Phương pháp STEAM là gì? 6 bước để thiết kế lớp học STEAM

phương pháp học steam là gì

Học theo phương pháp STEAM giúp học sinh rèn luyện tư duy mạo hiểm, học tập theo phong cách trải nghiệm, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc cùng đội nhóm, và phát huy khả năng sáng tạo trong suốt quá trình. Đây là những kỹ năng cần thiết để tạo nên những nhà phát minh và nhà lãnh đạo của thế kỷ 21! 

Tầm quan trọng của phương pháp STEAM trong giáo dục?

Đã từ lâu, nền giáo dục vẫn duy trì định hướng dạy học nhằm mục đích tạo ra những con người có “việc làm ổn định”. Nhưng tới thời điểm hiện tại, định hướng đó không còn phù hợp với sự đổi mới của xã hội nên không thể đáp ứng được nhu cầu học tập và phát triển của học sinh.

Chúng ta đang sống trong một thế giới tươi đẹp, đa chiều, và có nhiều khía cạnh để kích thích sự tìm tòi học hỏi của mỗi người. Chúng ta không cần đóng khuôn những điều tươi đẹp đó vào những quyển sách giáo khoa để học ở trường. 

Việc lồng ghép những khái niệm, chủ đề, tiêu chuẩn và quy chuẩn đánh giá là một cách hữu hiệu để tạo nên những giờ học bổ ích cho học sinh và từ đó thay đổi những khuôn khổ được áp dụng trong trường học. Và những giờ học này không nhất thiết phải diễn ra trong lớp học với những kiến thức từ sách vở.  

Phương pháp STEAM là gì?

Theo các nghiên cứu

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng STEAM là phương pháp giảng dạy mới đầy hứa hẹn. Việc áp dụng triết lý STEAM vào quá trình học và dạy giúp học sinh học nhanh nhớ lâu và tăng hiệu quả giảng dạy của giáo viên. 

Trong năm 2016, các nhà khoa học tại Mỹ đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về tác động của STEAM đối với quá trình học tập của học sinh từ lớp 3 đến lớp 5. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ sau 9 giờ học theo phương pháp STEAM, hiệu quả học tập của các em học sinh đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt nhất đó là các em trở nên có hứng thú hơn với việc học.

Một nghiên cứu khác trong năm 2014 chỉ ra việc kết hợp STEAM và văn học có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh. Vừa tăng khả năng cảm thụ nghệ thuật, vừa cải thiện kỹ năng toán học, và giúp học sinh tự đánh giá được những gì bài học bổ trợ khác trong quá trình học. 

So sánh STEM và STEAM

STEM và STEM đã hình thành và phát triển từ trước thế kỷ 21, nhưng chỉ thực sự được chú ý và quan tâm trong những năm gần đây, và nó đã thực sự bắt kịp bước tiến cần thiết của nền giáo dục trong thế kỷ 21. 

Có nhiều nhận xét khác nhau về chương trình học STEM trong trường học. Mục đích ban đầu của phương pháp STEM là nhằm hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành chủ chốt của nền kinh tế như: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineer (kỹ thuật) và Math (toán học). Chính vì thế đã có nhiều sự đầu tư cho việc giảng dạy STEM trong chương trình học.

  • Cung cấp thiết bị và công cụ cho học sinh (chẳng hạn như phòng máy tính, hoặc giờ học thực hành 1:1,…)
  • Những buổi ngoại khóa và câu lạc bộ STEM sau giờ học.
  • Những kỳ học STEM để lòng ghép các dự án thực hành STEM vào chương trình học
  • Ngày học STEM để học sinh được tự tay thực hành và khám phá 
  • Chương trình làm robot – Robotics

Quá trình tiếp cận chương trình học STEM đã mang đến cho học sinh cơ hội được học thông qua trải nghiệm thực tế mới mẻ và hiệu quả hơn. Tuy nhiên chương trình học STEM chỉ hướng đến 4 lĩnh vực giúp rèn luyện tư duy logic nhưng lại bỏ qua quá trình rèn luyện tư duy sáng tạo đổi mới của học sinh.  

Khác với STEM, STEAM vừa tận dụng được những thế mạnh của phương pháp STEM vừa cung cấp những kiến thức và trải nghiệm nghệ thuật đến với người học. Có thể nói STEAM là phiên bản nâng cấp của STEM. Đến với STEAM người học có thể kết nối những kiến thức đã học và áp dụng vào quá trình sáng tạo nghệ thuật. STEAM loại bỏ những giới hạn về mặt suy nghĩ sáng tạo và thay thế bằng việc khuyến khích người học tự đặt câu hỏi, đưa ra nhận xét, đánh giá và nêu lên những ý tưởng đổi mới

Khám phá mô hình học STEAM

Phương pháp học STEAM cần có sự liên kết hợp lý giữa những tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập của người học để giáo viên có thể xây dựng nên chương trình giảng dạy phù hợp:

  • Trải nghiệm học STEAM thực sự sẽ bao gồm sự lồng ghép từ hai lĩnh vực trở lên ( Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật – Toán học – Nghệ thuật) trong quá trình học và học sinh được đánh giá trên trên từng lĩnh vực đã học.
  • Học sinh được đánh giá không chỉ dựa trên kết quả cuối cùng mà là trong suốt các hoạt động của quá trình học, dựa trên các tiêu chí như: khả năng tiếp thu, hợp tác làm việc nhóm, nhạy bén tư duy,….
  • Đặc biệt nhất STEAM khuyến khích học sinh tận dụng và phát huy khả năng sáng tạo cũng như khả năng cảm thụ nghệ thuật để tự đưa nhận xét sau mỗi buổi học.

Tự tay sáng tạo robot giờ học STEAM

Tự tay sáng tạo robot giờ học STEAM

Làm thế nào để áp dụng tốt nhất phương pháp STEAM: Quá trình và Sản phẩm

Một lớp học STEAM “chính hiệu” sẽ được xây dựng trong 6 bước. Trong mỗi bước, giáo viên xây dựng giáo án STEAM cần đảm bảo cả về nội dung sáng tạo trong cách tiếp cận chủ đề học và cả những tiêu chí đánh giá học sinh.

Với 6 bước được nêu ra ở bên dưới, giáo viên có thể áp dụng để thiết kế nội dung học STEAM hiệu quả và bổ ích cho tất cả các lĩnh vực hướng đến. 

Bước 1: Mục tiêu

Trong bước này, giáo viên sẽ lựa chọn những câu hỏi liên quan để chủ đề học để trả lời hoặc để giải quyết vấn đề. Cần phải có một mục tiêu rõ ràng về những câu hỏi và vấn đề mà chủ đề trong buổi học STEAM sẽ hướng đến.

Bước 2: Chi tiết 

Trong quá trình lên chi tiết cho buổi học, giáo viên cần khai thác tốt những yếu tố sẽ giúp học sinh phát huy tốt nhất khả năng của mình. Việc dành thời gian để quan sát mối liên kết giữa các lĩnh vực hoặc đặt câu hỏi cho vấn đề trước mắt, học sinh sẽ bắt đầu nhận thức được những thông tin cốt lõi, từ đó hình thành nên kỹ năng xử lý tình huống.

Bước 3: Khám phá

Để có thể khám phá, người học và người dạy cần chủ động trong việc tìm kiếm thông tin và có mục tiêu học và dạy rõ ràng. Trong bước này, học sinh sẽ tìm kiếm thông tin cho vấn đề hiện hữu. Ở vai trò giáo viên, người dạy cần tận dụng giai đoạn này để vừa phân tích những kỹ năng còn thiếu của học sinh, vừa hỗ trợ học sinh rèn luyện thêm những kỹ năng còn thiếu.

Bước 4: Áp dụng

Trong các bước thì học sinh thường thích bước này nhất vì các em được tự tay thực hiện và áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế. 

Sau khi đã đào sâu nghiên cứu vấn đề bằng việc đặt câu hỏi và tư duy suy luận những hướng giải quyết khả thi, bây giờ các học sinh sẽ được thử nghiệm độ hiệu quả của những phương án do tự mình đề ra. Trong quá trình này, các em sẽ rèn luyện những kỹ năng, ôn tập và thử nghiệm những kiến thức đã học. 

Bước 5: Trình bày

Sau khi học sinh đã đưa ra được giải pháp cho vấn đề, bước tiếp theo các em cần làm là trình bày ý tưởng của mình. Điểm quan trọng của bước trình bày, chính là giúp các em rèn luyện sự tự tin thể hiện ý kiến và quan điểm cá nhân, rèn luyện khả năng hùng biện để bảo vệ ý tưởng của mình, cũng như nâng cao khả năng tiếp nhận ý kiến đóng góp từ người khác.

Bước 6: Liên kết

Bước cuối cùng này sẽ giúp học sinh liên kết toàn bộ quá trình học. Trong bước này các em sẽ dành thời gian để đánh giá và nhìn nhận quá trình phát triển của bản thân cũng như những kiến thức và kỹ năng mà các em đã học được. Thông qua quá trình này, học sinh có thể tự đưa ra nhận định những phần việc các em đã làm trong quá trình giải quyết vấn đề và để có thể đưa ra giải pháp tốt hơn cho những tình huống tương tự.

——————————————————-

FPT AfterSchool – Hệ Thống Đào Tạo Kỹ Năng Học Đường của FPT Education

Thông tin tiên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *