10 dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em lứa tuổi THCS

Áp lực học hành có thể gây trầm cảm ở trẻ em

Những biểu hiện trầm cảm ở trẻ em thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với triệu chứng tâm lý bình thường. Trầm cảm ở trẻ em là triệu chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử của trẻ, có thể dẫn đến những vấn đề về thể chất và tinh thần. Do đó mà các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về căn bệnh này để có biện pháp bảo vệ con em tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Các dạng rối loạn trầm cảm thường gặp ở trẻ em

Các rối loạn trầm cảm ở trẻ em bao gồm: rối loạn trầm cảm hỗn hợp, rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn khí sắc.

Các dạng trầm cảm thường gặp ở trẻ em
Các dạng trầm cảm thường gặp ở trẻ em

Rối loạn tâm trạng hỗn hợp

Rối loạn tâm trạng là rối loạn liên quan đến sự khó chịu liên tục và các giai đoạn thường xuyên của hành vi đó rất khó kiểm soát, thường ở tuổi 6-10. Nhiều trẻ em có những rối loạn khác, đặc biệt là chống đối, phản đối, hiếu động thái quá, tăng động giảm chú ý hoặc rối loạn lo âu.

Các biểu hiện bao gồm những cơn kích thích thường xuyên nghiêm trọng (ví dụ như giận dữ hoặc gây tổn thương đối với những người xung quanh…) có tần suất cao trên 3 lần/tuần. Sự bùng nổ không phù hợp với hoàn cảnh, trạng thái cáu kỉnh, tức giận hiện diện hằng ngày.

Rối loạn trầm cảm chủ yếu

Rối loạn trầm cảm chủ yếu là một dạng trầm cảm kéo dài trên 2 tuần. Rối loạn trầm cảm chủ yếu xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn là sau tuổi dậy thì với một số biểu hiện như thường xuyên có tâm trạng buồn bả, kích động hơn bình thường, mất đi hứng thú trong hầu hết các hoạt động,…

Rối loạn khí sắc

Chứng ù tai là trạng thái trầm cảm hoặc tức giận dai dẳng kéo dài trong thời gian dài trong đó có biểu hiện như: chán ăn hoặc ăn quá nhiều; mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu; giảm năng lượng hoặc mệt mỏi; kém tập trung; cảm giác tuyệt vọng; dễ bị lạm dụng…

So với các rối loạn trầm cảm chủ yếu thì triệu chứng này có thể ít hơn. Thời gian kéo dài trung bình khoảng 5 năm. Một giai đoạn trầm cảm lớn có thể xảy ra trước khi khởi phát hoặc trong năm đầu tiên.

Các dấu hiệu của trầm cảm ở trẻ em

Trẻ nhỏ và tuổi mẫu giáo thường chưa có khả năng thể hiện tốt cảm xúc bằng ngôn ngữ. Vì vậy các triệu chứng của bệnh trầm cảm cần phải được suy ra từ hành vi nhìn thấy được, thông tin thu được từ các cuộc trao đổi với phụ huynh, quan sát tương tác của trẻ với những người khác. Chỉ các bác sĩ tâm thần nhi khoa và các chuyên gia tâm lý nhi khoa mới có thể đánh giá đúng mức tình trạng bệnh.

Với vị thành niên, cần tiến hành kiểm tra sức khỏe nhằm loại bỏ các nguyên nhân thực thể dẫn tới hành vi được nghi là trầm cảm. Khám thực thể bao gồm đánh giá thị lực và thính lực. Rối loạn thị lực, thính lực không được phát hiện có thể khiến trẻ có vẻ trầm cảm hay thậm chí khiến trẻ trở nên trầm cảm. Với trẻ lớn hơn, cần sàng lọc việc lạm dụng rượu và ma túy vì tình trạng này có thể cho các biểu hiện tương tự hoặc làm khởi phát các đợt trầm cảm. Bị các đợt trầm cảm nhiều gấp đôi, tiên lượng bệnh nặng nề hơn.

Tỷ lệ toan tính tự tử và tự tử thành công cao hơn (34% người bị trầm cảm khi còn nhỏ có toan tính tự vẫn và 7% tự vẫn thành công, so với tỷ lệ 0% ở nhóm trầm cảm khi trưởng thành).

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em sẽ khác vì những cảm xúc vui buồn thất thường trong giai đoạn phát triển của trẻ sẽ khác với người lớn. Nếu tình trạng buồn bã lặp lại suốt một thời gian dài cùng với sự tách biệt với các hoạt động sở thích, trường lớp hay gia đình thì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh trầm cảm. Thậm chí, một số trẻ còn có thể gây tổn thương cho bản thân hoặc tự tử vì không thể chịu đựng nỗi đau tâm lý.

  • Khó tập trung, suy nghĩ hoặc tập trung kém hay mệt mỏi và uể oải
  • Tự cách ly bản thân với xã hội
  • Hay la hét, khóc lóc dễ khó chịu và tức giận
  • Buồn bã và tuyệt vọng
  • Có xu hướng chống đối
  • Hay có những ý nghĩ về chết chóc hoặc tự tử
  • Thay đổi khẩu vị (thèm ăn hoặc chán ăn)
  • Bị đau về thể chất như đau bụng, đau đầu…
  • Giấc ngủ thất thường (ngủ nhiều quá hoặc ít quá)
  • Không hào hứng khi tham gia các sự kiện hay hoạt động với người thân, bạn bè hoặc thực hiện các sở thích khác

Trầm cảm là một trong những chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em mà phụ huynh không nên xem thường. Mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện trầm cảm khác nhau. Một vài trẻ có thể sinh hoạt bình thường, song hầu hết trẻ bị trầm cảm sẽ cảm thấy khổ sở với những thay đổi trong xã hội, mất niềm vui đến trường và bị điểm số kém hoặc có sự thay đổi về ngoại hình. 

Mặc dù khả năng hiếm xảy ra ở trẻ dưới 12 tuổi, song trẻ bị trầm cảm vẫn có khả năng tự tử. Nhất là khi trẻ đang buồn bã hoặc giận dữ, khả năng tự tử càng cao. Các bé gái có xu hướng nghĩ đến tự tử nhiều hơn, còn các bé trai lại thường có xu hướng thực hiện hành động ngay khi có ý nghĩ tự tử. Trẻ em sống trong gia đình bạo lực, nghiện ngập, bạo hành hoặc lạm dụng tình dục có rủi ro tự tử cao khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở lứa tuổi THCS

Một số yếu tố dẫn đến nguy cơ của  trầm cảm bao gồm gia đình có người mắc các rối loạn cảm xúc, có 1 đợt trầm cảm trước đó, thất bại trong học tập, xung đột trong gia đình, quan hệ bạn bè hoặc đi kèm các rối loạn tâm thần như rối loạn hành vi, rối loạn lo âu…Bên cạnh đó, tình trạng bị bắt nạt và dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội có thể liên quan đến  trầm cảm.

Cũng giống như người trưởng thành, nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em có thể là do kết hợp nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe thể chất, biến cố cuộc sống, quá khứ gia đình, môi trường, gene nhạy cảm và rối loạn sinh học. Trong đó, thường sẽ có 2 yếu tố chính dễ gây ra bệnh trầm cảm cho trẻ

Do tác động bên trong:

Bên cạnh đó còn vài trường hợp là do di truyền, ADN là một trong những tác nhân không thể bỏ qua làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em. Trẻ từ 1 – 6 tuổi bị trầm cảm có thể là do yếu tố di truyền. Những trường hợp gia đình có cha, mẹ hoặc người thân bị trầm cảm  thì khả năng trẻ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với các em bé khác. 

Do tác động bên ngoài

Áp lực học hành có thể gây trầm cảm ở trẻ em
Áp lực học hành có thể gây trầm cảm ở trẻ em
  • Áp lực học hành: Trẻ rất dễ bị trầm cảm khi ba mẹ gây sức ép về kết quả học tập phải vượt trội hơn bạn bè. Áp lực học hành cùng thể chất mệt mỏi sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Bạo lực học đường: Mặc dù hiện nay, bạo lực học đường đã được khống chế nhưng đâu đó vẫn còn số ít các em học sinh là nạn nhân của tệ nạn này. Thông thường, những trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường đều có xu hướng che giấu, chịu đựng một mình dẫn đến nỗi ám ảnh, luôn thấy lo sợ từ đó dễ mắc phải bệnh trầm cảm. 
  • Không có không gian riêng tư: Sự can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư, sở thích cá nhân của ba mẹ khiến trẻ không có cuộc sống thoải mái, thường xuyên phải làm những việc mà bản thân không muốn. Điều này khiến trẻ thấy khó chịu và không được tôn trọng, dễ cáu ghét, phản kháng và vô tình tạo nên rào cản giữa bố mẹ với con cái. Từ đó, trẻ sẽ không còn chia sẻ nhiều với bố mẹ về suy nghĩ của bản thân nên dễ đi lạc hướng và nguy cơ trầm cảm cao. 
  • Gia đình xung đột: Những xung đột trong gia đình sẽ khiến trẻ luôn sợ hãi, bất an và ngày càng thu mình lại khi không thể san sẻ với người lớn những cảm giác của mình.
    Gia đình thường xuyên gây gỗ dễ dẫn đến trầm cảm ở trẻ em
    Gia đình thường xuyên gây gỗ dễ dẫn đến trầm cảm ở trẻ em
  • Trẻ em sinh ra trong gia đình có tiền sử trầm cảm sẽ có nguy cơ cao bị mắc chứng trầm cảm hơn. Ngoài ra, trẻ sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá) cũng có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.
  • Các yếu tố khác: Tâm hồn non nớt của những đứa trẻ rất dễ gặp phải cú sốc tâm lý dẫn đến trầm cảm như mất người thân, bị lạm dụng tình dục, kết quả học tập kém, thường xuyên bị đánh đập, cha mẹ ly hôn,… 

Các phương pháp điều trị trầm cảm cho trẻ em 

Khi thấy con có các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em kể trên, phụ huynh cần can thiệp sớm. Biện pháp điều trị cũng tương tự như người trưởng thành, bao gồm liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, phụ huynh cần hiểu vai trò của gia đình và môi trường sống của trẻ trong quá trình điều trị sẽ khác với người trưởng thành. Bác sĩ có thể đề nghị tư vấn tâm lý trước, sau đó cân nhắc dùng thuốc trầm cảm như một giải pháp bổ sung nếu trẻ không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. 

Trẻ mắc chứng rối loạn lưỡng cực (bệnh phấn khích – trầm cảm) thường được điều trị kết hợp liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê thuốc điều trị trầm cảm và thuốc an thần.

Trẻ trầm cảm điều trị bằng thuốc an thần
Trẻ trầm cảm điều trị bằng thuốc an thần

Tuy nhiên sử dụng thuốc chống trầm cảm cần được sử dụng một cách thận trọng, vì chúng có thể kích hoạt trạng thái hoảng loạn hoặc hiếu động ở trẻ em bị rối loạn lưỡng cực. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo nếu sử dụng không đúng cách, các loại thuốc điều trị trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ý nghĩ và hành động tự tử do trầm cảm hoặc các chứng rối loạn tâm lý khác.

Chính vì vậy, việc cho con dùng thuốc điều trị trầm cảm hết sức thận trọng. Phụ huynh không nên tự ý cho con uống thuốc trầm cảm mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, nếu vẫn còn lo lắng về tình trạng của trẻ, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý.

Các biện pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em cũng tương tự như người lớn là cần có sự can thiệp của chuyên gia tâm lý, sử dụng thuốc và hỗ trợ chăm sóc tại nhà. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện tâm lý bất thường, các bậc phụ huynh tốt nhất nên đưa trẻ đi kiểm tra để các chuyên gia đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. 

Ngoài việc sử dụng thuốc một số cách phụ huynh có thể áp dụng như biện pháp tâm lý nhằm hỗ trợ trẻ trong việc điều trị bệnh như: 

  • Điều chỉnh mối quan hệ gia đình: Cha mẹ nên quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Hãy lắng nghe con nói, chú ý những thay đổi bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời.
  • Thường xuyên đưa con tham gia các hoạt động bên ngoài: Những hoạt động vui chơi giải trí giúp giảm bớt căng thẳng cho trẻ rất nhiều, đặc biệt là những hoạt động ngoài trời khi cả nhà cùng tham gia.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ vitamin cho trẻ: Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ tập trung học, tinh thần hưng phấn hơn.
  • Không tạo cho trẻ nhiều áp lực: Cha mẹ có thể dẫn bé đi chơi, xem phim, đi nhà sách hay bất cứ đâu mà trẻ thích vào ngày cuối tuần. Đồng thời cha mẹ cần  phải đồng cảm, động viên khi bé học tập không tốt.
  • Không đánh trẻ: khi trẻ phạm sai lầm không nên đánh trẻ, cũng không nên hỏi dồn, bắt buộc trẻ phải trả lời ngay.
  • Đừng bỏ rơi khi trẻ không chịu chia sẻ: Thông thường, khi thấy trẻ có vấn đề các bậc cha mẹ sẽ hỏi trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ không chịu nói thì cha mẹ cũng cho qua, không hỏi han, quan sát gì trẻ nữa. Bạn hãy cố gắng hỏi đến khi trẻ chịu chia sẻ thì lần sau trẻ tiếp tục chia sẻ nỗi lo với cha mẹ.
  • Chú ý đến mối quan hệ ở trường của trẻ (với thầy cô và bạn bè): Một số trường hợp trẻ rất sợ cô giáo, không muốn đi học tuy nhiên cha mẹ lại phớt lờ việc này, cho rằng rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy. Xin đừng thờ ơ với điều này, hãy tìm hiểu để giải quyết vấn đề!
  • Tạo cho con những thói quen tốt trong đời sống thường ngày: như đi ngủ đúng giờ, chơi thể thao, ca hát nhảy múa.
  • Một phần quan trọng không kém nằm ngay trong chính bản thân các bậc phụ huynh đó là: Cha mẹ hãy tạo cho mình một tâm hồn thoải mái, khỏe mạnh để giáo dục trẻ một cách hợp lí nhất.

Cách phòng chống trầm cảm cho trẻ em lứa tuổi THCS

Trầm cảm là căn bệnh rất nguy hiểm, trẻ em mắc phải bệnh trầm cảm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Ông bà ngày xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” sau đây FPT AfterSchool sẽ gợi ý cho phụ huynh 6 cách để có thể phòng chống bệnh trầm cảm cho trẻ em lứa tuổi THCS:

Dành thời gian cho con

Theo bác sĩ Cường, do cuộc sống ngày càng bận rộn, cha mẹ dành cả ngày để làm việc nên khi về đến nhà thường có cảm giác mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, thời gian dành cho trẻ ngày càng ít. Trẻ ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần được sự quan tâm để không có cảm giác hụt hẫng, bị bỏ rơi. Bởi vậy, phụ huynh nên cố gắng sắp xếp thời gian ở bên con như đưa đón trẻ đi học, đưa con đi ăn, đưa đi chơi,….

Tìm hiểu những suy nghĩ của trẻ

Phụ huynh đừng lấy mơ ước của mình thành mơ ước của con, tạo những áp lực nên trẻ quá nhiều. Thay vào đó, hãy tâm sự để thấu hiểu con hơn, trò chuyện với trẻ, lắng nghe những gì trẻ muốn, sau đó tìm hướng giải quyết. Phụ huynh có thể tìm đọc những cuốn sách nói về suy nghĩ, tâm sinh lý của trẻ ở các độ tuổi khác nhau để dễ dàng trò chuyện và thấu hiểu con hơn.

Khuyến khích con phát biểu, nói ra ý kiến của mình

Những liều thuốc về tinh thần luôn mang lại kết quả không ngờ. Bởi vậy, hãy khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến của mình dù đúng sai. Nếu bé nói sai, không nên quát tháo vì có thể khiến khiến con không dám bày tỏ ý kiến trong những lần sau. “Khuyến khích trẻ cũng là một cách giúp tăng tình cảm gắn kết của cha mẹ và con cái. Nhưng cũng nên lưu ý, không nên khen trẻ quá nhiều có thể khiến bé tự phụ, kiêu căng”, theo Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường.

Thưởng phạt công bằng, kỷ luật đúng

Phụ huynh nên thưởng phạt công bằng để trẻ không có cảm giác bị bỏ rơi. Nếu gia đình có từ 2 con trở lên, trẻ có thể xuất hiện tâm lý so sánh. Vì vậy, hãy đối xử công bằng với các con, làm đúng có thưởng, làm sai bị phạt, cố gắng không làm trẻ có cảm giác cha mẹ thiên vị anh, chị, em hơn, dẫn tới tâm lý tổn thương.

Đặt mình vào vị trí của trẻ, không quát mắng, dọa nạt

Theo bác sĩ Cường, phụ huynh cần từ bỏ thói quen quát mắng, dọa nạt trẻ. “Người lớn luôn có lý do khi làm việc gì đó, trẻ em cũng vậy, hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ để xem trẻ muốn gì, vì sao làm vậy. Từ đó, hiểu và cảm thông hơn cho con. Suy nghĩ về một việc ở góc độ của trẻ con và người lớn rất khác nhau, bởi vậy từng vội áp đặt suy nghĩ của cha mẹ lên con trẻ. Hãy thử nghĩ theo cách nghĩ của con”, bác sĩ Cường nhấn mạnh.

Xây dựng thói quen tốt cho con

Để bé có tinh thần khỏe mạnh, phụ huynh có thể hướng trẻ tới một số thói quen tốt. Cụ thể, khuyến khích con chơi thể thao. Việc tham gia hoạt động thể chất cùng bạn bè sẽ giúp bé hòa đồng hơn, cân bằng sau giờ học tập căng thẳng. Bên cạnh đó, cho con học một số môn nghệ thuật nếu bé hứng thú sẽ giúp phát triển trí thông minh và giảm áp lực với các môn logic trên trường lớp. Phụ huynh cũng nên cho con có thời gian giải trí và thư giãn sau khi học tập căng thẳng; khuyến khích con tự tin vào bản thân, không nên tuyệt vọng.

Theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, để phòng tránh bệnh trầm cảm cho trẻ, phụ huynh cần thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của con, tìm cách giúp trẻ nói hết mọi suy nghĩ mình. TS Thu cho rằng, “bố mẹ có hạnh phúc thì con mới được chăm sóc tốt nhất”, bởi vậy bố mẹ trước tiên phải chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần thần của bản thân, khi tinh thần thoải mái mới có thể hiểu con hơn, giảm được việc mắng mỏ, chỉ trích đứa trẻ sai cách.

Bên cạnh đó, nên có sự gần gũi, quan tâm đến con, lắng nghe, chia sẻ với các bé nhiều hơn và cố gắng đặt bản thân vào địa vị của trẻ để giải quyết vấn đề. “Ví dụ, trẻ hay cáu gắt là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi con gặp vấn đề tâm lý. Nếu thấy bé liên tục phản ứng như vậy mà chúng ta lại cho qua, xem nhẹ, thậm chí “cậy quyền”, mắng mỏ thêm thì có thể con sẽ cảm thấy không còn lối thoát nào nữa”, TS Thu chia sẻ.

Phụ huynh luôn cảm thấy khó khăn trong việc làm thế nào để con có thể bày tỏ cảm xúc của mình một cách tự nhiên nhất. Vì khoảng cách giữa hai thế hệ là cách khá xa nhau nên đôi khi phụ huynh không thể hiểu rõ được con đang cảm thấy như thế nào. FPT AfterSchool sẽ gợi ý cho phụ huynh một số tips để giúp trẻ có thể bày tỏ cảm xúc của mình một cách tự nhiên nhất.

Những cách giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình

Theo Lifehack, các nhà khoa học cho biết, bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ ở trẻ nhỏ là một điều rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh. Những cảm xúc này sẽ ảnh hưởng lớn tới việc nhận thức và hình thành những hành động sau này ở các em. Vì vậy, phụ huynh nên khuyến khích sự bày tỏ cảm xúc để kịp thời điều chỉnh tới suy nghĩ của trẻ. Dưới đây là một số cách giúp cho trẻ có thể bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân:

Lắng nghe tâm sự của trẻ

Trẻ nhỏ có thể chịu nhiều áp lực từ phụ huynh hoặc nhà trường khiến các em không thể bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Cha mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ để hiểu hơn về suy nghĩ và những mong muốn của các em. Khi cha mẹ lắng nghe, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng chia sẻ và bộc lộ cá tính riêng của bản thân.

Bộc lộ cảm xúc của chính cha mẹ

Người lớn sẽ là tấm gương tốt cho trẻ để học cách bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ cá nhân như thế nào. Hãy dạy cho trẻ biết các cung bậc cảm xúc thông qua những câu nói hằng ngày như “tôi mệt mỏi”, “tôi cảm thấy tức giận khi phải làm việc nhà một mình”…Đây chính là cách giúp cha mẹ khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc và nói lên suy nghĩ của bản thân.

Nhận dạng cảm xúc của trẻ

Khi trẻ cảm thấy tức giận hay thất vọng, cha mẹ nên cố gắng giải thích và giúp trẻ xác định tình cảm của mình. Hãy cùng trẻ chơi các trò chơi về biểu tượng cảm xúc thông qua hình dạng đồ vật như mặt buồn, mặt tức giận hay mặt vui vẻ…Việc này sẽ khiến trẻ nhận ra cảm xúc của bản thân và người khác.

Tránh cấm trẻ bộc lộ cảm xúc

Bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ cũng chính là cách trẻ phản ứng lại với các vấn đề xung quanh. Phụ huynh không nên cấm các em thể hiện cảm xúc như khóc, giận hờn, tức giận hay khó chịu trước một điều gì đó. Bởi đây chính là ngôn ngữ giao tiếp của trẻ trước những vấn đề mà trẻ không hài lòng.

Điều chỉnh cảm xúc của trẻ

Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc không có nghĩa là cho trẻ bộc lộ tình cảm thái quá trước một sự việc. Cha mẹ cũng nên giải thích hoặc hướng dẫn cách giải quyết hợp lý trước những phản ứng tiêu cực ở các em. Điều chỉnh cảm xúc là phương pháp giáo dục sự nhận thức về các vấn đề xung quanh ở trẻ nhỏ.

Tiếp cận trẻ

Tiếp cận suy nghĩ hay thể hiện sự sẵn sàng lắng nghe những yêu cầu từ các em cũng là cách hiệu quả để trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Hãy liên tục trò chuyện và đặc biệt ghi nhớ những điều mà trẻ mong muốn từ cha mẹ.

Dạy trẻ biết yêu cầu giúp đỡ khi gặp khó khăn

Khi trẻ gặp khó khăn và bế tắc, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ cách yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác. Điều này sẽ giúp trẻ thể hiện những mong muốn của mình với người xung quanh.

Khen ngợi cảm xúc

Nếu trẻ thể hiện cảm xúc thích hợp và cư xử đúng mực, cha mẹ có thể dành những lời khen cho các em. Lời khen sẽ khiến trẻ nhận thức được cảm xúc của chúng là tích cực hay tiêu trước trước một vấn đề nào đó.

Thay thế cách bộc lộ sự tức giận

Khi trẻ cảm thấy tức giận và khó chịu, đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên, phụ huynh có thể gợi ý cho các em cách trút bỏ cảm xúc giận dữ thông qua một số môn thể thao như võ thuật, chạy nhảy hay bơi lội. Hoạt động thể thao sẽ giúp cơ thể con người giảm bớt áp lực và sự tức giận trong cuộc sống.

Kết luận

Trầm cảm ở trẻ em là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng sức khỏe cũng như sự phát triển lâu dài về sau. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải có sự quan tâm và nuôi dạy trẻ đúng cách để đảm bảo con được phát triển toàn diện và an toàn. Hy vọng bài viết trên của FPT AfterSchool phần nào sẽ hỗ trợ được cho phụ huynh trong hành trình giáo dục trẻ!

Xem thêm nhiều kiến thức giáo dục con hay tại website của FPT AfterSchool 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *