Hiểm họa từ TikTok và cách phụ huynh bảo vệ trẻ

Hiểm họa từ TikTok và cách phụ huynh bảo vệ trẻ

TikTok đã trở thành một trong những ứng dụng phổ biến nhất trên điện thoại di động, thu hút hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Đặc biệt, trẻ em và thanh thiếu niên là nhóm người sử dụng TikTok nhiều nhất. Tuy nhiên, đằng sau những video sáng tạo, mang đến yếu tố giải trí thì trên nền tảng này cũng tồn tại những hiểm họa từ TikTok đáng lo ngại mà cha mẹ cần quan tâm .

Việc trẻ em tiếp xúc với TikTok có thể mang đến những hậu quả không mong muốn cho sự phát triển và an toàn của con.Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về những hiểm họa từ TikTok và cách bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ tiềm ẩn từ ứng dụng này

TikTok là gì?

TikTok là một ứng dụng di động, cũng như một mạng xã hội được phát triển bởi công ty Trung Quốc ByteDance và được ra mắt vào năm 201. Ứng dụng cho phép người dùng tạo và chia sẻ video ngắn. TikTok nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu, thu hút hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới.
Hiểm họa từ TikTok
Logo cuả TikTok

TikTok cho phép người dùng tạo ra các video ngắn kết hợp với việc sử dụng các hiệu ứng âm nhạc, lọc màu, chỉnh sửa và tạo hiệu ứng đặc biệt. Nền tảng này cung cấp một loạt các công cụ để người dùng thỏa sức sáng tạo để tạo ra nội dung đa dạng và hấp dẫn.

TikTok cho phép người dùng tìm kiếm và xem các video từ người dùng khác, tương tác bằng cách like, comment và chia sẻ. TikTok cũng cung cấp thuật toán thông minh để gợi ý và tùy chỉnh nội dung cho người dùng dựa trên sở thích và hành vi trước đó.

Điều này tạo ra một mối lo ngại lớn cho cha mẹ về những hiểm họa từ TikTok, vì trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực này và có thể gặp nguy cơ về tâm lý và sức khỏe.

Hiểm họa từ TikTok gây ra cho trẻ

Mặc dù tuổi đối tượng người dùng của TikTok là từ 13 tuổi trở lên, nhiều người cho rằng thuận toán của ứng dụng này vẫn liên tục đề nghị những video liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như rối loạn ăn uống, tự làm hại bản thân hay tự tử. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.

Những thử thách nguy hiểm

Khi muốn trở nên nổi tiếng, điều dễ dàng nhất là đánh vào tâm lý thích sự kịch tính, giật gân của người xem. Cũng từ đó, những video liên quan đến những thử thách nguy hiểm được đăng tải. Điều đó, đã thu hút nhiều lượt xem, lượt tương tác, ngoài ra cũng có rất nhiều trẻ em bắt chước theo những nội dung trên video. Từ đó gây ra những hiểm họa từ TikTok cho trẻ

Blackout challenge” (Thử thách mất ý thức tạm thời) là thử thách mà khi tham gia người dùng sẽ phải sử dụng một sợi dây bất kỳ để tự siết cổ mình (hoặc sử dụng bất kỳ hình thức nào để gây ngạt thở) cho đến khi rơi vào trạng thái mất ý thức tạm thời.Trong quá trình thực hiện thử thách, người dùng sẽ quay video rồi chia sẻ lên mạng xã hội TikTok.

Hiểm họa từ TikTok - Vết hằn trên cổ một bé gái 4 tuổi người Philippines sau khi tham gia thử thách "Blackout" (Ảnh: YN).
Hiểm họa từ TikTok – Vết hằn trên cổ một bé gái 4 tuổi người Philippines sau khi tham gia thử thách “Blackout” (Ảnh: YN).

Điều đáng chú ý, đây không phải là thử thách nguy hiểm duy nhất được thực hiện, lan truyền và tạo ra những hiểm họa từ TikTok cho trẻ. Trước đó, đã có rất nhiều thử thách và trò đùa nguy hiểm đã được người dùng mạng xã hội này quan tâm, trong đó có không ít trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra với những người tham gia thử thách.

Chẳng hạn như trò đùa có tên gọi “thử thách đồng xu” cũng đã nổi tiếng trên TikTok và khiến nhiều người lo ngại. Theo đó, những người tham gia thử thách này sẽ cắm củ sạc vào ổ cắm, rồi sử dụng một đồng xu thả vào khoảng hở giữa củ sạc và ổ cắm điện. Khi đó, đồng xu sẽ tiếp xúc với phần chân cắm bằng kim loại bị hở ra và gây nên hiện tượng tóe lửa do đoản mạch.

Hay thử thách có tên gọi “Skull Breaker” (Thử thách “Vỡ hộp sọ”), người tham gia thử thách sẽ đứng thành nhóm 3 người thẳng hàng theo chiều ngang, 2 người đứng ở 2 bên sẽ lừa người đứng giữa nhảy lên, sau đó sẽ đá mạnh vào hai chân của người đứng giữa khi họ vẫn đang ở trên không khiến người này bị ngã ngửa ra sau.

Những video tự làm đau bản thân hoặc liên quan đến tự tử

Tháng 12/2022, Trung tâm Chống thù ghét kỹ thuật số (CCDH) đã tạo những tài khoản TikTok hư cấu, trong vai những đứa trẻ 13 tuổi ở Mỹ, Canada, Australia hay đến từ  Anh. Trong 30 phút, họ tương tác với video bất kỳ về hình ảnh cơ thể và sức khỏe tinh thần được TikTok gợi ý.
Kết quả là sau 2,6 phút, thuật toán của TikTok đề xuất nội dung liên quan đến tự tử và làm hại cơ thể. Trong 8 phút, nền tảng hiển thị video về giảm cân, cách đạt được cơ thể đáng mơ ước, chứng rối loạn ăn uống. Trung bình cứ 39 giây, TikTok lại cung cấp video về hình ảnh cơ thể và vấn đề sức khỏe tinh thần.
Sau khi nghiên cứu được công bố, nhiều video đã biến mất, nhưng các tài khoản đăng lại vẫn tồn tại. Nội dung tự tử được gỡ bỏ, những video mô tả cảm giác muốn tự tử lại không bị coi là vi phạm. Trong số 595 video CCDH tiếp cận, có hàng loạt nội dung tiêu cực, buồn bã, kéo cảm xúc xuống khi chứa những câu nói về nỗi thất vọng, bi quan, nhụt chí kèm đoạn nhạc buồn và u uất. Một số ghi lại cảnh trong bệnh viện, cùng dòng chữ như “Tôi không còn hy vọng gì trong những giây phút cuối đời”.
Các nhà tâm lý học đã bày tỏ mối lo ngại của bản thân về những hiểm họa từ TikTok và tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của trẻ em. Cha mẹ nên quan tâm những nội dung trẻ xem để bảo vệ con trước những nội dung không phù hợp và gây hiểm họa từ TikTok.

Những video có yếu tố gợi cảm, khiêu dâm

Một số người sử dụng TikTok cố tình chia sẻ nội dung có tính chất tình dục, gợi cảm như khoe cơ thể quá đà hay uốn éo theo nhạc trong những trang phục hở hang, cắt xẻ táo bạo,… không phù hợp với thuần phong mỹ tục và những người dùng trẻ tuổi, gây ra những hiểm họa từ TikTok cho trẻ
Hiểm họa từ TikTok - Video phản cảm tràn lan trên TikTok (ảnh: Lưu Quý)
Hiểm họa từ TikTok – Video phản cảm tràn lan trên TikTok (ảnh: Lưu Quý)
Theo H.P., một người làm nội dung trên TikTok, cho biết trong bối cảnh “nhà nhà, người người quay TikTok”, để đạt hơn 27.000 người theo dõi hiện nay, cô phải câu view bằng những hình ảnh thiếu vải cùng các câu chuyện mang khuynh hướng “người lớn”, từ đó gây tiềm ẩn những hiểm họa từ Tiktok.
Trong khi đó, chủ một kênh TikTok khác với 40.000 người theo dõi, thừa nhận rằng bản thân cố tình đăng nội dung khiêu dâm bởi “làm video nghiêm túc sẽ mãi vô danh trên TikTok, không thể tăng lượt follow, không thể lôi kéo quảng cáo kiếm tiền”. Theo lời kể của một người làm trong ngành quảng cáo tiết lộ, nếu một tài khoản TikTok tại Việt Nam có trên 500.000 lượt theo dõi, mỗi video có thể nhận về 6-10 triệu đồng tiền quảng cáo.

Những video bạo lực, có hành động nguy hiểm

Những video TikTok có thể chứa nội dung liên quan đến bạo lực, hành động nguy hiểm hoặc vũ khí,… nhằm kích thích và tạo sự tò mò cho người xem. Tuy nhiên, điều đó tiềm ẩn hiểm họa từ TikTok cho trẻ. Chúng sẽ gây ra những kích động hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng nhỏ tuôi
Hiểm họa từ TikTok - Ảnh hưởng của trào lưu "Devious licks" trên TikTok
Hiểm họa từ TikTok – Ảnh hưởng của trào lưu “Devious licks” trên TikTok
Vào tháng 9, một trào lưu gọi là “Devious licks” (Nhất quỷ nhì ma) xuất hiện, thách thức học sinh ăn cắp và phá hoại tài sản của trường. Các thách thức tiếp theo cũng rất đa dạng, từ “tát giáo viên”, “phá biển tên trường”, “giơ ngón tay thối với cán bộ phòng sinh viên” cho đến “hôn bạn gái ở trường” và “chạm vào ngực ai đó”.

Những video đánh đồng, kỳ thị và phân biệt

Một số người có thể sử dụng TikTok để lan truyền thông điệp kỳ thị, đánh đồng hoặc phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính hoặc sự khác biệt cá nhân. Điều này gây nên những tư tưởng lệch lạc cho trẻ và ảnh hưởng tiêu cực đến các nhóm người bị nhắm đến. Tiềm ẩn hiểm họa từ TikTok cho các đối tượng nhỏ tuổi.
Hiểm họa từ TikTok - Video mang tính chất kỳ thị vùng miền trên TikTok. (Hình ảnh được cắt từ video)
Hiểm họa từ TikTok – Video mang tính chất kỳ thị vùng miền trên TikTok. (Hình ảnh được cắt từ video)
Như trường hợp của tài khoản TikTok “H.M” đăng tải video với nội dung “Bạn nghĩ sao về người miền trung”, thể hiện quan điểm chê bai, nói xấu người miền trung. Video trên đã nhận được sự quan tâm rất lớn trên mạng xã hội, với hơn 3,8 triệu lượt xem, 54,9 nghìn lượt thích, 23,7 nghìn lượt bình luận và 13 nghìn lượt chia sẻ.
Trong video này, chính H.N.M trực tiếp cung cấp thông tin cho rằng: “Người miền trung rất keo kiệt và bủn xỉn, hà tiện, khôn lỏi, lúc nào cũng nghĩ cho bản thân, gia đình của họ trước, không có tinh thần xã hội, không có tinh thần đất nước… nên miền trung rất kém phát triển so với những miền còn lại…”.

Nội dung nhảm, “câu view”

Với mong muốn thu lợi nhuận và nổi tiếng trên TikTok, không phải nhà sáng tạo nội dung nào cũng có đủ kiên nhẫn để gây dựng kênh bằng kiến thức hữu ích, thay vào đó, một bộ phận đã “đốt cháy giai đoạn” bằng những nội dung nhảm hay “câu view” bất chấp, tiềm ẩn những hiểm họa từ TikTok cho trẻ
Thông soái ca là một “hiện tượng mạng” nổi tiếng trên nền tảng TikTok với câu nói “Những người khác ngại tán em, tại ngán anh”. Các clip của nhân vật này nhận về lượt xem và tương tác cao. Tuy nhiên, các clip của Thông soái ca bị nhiều người dùng xếp vào  nội dung “rác”, có phần nhảm nhí, vô bổ.
Hiểm họa từ TikTok - Những nội dung câu view vô bổ trên TikTok (nguồn: VTV)
Hiểm họa từ TikTok – Những nội dung câu view vô bổ trên TikTok (nguồn: VTV)
Trước Thông soái ca, từng có Lệ Rơi, Khá Bảnh,… là những hiện tượng nổi tiếng với những trò nhảm trên mạng nhưng lại được coi như “thần tượng” của một bộ phận thanh thiếu niên.
Ngoài ra, TikToker có tên T.B thường xuyên gây tranh cãi bởi những clip review đồ ăn của mình. Theo đó, nam TikToker này từng đến quán ăn của Trang Khàn, Long Chun và đưa ra những đánh giá tiêu cực khiến khán giả bất bình. Dù được nhiều người góp ý nhưng T.B vẫn chưa thay đổi, thậm chí còn “làm tới” như cố tình “câu like”.

Hệ quả của những hiểm họa từ TikTok

Những tác động tiêu cực mà hiểm họa từ TikTok, gây ra những ảnh hưởng về tâm lý, sức khỏe,… thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi xem những video đó, trẻ rất dễ có những suy nghĩ lệch lạc hay học theo những điều đó. Đã có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra với các bạn nhỏ:
  • Thiếu niên 16 tuổi ở bang Bắc Carolina bị biến dạng nghiêm trọng, với vết bỏng chiếm gần 80% cơ thể, sau khi thực hiện thử thách trên TikTok là sử dụng bình xịt dễ cháy để tạo súng phun lửa cỡ nhỏ. Nhóm thiếu niên này dùng hộp xịt sơn và bật lửa, nhưng thay vì phun ra tia lửa nhỏ, chiếc hộp phát nổ, khiến họ bị bỏng.
Hiểm họa từ TikTok - Mason Dark điều trị tại Trung tâm Bỏng UNC, Bắc Carolina, Mỹ. (Nguồn: WRAL)
Hiểm họa từ TikTok – Mason Dark điều trị tại Trung tâm Bỏng UNC, Bắc Carolina, Mỹ. (Nguồn: WRAL)
  • Bé gái 10 tuổi ở Palermo đã thực hiện “Thử thách Bất tỉnh” trên TikTok, trò chơi nguy hiểm này yêu cầu người tham gia phải tự làm mình nghẹt thở và ngất xỉu trong vài giây rồi đăng video lên TikTok. Tuy nhiên, nó trở thành bi kịch khi cô bé quấn thắt lưng quanh cổ và vô tình bị thít chặt gây ngạt thở, dẫn tới chết não
Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khác mà nguyên nhân do những tác động tiêu cực của những hiểm họa từTikTok, đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho phụ huynh, về cách quản lý những nội dung mà con tiếp cận trên nền tảng này. Liệu phụ huynh có đang dễ dãi khi con sử dụng TikTok hay không?

Sự kiểm duyệt có đủ hạn chế hiểm họa từ TikTok cho trẻ?

TikTok cho biết công ty có đội ngũ kiểm duyệt với hơn 40.000 nhân viên. Trong ba tháng cuối 2022, nền tảng đã xóa 85 triệu video vi phạm những nguyên tắc cộng đồng, trong đó 2,8% là nội dung tự làm hại, tự tử và rối loạn ăn uống. “Chúng tôi sẵn sàng đón nhận phản hồi và xem xét kỹ lưỡng, đồng thời tìm cách tương tác một cách xây dựng với các đối tác”, phát ngôn viên TikTok nói.
Hiểm họa từ TikTok
CEO TikTok Shou Zi Chew trong buổi điều trần tại Mỹ hôm 23/3. (Ảnh: AFP)
Ngoài ra, TikTok cho rằng đây cũng là nơi người dùng có thể chia sẻ những cảm xúc tiêu cực và việc chủ động đối phó với điều đó có thể hữu ích cho cả hai bên. Công ty sẽ điều chỉnh thuật toán để hạn chế đề xuất một số nội dung cho người xem.
Trong khi đó, người dùng cũng liên tục nghĩ mẹo để tránh bộ lọc, tiềm ẩn hiểm họa từ TikTok cho các đối tượng nhỏ tuổi. TikTok. Thay vì dùng từ khóa tự tử, nhiều người chọn cách phiên âm khác đi hoặc dùng từ lái để người nghe tự tưởng tượng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng TikTok có thể lựa chọn xóa bỏ, gắn nhãn cảnh báo thay vì tiếp tay cho video độc hại, để tránh tiềm ẩn những hiểm họa từ TikTok cho trẻ
“Nếu không thể loại bỏ nội dung độc hại khỏi nền tảng, các công ty cũng đừng tạo ra thuật toán đưa chúng đến với trẻ em”, Arthur C. Evans Jr., Giám đốc điều hành Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, nói.

Phụ huynh nên làm gì để tránh hiểm họa từ TikTok cho trẻ?

Ariana Hoet, nhà tâm lý học nhi khoa tại Bệnh viện trẻ em quốc gia Mỹ, khuyến khích cha mẹ chủ động kiểm tra nội dung con đang xem, thay vì trông chờ vào sự kiểm duyệt từ nền tảng. Họ nên trực tiếp hỏi xem con cái đang thấy gì trên mục “For You” . Nếu phát hiện nội dung độc hại, có thể đứa trẻ đang tìm kiếm hoặc có xu hướng chú ý đến vấn đề đó và nên can thiệp ngay từ lúc này.
Ngoài ra phụ huynh cũng nên thiết lập chế độ Family Pairing trên ứng dụng để hạn chế nội dung không phù hợp với con trẻ. Chế độ này còn cho phép thiết lập thời gian dùng ứng dụng, để tránh những hiểm họa từ TikTok cho trẻ
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo những hiểm họa từ TikTok đến người dùng, nhất là trẻ nhỏ, có thể sẩy chân bất kỳ lúc nào vào những cạm bẫy liên tục được tạo ra trên nền tảng.

Kết luận

Không thể phủ nhận một số hiểm họa từ TikTok ảnh hưởng đến trẻ. Việc giới hạn và kiểm soát cùng với sự hỗ trợ từ phụ huynh và cộng đồng là một yếu tố quan trọng, có thể giúp trẻ em tránh được những hiểm họa từ TikTok này và tận hưởng một trải nghiệm trực tuyến an toàn và lành mạnh. Sức khỏe và sự phát triển của trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu, vì thế việc thảo luận, giáo dục và hỗ trợ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với những thách thức mà TikTok có thể mang lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *