Công thức nghề nghiệp là một trong những tiêu chí phân loại nghề hợp lý và tối ưu nhất, giúp bạn dễ dàng khoanh vùng những ngành nghề phù hợp với bản thân thành một nhóm. Từ đó, dễ dàng lựa chọn và có cái nhìn tổng quan hơn về các nhóm ngành nghề trong tương lai, từ đó đưa ra những định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có lợi cho sự phát triển của bản thân. Bất kỳ nhóm nghề nào cũng đều được xây dựng trên các nền tảng cơ bản như đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động. Dưới đây là một số chia sẻ của FPT AfterSchool giúp bạn có thể lập ra các công thức nghề nghiệp hiệu quả và phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai.
Vì sao cần thiết lập công thức nghề nghiệp
Thiết lập công thức nghề nghiệp ngay từ bước đầu tiên định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn hiểu đúng về các nhóm nghề cụ thể, từ đó phân tích và đưa ra những quyết định chọn nghề đúng đắn trong tương lai. Nắm rõ công thức nghề nghiệp cũng sẽ giúp chúng ta xác định được bản thân phù hợp với những công việc, ngành nghề nào, tránh việc chọn nghề tùy hứng, không có cơ sở, dẫn đến tương lai không khả quan.
Việc xác định công thức nghề nghiệp phù hợp với mình cần được tiến hành từ sớm nhằm giúp bạn có nhiều thời gian và đa dạng sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm ngành nghề tương lai. Nhờ đó, khiến bạn trở nên chủ động và có nhiều định hướng rõ ràng trong việc xây dựng lộ trình hướng nghiệp hiệu quả, tối ưu.
Trong quá trình xây dựng công thức nghề nghiệp cho riêng mình, người học cũng sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn những ngành nghề phù hợp với các tiêu chí mình đề ra. Cụ thể như khả năng phát triển, môi trường làm việc, hiệu quả công việc,… Nhờ đó, hiểu rõ hơn về nhóm ngành nghề mình muốn theo đuổi cũng như có thể cạnh tranh tốt với các đối thủ cùng ngành.
Lập công thức nghề nghiệp có cần dựa vào sở thích, tính cách không?
Để đồng hành cùng một ngành nghề lâu dài, các yếu tố liên quan đến sở thích hay tính cách cá nhân là không thể xem nhẹ. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả công việc bởi chỉ khi bạn thật sự phù hợp và có đam mê, bạn mới làm tốt công việc được giao và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
Vì thế, khi thiết lập công thức nghề nghiệp cho mình, bạn cũng cần chú ý đến việc mình yêu thích cũng như có cá tính phù hợp với nhóm nghề nào. Từ đó, chọn được những công việc tiềm năng và có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Tuy nhiên, để định hướng nghề nghiệp hiệu quả, dựa vào yếu tố sở thích hay tính cách thôi là chưa đủ. Công thức nghề nghiệp phải là sự kết hợp của nhiều khía cạnh như cơ hội nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, hiệu quả công việc, tiềm năng phát triển,…
Cách lập công thức nghề nghiệp
Đối tượng lao động
Đối tượng lao động là khái niệm phổ biến nhằm chỉ bộ phận của giới tự nhiên được con người tác động đến nhằm thay đổi nó theo mục đích của họ. Đối tượng lao động được chia làm 2 nhóm chính là đối tượng có sẵn ví dụ các loại cây cỏ, đất đá, núi rừng nguyên thủy và đối tượng đã quay chế biến.
Dựa vào các nhóm đối tượng lao động, công thức nghề nghiệp được chia thành 5 nhóm chính, cụ thể:
Nghề “Người tiếp xúc với thiên nhiên”
Nhóm ngành nghề “người tiếp xúc với thiên nhiên” được ký hiệu là Nt, là những người làm những công việc liên quan đến môi trường. Họ là những con người sẵn sàng cống hiến thời gian và tiền bạc cho môi trường nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, mang lại cho mọi người một môi trường sống lành mạnh. Các ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên rất đa dạng lĩnh vực như bảo vệ rừng, trồng trọt, canh tác, thú y,…
Nghề “Người tiếp xúc với kỹ thuật”
Những người có sở thích tìm tòi và nghiên cứu máy móc sẽ rất phù hợp với nhóm nghề “người tiếp xúc với kỹ thuật”. Sự nhanh nhạy và yêu thích các thiết bị công nghệ sẽ giúp bạn dễ dàng làm quen và phát triển trong lĩnh vực kỹ thuật. Nhóm nghề này có kí hiệu là Nk, bao gồm các nghề cụ thể như thợ tiện, thợ sửa chữa máy móc, thợ lắp ráp,…
Nghề “Người tiếp xúc với người”
Người tiếp xúc với người rất phù hợp với những ai thích giao tiếp và tiếp xúc với người khác cũng như có khả năng truyền đạt trước đám đông. Bởi nhóm nghề này bao gồm các công việc chú trọng về khả năng giao tiếp, đàm phán như nhân viên tư vấn, nhân viên phục vụ, giáo viên,… Nhóm nghề này có ký hiệu là Nn, luôn chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu nghề nghiệp hiện nay và là mong muốn của nhiều người khi định hướng nghề nghiệp tương lai.
Nghề “Người tiếp xúc với các dấu hiệu”
Đặc thù của nhóm nghề này là bạn cần dựa vào những dấu hiệu của đối tượng lao động để hoàn thành công việc của mình. Các công việc phổ biến cần bạn phải nhanh nhạy và tiếp xúc với các dấu hiệu thường là thứ ký đánh máy, lập trình viên, sáng tạo nội dung,… Những công việc này đòi hỏi bạn phải là người có óc quan sát tốt và khả năng nắm bắt thông tin chính xác.
Nghề “Người tiếp xúc với nghệ thuật”
Nhóm nghề “Người tiếp xúc với nghệ thuật” có tế bào nghệ thuật phát triển rất tốt và dễ dàng tìm được sự thăng hoa khi làm những công việc yêu thích. Bạn có thể phát triển đa dạng các lĩnh vực như nhạc sĩ, thợ trang trí, họa sĩ,…. và có một tương lai rộng mở. Nếu bạn có năng khiếu nghệ thuật thì đừng ngần ngại thử sức với nhóm ngành nghệ thuật nhé!
Mục đích lao động
Khi bắt tay vào thực hiện công việc nào đó, ai cũng đều trông chờ vào thành quả mà mình đạt được sau những cố gắng không ngừng. Đó chính là mục đích lao động, nền tảng quan trọng để tạo nên công thức nghề nghiệp chuẩn. Mục đích lao động được hiểu đơn giản là các kết quả mà xã hội mong đợi sau khi người lao động hoàn tất công việc.
Mục đích lao động là kết quả tất yếu của quá trình lao động, là minh chứng cho những cố gắng học tập, làm việc của con người. Chẳng hạn như mục đích của quá trình dạy học là giúp mang lại tri thức, học vấn lẫn những giá trị tốt đẹp khác cho người học. Mục tiêu lao động của bác sĩ là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Nhìn chung, tất cả mục mình mà các ngành nghề hướng đến cần phải tốt đẹp, mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội.
Căn cứ vào mục đích lao động, người ta chia ra ba nhóm chính sau đây;
Nghề có mục đích nhận thức đối tượng
Với những nhóm nghề này, bạn cần phải biết cách quan sát, tìm tòi từ đó khám phá ra những điều ẩn giấu bên trong của các đối tượng. Ngành nghề này được ký hiệu chữ N, yêu cầu bạn phải là một người kiên nhẫn, cẩn thận và có nhận thức sắc bén. Những công việc điển hình của nhóm nghề N phải kể đến như điều tra viên, kiểm tra hàng hóa , thanh tra vụ án,…
Nghề có mục đích biến đổi đối tượng
Đây là nhóm nghề dựa vào năng lực và khả năng của mình để thuyết phục đối tượng, thay đổi đối tượng nhằm đạt được những mục đích mình mong muốn. Muốn phát triển tốt ở dạng nghề này, bạn cần phải là người có kiến thức tốt chuyên môn tốt nhằm thay đổi một sự vật, hiện tượng nào đó. Các công việc có mục đích biến đổi đối tượng thường gặp là giáo viên, bác sĩ, sản xuất hàng hóa thủ công.
Nghề có mục đích tìm tòi, phát hiện, khám phá những cái mới.
Trong quá trình định hướng nghề nghiệp, những ai có năng khiếu về nghệ thuật, yêu thích sự sáng tạo thì nên cân nhắc những ngành nghề liên quan đến việc tìm tòi, khám phá điều mới. Nhóm nghề này có tốc độ đào thải khá cao nên yêu cầu bạn phải là người có óc sáng tạo, luôn biết thay đổi để cập nhật xu hướng, đuổi kịp sự phát triển của thời đại. Các ngành nghề điển hình của nhóm này là thiết kế thời trang, sáng tác văn học, nghiên cứu công trình khoa học,…
Công cụ lao động
Công cụ lao động được hiểu là những phương tiện, công cụ hỗ trợ giúp hỗ trợ quá trình con người tác động lên đối tượng được thuận lợi hơn, mang lại những hiệu quả rõ ràng hơn. Các công cụ lao động này sẽ là trợ thủ đắc lực để bạn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm phần lớn thời gian và công sức.
Đối với thợ lái máy xúc đất, họ không thể hoàn thành công việc nhanh chóng nếu không có cần cẩu, cần cẩu là công cụ lao động giúp người thợ vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Hoặc bạn có thể nhìn thấy quá trình làm việc hàng ngày của những người vận chuyển hàng hóa, họ khó có thể làm việc tốc độ cao nếu không có xe vận tải chuyên dụng. Do đó, có thể thấy công cụ lao động là một phần quan trọng trong công thức nghề, giúp tác động lên đối tượng nghề và mang lại những mục đích rõ ràng, hiệu quả hơn.
Dựa vào từng loại công cụ lao động đặc trưng, ta có thể xác định những nhóm ngành nghề khác nhau.
Nghề với những hình thức lao động chân tay
Những người làm nhiệm vụ lao động chân tay thường là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, họ sử dụng sức mạnh cơ bắp vào quá trình làm việc của mình. Họ là một phần không thể thiếu trong cơ cấu nghề, tồn tại đa dạng ở các công việc như vệ sinh nhà cửa, lắp đặt máy móc, khuân vác đồ đạc,….
Nghề với những công việc bên máy móc
Với các ngành nghề đặc thù cần phải làm việc với máy móc, các thiết bị điện tử này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian và công sức để hoàn thành công việc. Một số ngành nghề chuyên gắn liền với máy móc là các kỹ sư phần mềm, thiết kế đồ họa, xây dựng,… Nếu bạn có đam mê với máy móc, đừng bỏ qua những ngành nghề này trong quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai nhé.
Nghề làm việc bên máy tự động
Những chiếc máy tự động là công cụ lao động quan trọng, hỗ trợ người làm rất nhiều để hoàn thành các công việc yêu cầu sự tự động và kỹ thuật cao. Nhóm nghề liên quan đến thiết bị tự động không yêu cầu bạn phải sử dụng sức quá nhiều mà thay vào đó, chỉ cần thao tác trên máy là có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng. Nếu chọn phát triển theo nhóm nghề này, bạn sẽ được làm việc ở bàn điều khiển và chỉ đạo các loại máy dệt, máy in chạy theo chỉ thị mình đã cài đặt sẵn.
Nghề lao động bằng những công cụ đặc thù như ngôn ngữ và hình thể
Nhóm nghề đặc thù này rất quan trọng những công cụ đặc biệt như lời, hành động của người lao động. Chính ngôn ngữ, thái độ hàng ngày của bạn sẽ quyết định kết quả của công việc có diễn ra như mong muốn hay không. Loại công cụ đặc biệt này thường xuất hiện trong những ngành nghề cơ bản như phiên dịch viên, giáo viên, ca sĩ, diễn viên múa,…
Tham khảo tin tức mới nhất
Điều kiện lao động
Điều kiện lao động được hiểu là một trong những cấu thành của công thức nghề, biểu thị cho những nét đặc trưng của môi trường làm việc. Những điều kiện này sẽ có sự thay đổi tùy theo các đối tượng lao động khác nhau, quy định cụ thể dựa trên những tiêu chí như giới tính, độ tuổi, thâm niên kinh nghiệm, trình độ chuyên môn,…
Căn cứ vào điều kiện lao động, người ta chia nghề thành 4 nhóm quan trọng:
Nghề cần phải tính đến môi trường đạo đức, chính trị là chủ yếu
Nhóm nghề này được làm việc trong các môi trường đề cao sự giáo dục và tính công bằng, yêu cầu người làm phải giữ thái độ nghiêm nghị, cẩn trọng trong mọi hành động. Các công việc liên quan đến nhóm nghề này được ký hiệu là Đ, chủ yếu là những lĩnh vực như dạy học, giáo dục, xử án,….
Nghề được tiến hành trong không gian sinh hoạt bình thường
Các nghề này thường được làm việc trong môi trường tiêu chuẩn, đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra bình thường và đúng quy tắc. Vì thế mà cũng yêu cầu người lao động phải có tính kỷ luật và đều đặn trong công việc như nhân viên văn phòng, kế toán, phòng tư vấn khách hàng,…
Nghề làm trong khoảng không gian khoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên
Những ai chọn ngành nghề liên quan đến yếu tố môi trường thường sẽ được làm việc trong những không gian thông thoáng, thân thiện với thiên nhiên. Nhờ đó, giúp tâm hồn của bạn thêm thư thái và có thể phát triển thêm những định hướng làm việc rõ ràng trong tương lai. Nhóm người này cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường thiên nhiên như người chăn nuôi gia súc, nhân viên bảo vệ rừng, người trồng hoa,…
Nghề được tiến hành trong các môi trường đặc biệt
Các nhóm nghề được tiến hành trong điều kiện đặc biệt thường liên quan đến những lĩnh vực như thám hiểm vũ trụ, các thí nghiệm liên quan đến sự phát triển của nhân loại. Vì đặc thù này mà những ai theo đuổi các công việc này sẽ được làm việc trong các điều kiện đặc biệt nhất, nhằm giúp làm việc được hiệu quả, tối ưu nhất.
Tổ hợp các dấu hiệu kiểu, dạng, loại, nhóm của một nghề cho ta công thức của nghề đó.
Các dấu hiệu hay đặc trưng về nhóm nghề đều sẽ tạo thành công thức về ngành nghề đó, Tuy nhiên, cách xác định công thức nghề này chỉ mang tính chính xác tương đối và có thể thay đổi tùy vào từng đối tượng cụ thể.
Mỗi nhóm nghề sẽ hình thành một công thức riêng biệt như nghề dạy học có công thức là N2BLdĐ hay công thức nghề lái xe là NkBLm1Kk. Những ngành nghề có các nét tương đồng nhau có thể được quy về chung một công thức nghề, đa dạng sự lựa chọn của bạn khi định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những nhóm nghề có quá nhiều sự khác biệt nên bạn khó có thể chuyển đổi giữa hai nghề này với nhau. Vì thế, cần hiểu rõ quy tắc tạo nên công thức nghề để có những hướng đi đúng đắn cho tương lai, mang lại tương lai tươi sáng, rộng mở cho bản thân.
Lập công thức nghề nghiệp là một bước tiến mới trong quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai của các bạn trẻ. Qua những chia sẻ của FPT AfterSchool, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn về công thức nghề, từ đó dựa vào những yếu tố cốt lõi để xác định các nhóm nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.