5 lợi ích chơi game và tác hại phía sau cần lưu ý

5 lợi ích khi chơi game và tác hại phía sau cần lưu ý

Nếu được tiếp cận một cách đúng đắn, lợi ích chơi game có thể mang lại nhiều điều bất ngờ cho trẻ. Đó là cách để giải trí, thư giãn và kết nối với bạn bè. Đồng thời, lợi ích chơi game cũng có thể phát triển khả năng tư duy, tập trung và tăng cường kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý những tác hại phía sau việc chơi game. Chơi game quá mức có thể gây nghiện, ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tâm lý và làm mất cân bằng cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 5 lợi ích chơi game và đồng thời cùng nhau nhìn nhận cận điểm về các tác hại cần lưu ý. Hãy cùng tìm hiểu và tận dụng lợi ích chơi game một cách có lợi cho cuộc sống hàng ngày nhé!

Lý do trẻ em ngày nay chơi game nhiều

Hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian để chơi game đã trở thành một sự thực trạng không còn quá xa lạ. Một số lý do đã giải thích tại sao trẻ em ngày nay dành nhiều thời gian để chơi game.

Đầu tiên, sự phổ biến của internet và điều kiện sẵn có của điện thoại di động đã tạo ra một môi trường thuận lợi và tiếp cận dễ dàng đến các trò chơi điện tử. Trẻ em chỉ cần một kết nối internet và một thiết bị di động là trẻ đã có thể truy cập vào hàng ngàn trò chơi thú vị từ khắp nơi trên thế giới.

Thứ hai, các trò chơi điện tử ngày nay đã phát triển rất nhiều và mang lại những trải nghiệm ấn tượng. Những trò chơi này thường có đồ họa sống động, âm thanh chân thực và cốt truyện hấp dẫn, tạo ra một thế giới ảo mà trẻ em có thể khám phá và tương tác. Trò chơi cũng mang đến cho trẻ những thử thách, thành tựu cũng như phần thưởng giúp tăng cường cảm giác tự tin và sự thành công cho việc hình thành tính cách trẻ.

Thứ ba, chơi game cũng có khả năng kết nối và tạo ra một cộng đồng. Một số trẻ em chơi game nhiều cũng do ngại giao tiếp trong xã hội. Lợi ích chơi game cho phép các trẻ tạo ra một môi trường an toàn và thoải mái, nơi mà trẻ không cần vượt qua những rào cản xã hội. Chỉ cần truy cập vào các nền tảng trò chơi trực tuyến giúp trẻ em có thể chơi game cùng bạn bè hoặc kết nối với những người chơi khác trên khắp thế giới. Điều này giúp trẻ cảm thấy thích thú xây dựng mạng lưới xã hội, tương tác và trao đổi kinh nghiệm với những người có cùng sở thích.

Một lý do khác là áp lực học tập. Trẻ em ngày nay thường chịu áp lực học tập cao từ gia đình và học đường, và chơi game trở thành một cách để giải tỏa căng thẳng và stress. Khi chơi game, trẻ có thể tạm quên đi cuộc sống học tập áp lực và chìm đắm trong thế giới ảo, nơi sự thành công và đạt được các mục tiêu được định sẵn. Trò chơi cung cấp cho trẻ những trải nghiệm đáng chú ý, như chiến thắng trong những tình huống khó khăn, vượt qua các trở ngại và đạt được thành tựu. Cảm giác thành công và hứng thú từ trò chơi giúp giảm căng thẳng và mang lại sự thỏa mãn cho trẻ em.

Lý do trẻ em ngày nay chơi game nhiều - 5 lợi ích khi chơi game
Lý do trẻ em ngày nay chơi game nhiều -5 lợi ích khi chơi game

5 lợi ích khi chơi game, game online

Là cha mẹ, chúng ta thường đặt nhiều sự quan tâm vào những nguy cơ tiềm ẩn của việc trẻ em chơi game, thay vì nhìn nhận lợi ích chơi game mang lại. Tuy nhiên, với trò chơi điện tử trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ hiện đại, có thể khá an ủi khi ta nhận thức rằng chúng có thể là một công cụ mạnh mẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống quan trọng. Trong xã hội ngày nay, mỗi người đều phải thực hiện những nghĩa vụ riêng của mình. Trẻ em đi học, người lớn đi làm. Với sự phát triển của xã hội, áp lực đè lên cá nhân ngày càng lớn. Do đó, mỗi người đều cần những thú vui riêng để giải trí và giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Lợi ích chơi game, mặc dù không phải là giải pháp hoàn hảo, nhưng nó có thể đóng vai trò như một phương tiện giúp trẻ em khám phá và phát triển nhiều kỹ năng cần thiết. Tất nhiên, việc chơi game vẫn có một số hạn chế và là nguồn lo lắng của nhiều bậc cha mẹ, vì nó có thể khiến trẻ lơ là học hành, xa lánh cuộc sống thực tại và thậm chí gây nghiện. Hiểu được lợi ích sẽ giúp phụ huynh lựa chọn các trò chơi giải trí phù hợp, giúp các nhà giáo dục tìm cách bổ sung cho việc giảng dạy trên lớp và giúp các nhà phát triển trò chơi tạo ra các trò chơi có tính giảng dạy.

Lợi ích chơi game: Kích thích sự liên kết và hoạt động của não bộ

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Scientific Reports, tập trung vào phân tích thành phần cấu trúc và tính liên kết của não bộ trên các game thủ cho thấy, người chơi game lâu năm đặc biệt là thể loại hành động, có khả năng nhận thức cao hơn hẳn so với nhóm đối tượng thông thường hoặc mới chơi game trong thời gian ngắn. Sau đó, khi thực nghiệm sâu hơn, đồng thời sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ trường (MRI), nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các game thủ còn tập trung tốt hơn. Mặt khác, kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt của họ cũng phát triển rất đáng kể.

Lợi ích chơi game: Có thể khơi dậy sự sáng tạo

Một nghiên cứu thử nghiệm được công bố trên the Creativity Research Journal đã tìm thấy mối liên hệ giữa một số trò chơi điện tử và khả năng sáng tạo. 352 người tham gia chơi Minecraft có hoặc không có hướng dẫn, xem chương trình truyền hình hoặc chơi trò chơi đua xe.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người chơi Minecraft mà không được hướng dẫn đã hoàn thành các nhiệm vụ tiếp theo một cách sáng tạo nhất. Các nhà nghiên cứu suy đoán điều này có thể là do họ được tự do suy nghĩ nhiều nhất khi chơi.

Lợi ích chơi game: Tăng sự quyết đoán

Một nghiên cứu của tập thể chuyên gia thuộc Đại học Rochester (New York, Mỹ) cho thấy các game thủ nhỏ tuổi thường quyết đoán hơn nhóm trẻ thông thường cùng độ tuổi. Đáng ngạc nhiên, những quyết định của các gamer nhí có mức độ chính xác, hoàn thiện hơn dù khả năng phán xét chỉ tương đương nhau. Phân tích sâu hơn, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ em chơi các thể loại game hành động, đòi hỏi cường độ hoạt động cao thường nhanh nhạy, chín chắn hơn hẳn so với nhóm thích trò chơi mang tính chiến thuật, có nhịp độ chậm rãi.

Lợi ích chơi game: Có thể giúp trẻ kết bạn

Ngược lại với cha mẹ, hầu hết trẻ nhỏ xem trò chơi điện tử là một hoạt động xã hội chứ không phải là một hoạt động cô lập. Lợi ích chơi game tạo ra một nền tảng chung để trẻ nhỏ kết bạn, đi chơi và dành thời gian có tổ chức với bạn bè. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các nhóm tập trung vào các cậu bé vị thành niên cho biết trò chơi là tâm điểm thường xuyên của cuộc trò chuyện giữa các bạn cùng trang lứa. Ví dụ, một cậu bé tiết lộ rằng các bạn ở cùng lớp chủ yếu nói về “girls and games—the two Gs.”

Lợi ích chơi game: Có thể gắn kết cha mẹ và con cái lại với nhau

Nhờ nghiên cứu của tôi, tôi sẽ luôn nhớ đến việc xem cô con gái 10 tuổi của bạn tôi dạy cô ấy chơi Guitar Hero . Trò chơi tình cờ bao gồm các bài hát yêu thích từ thời thiếu niên và đại học của bạn tôi, điều này đã giúp thu hút cô ấy. Phần hay nhất là được thấy cô con gái trở thành một chuyên gia và chia sẻ kỹ năng chơi game với mẹ của mình — một sự đảo ngược vai trò thông thường của cha mẹ và con cái

5 lợi ích khi chơi game, game online
5 lợi ích khi chơi game, game online

Tham khảo thêm: các lợi ích của việc trẻ chơi trò chơi điện tử

Tác hại cần lưu ý khi chơi game

Trong khi việc lợi ích chơi game có thể mang lại nhiều điều mà bậc phụ huynh chưa biết. Tuy nhiên, lợi ích chơi game không có nghĩa rằng không có những rủi ro tiềm ẩn cần được nhìn nhận và lưu ý để tránh mất kiểm soát trong quá trình chơi game. Hãy cùng tìm hiểu về những tác hại cần được nhắc tới khi thảo luận về chơi game:

  • Tác hại của game đến cuộc sống: 

Người chơi cần phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để nâng tâm trình độ. Game liên tục được cập nhật nhằm duy trì những cái mới lạ, thêm tính hấp dẫn, yêu cầu người chơi khám phá và dành nhiều thời gian hơn nữa để chơi. Việc tăng thời gian vào thế giới ảo làm ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ của người chơi như mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp; bỏ học, thất nghiệp; nợ nần, cầm cố, trộm cắp; ảnh hưởng đến sức khỏe (giảm thị lực, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục…).

Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng thực thể của nghiện game bao gồm: Mệt mỏi; Đau nửa đầu do tập trung cao độ hoặc căng mắt; Hội chứng ống cổ tay do sử dụng quá nhiều bộ điều khiển hoặc chuột máy tính; Vệ sinh cá nhân kém.

Tác hại của game đến cuộc sống
Tác hại của game đến cuộc sống
  •  Biểu hiện của tình trạng nghiện game:

Các biểu hiện thường thấy khi bị nghiện game như: thời gian chơi game nhiều hơn 3 giờ/ngày, liên tục trong thời gian 1 tháng trở lên; có xu hướng muốn tăng thời gian chơi game; chơi game không kiểm soát được gây ảnh hưởng đến thời gian và giảm hiệu quả cho các công việc khác như: chăm sóc bản thân (vệ sinh cá nhân), học tập, các mối quan hệ xã hội và công việc; có các hành vi nói dối, lừa đảo để đi chơi game, các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp để có tiền chơi game; sử dụng tiền vào game mất kiểm soát để mua thời gian chơi hoặc vật phẩm. Giống như bất kỳ rối loạn tâm thần khác, nghiện game có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Một người nghiện game thường sẽ tránh ngủ hoặc ăn các bữa ăn đúng giờ để tiếp tục chơi game. Mặc dù những tác động ngắn hạn của điều này có thể bao gồm đói và mệt mỏi, cuối cùng, nó là dẫn đến rối loạn giấc ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống.

Biểu hiện của tình trạng nghiện game
Biểu hiện của tình trạng nghiện game

Các dấu hiệu nhận biết trẻ nghiện game

Theo PGS.TS Bùi Quang Huy – Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 – người nghiện game là người có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau: Thèm chơi game; Chơi game liên tục không nghỉ; Không kiểm soát được việc chơi game; Mất thời gian cho chơi game; Bỏ bê các công việc khác; Che giấu các cảm giác và tình huống khó chịu bằng cách chơi game; Nói dối về thời gian chơi game; Sử dụng sai về tiền bạc; Có các triệu chứng của trầm cảm.

Phụ huynh cũng nên theo dõi thường xuyên các thay đổi hành vi của trẻ. Gọi hoặc gặp bác sĩ tư vấn ngay nếu thấy các biểu hiện bất thường.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ nghiện game
Các dấu hiệu nhận biết trẻ nghiện game

Giúp trẻ chơi game an toàn, 4 nguyên tắc quan trọng cha mẹ cần chú ý:

  1. Cha mẹ nên chú ý từ đầu khi bắt đầu cho trẻ chơi game, cần chọn những game lành mạnh phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của trẻ. Tuyệt đối tránh những game bạo lực nhằm bảo vệ tâm trí còn non nớt của trẻ.
  2. Thực hiện một kế hoạch tính toán hợp lý, cân bằng giữa việc học tập, sinh hoạt và vui chơi của trẻ, mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
  3. Chỉ nên cho trẻ chơi game tối đa trong vòng 1 giờ sau khi trẻ đã hoàn thành xong các bài tập trên lớp, để trẻ có thể thư giãn và như một phần thưởng “tinh thần”, giúp trẻ phấn khởi, vui vẻ.
  4. Cần tạo cho trẻ một không gian an toàn khi chơi game, phòng ốc thoáng mát, đủ dưỡng khí, đủ ánh sáng… Không nên cho trẻ chơi game ở những nơi mà trẻ một mình riêng tư, nên sắp xếp ở những nơi mà bạn có thể kiểm soát được mọi sinh hoạt chung trong gia đình và của trẻ.
Giúp trẻ chơi game an toàn, 4 nguyên tắc quan trọng cha mẹ cần chú ý
Giúp trẻ chơi game an toàn, 4 nguyên tắc quan trọng cha mẹ cần chú ý

Bố mẹ đồng hành cùng con khám phá game và công nghệ

Không tồn tại khái niệm “dạy con”, chỉ tồn tại khái niệm “học cách làm cha mẹ”, đây vốn là hành trình dày công, tỉ mẩn mà mỗi người cha người mẹ cần kiên trì tích lũy để đồng hành cùng con hiệu quả. Con cần ở cha mẹ hai điều quan trọng là sự kết nối và những lời khuyên đúng. Sự kết nối thể hiện rõ ở việc làm bạn cùng con để hiểu con, còn cho con những lời khuyên đúng không chỉ dựa vào những trải nghiệm của cha mẹ mà còn dựa vào kiến thức từ sách vở, chuyên gia.

Quản lý thời gian chơi game của con cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Phụ huynh nên thiết lập quy định rõ ràng và giới hạn thời gian, tạo lịch trình hợp lý, giám sát và thảo luận chơi cùng con, hỗ trợ và hướng dẫn con. Bằng cách thực hiện các bước này, bố mẹ có thể giúp con phát triển một mục tiêu cân bằng trong các lợi ích chơi game và trở thành những người chơi có trách nhiệm.

Sống giữa thời đại công nghệ 4.0, được tiếp cận công nghệ từ sớm nhưng không phải đứa trẻ nào cũng nắm vững các kỹ năng công nghệ, sử dụng đúng cách và tận dụng công nghệ để phát triển bản thân, định hướng tương lai. Trong khi đó, thế giới đang xuất hiện rất nhiều ngành nghề mới gắn liền với công nghệ như làm game, thiết kế đồ họa. Đòi hỏi thế hệ trẻ ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn, cần được trang bị kỹ năng công nghệ thì mới bắt kịp xu hướng thời đại mới và có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn trong tương lai.

Bố mẹ đồng hành cùng con khám phá game và công nghệ
Bố mẹ đồng hành cùng con khám phá game và công nghệ

Công nghệ phát triển như vũ bão, học công nghệ và hướng nghiệp cho trẻ hiện nay không còn theo phương châm “chậm mà chắc” mà phải nhanh để không tụt hậu”. Do đó, chương trình học công nghệ tại FAS hướng đến trẻ 10 đến 18 tuổi, bởi đây là thời điểm trẻ đã hoàn thiện nhận thức về thế giới xung quanh, khao khát thể hiện bản thân, tỏ rõ niềm đam mê, năng khiếu của mình.

Chương trình đào tạo Thiết kế đồ họa và Lập trình tại FAS hướng đến sự phát triển toàn diện tư duy và kỹ năng công nghệ là 2 yếu tố quan trọng để trẻ tự tin bộc lộ khả năng và dễ dàng lựa chọn hướng đi đúng, cụ thể:

Đối với lập trình:

  • Học lập trình sẽ giúp trẻ trang bị các kỹ năng làm việc trong ngành công nghệ thông tin, từ phát triển phần mềm, quản lý dự án, thiết kế web, trí tuệ nhân tạo, đến phân tích dữ liệu, an ninh mạng, thực tế ảo và thiết kế giao diện người dùng, v.v…
  • Lập trình mang đến thu nhập hấp dẫn bởi sự khan hiếm về nhân lực: Lập trình viên phần mềm, lập trình viên web mức lương từ khoảng $60,000 đến $120,000 một năm. Chuyên gia phân tích dữ liệu có mức lương từ $70,000 đến $130,000 một năm. Kỹ sư trí tuệ nhân tạo mức lương có thể vượt quá $100,000 một năm.

Đối với thiết kế đồ họa:

  • Ngành thiết kế đồ họa có nhu cầu về nhân lực cao, từ các công ty thiết kế quảng cáo, hãng phim, truyền thông, công ty phần mềm, đến các công ty trò chơi điện tử, truyền thông kỹ thuật số và các công ty truyền thông xã hội với mức lương giao động từ khoảng $40,000 đến $80,000 một năm.
  • Với việc phát triển tư duy sáng tạo, trẻ học thiết kế đồ họa sẽ cơ hội trở thành kiến trúc sư, nhà thiết kế, nhà làm phim, nhà xây dựng game, xây dựng thế giới online, nghệ sĩ v.v…

Bên cạnh đó, việc trang bị kỹ năng cho trẻ từ sớm cũng là tiền đề quan trọng giúp trẻ tự học, tự nghiên cứu, học online, du học và làm việc ở mọi nơi trên thế giới.

Tham khảo thêm: cơ hội nghề nghiệp khi đam mê công nghệ

Chơi game không phải lúc nào cũng xấu, đó còn là một nguồn hứng thú và mang lại nhiều lợi ích mà ít ai biết đến. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát và không biết cách sắp xếp thời gian giữa chơi game và các hoạt động khác, trò chơi có thể trở thành mối nguy hại tiềm ẩn. Vì vậy, quản lý thời gian chơi game và duy trì sự cân bằng giữa trò chơi và cuộc sống hàng ngày là rất quan trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *