách nào? Liệu STEAM có đang loại bỏ hai kỹ năng này trong chương trình học, hay chúng ta cần thêm một lĩnh vực về Read (đọc) và Write (Viết) cho phương pháp STEAM? Nếu làm như vậy thì STEAM có còn đi đúng với mục tiêu ban đầu?

Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cần đào sâu vào tìm hiểu 2 vấn đề:

1. Tất cả lĩnh vực đều cần đến kỹ năng viết

Lĩnh vực toán học, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, âm nhạc,… đều cần đến kỹ năng viết và diễn đạt qua câu chữ. Khả năng viết không chỉ quan trọng với những ai chọn nghề văn học sáng tạo. Mà thực chất, kỹ năng viết là phương tiện không thể thiếu để mỗi người biểu đạt và chia sẻ ý tưởng đến người khác. Cho nên việc rèn luyện kỹ năng viết và biểu đạt qua từ ngữ là một phần tất yếu của phương pháp STEAM.

2. Chọn lọc những nội dung liên quan cần để biểu đạt

Mục đích của việc học STEAM chính là giúp các em học sinh rèn luyện tư duy logic để từ đó chọn lọc ra những ý tưởng phù hợp. Tiếp sau đó các em sẽ tập trung năng lượng để thực hiện và diễn đạt hướng đi đã chọn, và điều này cũng giống với thực tế cuộc sống. Vậy nên việc viết văn sáng tạo không phải là mục tiêu, mà là viết làm sao để biểu đạt được suy nghĩ của các em và để cho người đọc có thể hiểu các em đang muốn nói gì và muốn làm gì.

Hiểu được hai quan điểm này, chúng ta đã có thể tiến hành áp dụng những hoạt động giúp các em rèn luyện kỹ năng biểu đạt bằng chữ viết đồng thời với chương trình học STEAM. Giảng viên và phụ huynh có thể tham khảo một vài phương pháp áp dụng kết hợp kỹ năng viết và STEAM để hỗ trợ con em trong quá trình học tập:

Tư duy Trực quan (Visual Thinking)

Tư duy trực quan chính là nền tảng của kỹ năng viết nói riêng và kỹ năng sáng tạo nói chung. Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy nghi ngờ khi nghe nói rằng con người có thể “đọc hiểu” một tác phẩm hội họa hoặc tác phẩm âm nhạc giống như cách chúng ta đọc hiểu một tác phẩm văn học. Nhưng thông qua phương pháp tư duy trực quan, các em học sinh có thể cảm nhận và biểu đạt tất cả các lĩnh vực tương tư như các các em tìm hiểu về văn học.

Một trong những cách rèn luyện Tư duy Trực quan hiệu quả chính là sau khi đã đọc và quan sát một đoạn văn ( một bức tranh nghệ thuật, một mẫu thông tin,…), tiếp theo người học sẽ tự đặt ra 3 câu hỏi sau:

  • Nội dung chính của đoạn văn (bức tranh, bản nhạc, mẫu thông tin,…) này là gì?
  • Những chi tiết nào khiến bạn nghĩ như vậy?
  • Còn gì khác nữa?

Nền tảng của việc rèn luyện Tư duy Trực quan nằm ở việc người học đặt đúng câu hỏi và lối tư duy đúng giúp học sinh tìm ra câu trả lời.

Đặt bản thân vào tác phẩm

Học văn bằng phương pháp STEAM
Nhóm nghệ thuật thuyết trình về 4 bức tranh tự vẽ, lấy ý tưởng từ các hình ảnh trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Đa phần khi mới tiếp xúc với những tác phẩm văn học, hội họa, âm nhạc và những mẫu thông tin,… người học thường cảm thấy khó hiểu và trừu tượng. Nhiều chủ đề học trong chương trình STEAM cũng thường gặp phải những khái niệm trừu tượng khiến người học khó hình dung và cảm nhận.

Để người học có thể tiếp thu kiến thức trong những trường hợp này, giáo viên cần triển khai các hoạt động giúp người học có thể đặt bản thân mình vào tác phẩm. Chẳng hạn như cho học sinh nhảy múa để giúp các em cảm nhận và hiểu những khái niệm trong âm nhạc, và truyền tải những điều đó vào văn viết.

Đối ứng

Phương pháp Đối ứng khuyến khích người học thảo luận về những tác phẩm đã học. Đặc biệt, phương pháp đối ứng thường rất phù hợp trong những chủ đề thảo luận về tác phẩm nghệ thuật hoặc về một mẫu thông tin khoa học. Những bước cần có:

  • Dự đoán
  • Đặt câu hỏi
  • Làm rõ vấn đề
  • Tóm tắt nội dung

Buổi thảo luận bắt đầu từ việc giáo viên yêu cầu học viên dự đoán những kết quả có thể xảy ra dựa trên các vấn đề, quá trình và ý định của tác giả. Sau đó, giáo viên đặt ra những câu hỏi và khuyến khích học sinh hỏi đáp lẫn nhau và tác phẩm đang thảo luận. Lúc này học viên có thể chỉ ra những điểm mà các em chưa hiểu rõ, và có thể tra cứu bằng các công cụ và suy luận để tìm câu trả lời. Phương pháp này trước đây chủ yếu được áp dụng để học sinh thảo luận về các tác phẩm văn học, nhưng vẫn đạt được hiệu quả khi áp dụng sang nhưng lĩnh vực khác.

5 CÁCH LỒNG GHÉP STEAM VÀO LỚP HỌC ĐẶC BIỆT

Nếu một học sinh không thích học những môn theo chương trình hiện có trong trường hoặc những môn học hiện tại chưa thực sự đem lại niềm vui học tập cho các em, vậy thì phương pháp học STEAM có giúp ích được gì không? Hoặc nếu học sinh có kết quả học tập kém thì STEAM có thể giúp em nâng cao kết quả học tập hay không?

Thật ra, đây chính là một cơ hội để áp dụng một phương pháp học mới giúp các em tìm được ý nghĩa của việc học để từ đó xây dựng nên tinh thần ham học của các em.

Tham khảo checklist gồm 5 bước để thiết kế một chương trình học STEAM đầy ý nghĩa cho các em học sinh.

Đưa ra những lựa chọn thay vì nói ra kết quả

Cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết và cho phép các em được tự do sáng tạo những sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân. Phương pháp tiếp cận này giúp trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống thực tế, cũng như cho môi trường làm việc trong tương lai. Khuyến khích các em phát triển lối tư duy cởi mở nhưng chuyên nghiệp. Có thể khuyến khích các em tham gia những thử thách cuộc thi, từ đây các em sẽ hiểu được tính cam kết trong công việc khi bắt tay vào thực hiện.

Kiên nhẫn và có khung thời gian phù hợp

Một trong những khó khăn lớn nhất khi giảng dạy theo phương pháp STEAM chính là đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự kiên nhẫn. Người chịu trách nhiệm quản lý lớp học cần kiên nhẫn để học sinh có thời gian có thời gian tự tìm hiểu và suy luận. Nhiều giáo viên do đã quen với việc đưa ra câu trả lời cho học sinh để các em học thuộc và ghi nhớ, nên rất khó để làm quen với việc để các em tự suy nghĩ.

Thay vào đó, giáo viên hãy cho các em có thêm thời gian, đồng thời gợi ý và hướng dẫn các em hướng đi đúng đắn để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, giáo viên cần động viên học sinh làm việc nhóm, trao đổi chia sẻ và đóng góp ý kiến một cách tích cực để giải quyết vấn đề.

Nếu đây là những chủ đề STEAM đầu tiên của lớp, giáo viên có thể cùng học sinh trao đổi sau khi kết thúc mỗi chủ đề. Mục tiêu của việc này là để giúp giáo viên hiểu được những mong muốn và những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình học STEAM.

Làm cho chủ đề học trở nên dễ hiểu, không còn trừu tượng

Có không ít học sinh gặp khó khăn trong việc học, đặc biệt đối với những em mắc phải những hội chứng bệnh về phát triển tư duy và não bộ. Trong trường hợp này các em học sinh sẽ mất nhiều thời gian hơn để hiểu và tiếp thu bài học, và sẽ khó khăn hơn nữa nếu chủ đề học mang tính trừu tượng.

Cách tốt nhất để giải quyết bài toán này đó chính là giáo viên hãy lồng ghép những hoạt động hoạt náo để minh họa cho bài học. Các hoạt động này vừa phải mang lại niềm vui cho các em, vừa phải gần gũi và dễ hiểu để có thể truyền tải kiến thức đến các em.

Tận dụng Sơ đồ Tư duy

Trong quá trình lên kế hoạch cho dự án STEAM, các học sinh cần phải sắp xếp suy nghĩ của mình một cách hợp lý, tóm tắt những nội dung quan trọng, để từ đó có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh.
Đối với những học sinh gặp vấn đề về khả năng tư duy thì đây sẽ điều khó khăn và cần mất rất nhiều thời gian và kiên nhẫn luyện tập.

Chính vì thế Sơ đồ tư duy sẽ là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho lớp học STEAM của các em.

Sơ đồ tư duy sẽ bao gồm các bước từ tổng quát. Bên trong đó sẽ chia nhỏ ra thành từng hoạt động cần thực hiện trong mỗi bước bao gồm những yếu tố, nội dung liên quan, có sự phân công rõ ràng và mục tiêu cần đạt được qua từng bước.

Thiết kế giờ học phù hợp với mục tiêu của học sinh

Mỗi học sinh đều có những năng khiếu, sở thích cũng như là mục tiêu riêng. Có thể các em mong muốn được tăng điểm số môn toán, hoặc có em muốn luyện kỹ năng đọc và viết, hoặc có em muốn luyện kỹ năng mềm, hoặc muốn học cách làm chủ cảm xúc bản thân,…

Vậy nên bên cạnh mục tiêu của chủ đề học STEAM đề ra, giáo viên cần phải quan tâm đến mục tiêu và khả năng của từng học sinh. Dựa vào những mục tiêu mong muốn của các em, giáo viên có thể có sự chuẩn bị hoặc đề ra những phương án hỗ trợ cần thiết.

Ngoài ra, đối với những lớp học đặc biệt, các giáo viên có thể cùng liên kết với nhau để xây dựng nội dung giảng dạy, hỗ trợ nhau trong quá trình chuẩn vị và trong thời gian đứng lớp.
—————————————————

FPT AfterSchool – Hệ thống đào tạo kỹ năng học đường của FPT Education

Thông tin tiên hệ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *