Áp lực là một vấn đề không thể tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ em. Điều đó có thể đến từ những yếu tố bên ngoài như xã hội, trường học, bạn bè,… và đôi khi chính gia đình, phụ huynh lại là nguyên nhân tạo ra những áp lực cho trẻ.
Tuy nhiên, điều đó lại bị những người xung quanh bỏ qua bởi vì ai cũng cho rằng con chỉ có việc đơn giản như ăn, học, chơi, ngủ thôi thì có gì mà có thể gây áp lực cho trẻ. Nó khiến trẻ khó giải bày với mọi người, dần thu mình lại trong thế giới riêng của bản thân, điều đó có thể gây ra những hậu quả không mong muốn đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.
Trong bài viết này, Hãy cùng khám phá về những nguyên nhân gây ra áp lực cho trẻ, những hậu quả mà nó mang lại và cách giúp con vượt qua những áp lực này để có một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh hơn.
Những nguyên nhân dẫn tới áp lực cho trẻ:
Để giải quyết một vấn đề, ta cần nhìn vào những nguyên nhân mấu chốt để từ đó đưa ra những giải pháp hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp. Trong quá trình phát triển, trẻ luôn bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài hay những người xung quanh. Vậy hãy cùng xem xét những yếu tố nào hay những điều gì ảnh hưởng đến trẻ:
Tác động từ xã hội, nhà trường, bạn dẫn tới sự áp lực cho trẻ:
Trong xã hội, áp lực cho trẻ có thể đến từ các chuẩn mực xã hội sau này phải thành công và đạt thành tích cao . Nhà trường, thầy cô lại đặt ra những yêu cầu cho chúng phải đạt điểm cao trong các môn và hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn. Việc phải giỏi đồng đều các môn với những kiến thức đa dạng và khô khan đôi khi khiến trẻ cảm thấy “đuối” trong việc học, sợ đến trường.
Trong khi đó, trẻ luôn so sánh bản thân mình với bạn bè hay những người xung quanh. Tại sao trẻ phải làm như vậy? Bởi vì con mong muốn có được sự chú ý và sự tôn trọng từ những người khác. Điều đó, vô tình tạo ra áp lực cho trẻ.
Khi trẻ không đạt được những điều đó trẻ sẽ cảm thấy buồn và tự ti với những người xung quanh. Điều đó, vô tình tạo ra những áp lực cho trẻ. Trẻ phải nỗ lực hơn nhiều hơn nữa để đạt được những mục tiêu đó. Tuy nhiên, đôi khi chính điều đó lại gây ra những ảnh hướng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.
Gia đình và phụ huynh vô tình tạo ra áp lực cho trẻ:
” Gia đình là tế bào của xã hội” vì thế có thể thấy rằng gia đình là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Gia đình là bờ vai, luôn là nơi trẻ tìm đến mỗi khi cần chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống, nhưng đôi khi chính từ đây tạo ra những áp lực cho trẻ.
Kỳ vọng quá cao của cha mẹ:
Sự bao bọc quá mức của cha mẹ, khiến con không thể chịu được áp lực:
Với sự phát triển trong cuộc sống hiện tại, các bậc làm cha làm mẹ cũng đã dành sự quan tâm của mình nhiều hơn đến kể cả việc học tập hay vật chất của trẻ. Tuy nhiên, đôi khi việc quan tâm và bảo bọc quá mức của cha mẹ khiến con mất đi sự tự lập và ý chí phấn đấu.
Khi trẻ gặp bất kỳ khó khăn gì dù lớn hay nhỏ, chỉ cần con gọi thì cha mẹ đều đứng ra giải quyết. Điều đó, đôi khi tạo cho trẻ tâm lý ỷ lại và sau này khi đối mặt với những tình huống đó hay những cảm xúc tiêu cực mà không có ai bên cạnh thì sẽ khó có thể giải quyết vấn đề đó. Dẫn tới, áp lực cho trẻ lớn hơn và có những hành động hung hăng hay thái độ không tốt.
Điều đó, khiến cho khả năng xử lý tình huống và chịu đựng khi gặp phải một vấn đề nào đó của con sẽ bị giảm. Từ đó, mỗi khi có một điều gì gây ra áp lực cho trẻ, trẻ sẽ mất bình tình và hoảng loạn khi không có ai bên cạnh. Nó sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc tương lai.
Cha mẹ sắp đặt quá nhiều, khiến con không thoải mái:
Các bậc làm cha, làm mẹ ai mà không muốn con có cuộc sống tốt hơn, ít trải qua những khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, họ đúc kết những kinh nghiệm từ bản thân hay những người xung quanh để từ đó thiết kế đường đời cho trẻ để giúp có thể con tránh những lỗi tương tự.
Đây là một tư tưởng không xấu, tuy nhiên điều đó lại có hai vấn đề trong thời đại hiện nay. Thứ nhất là mọi thứ đều thay đổi. Thế giới luôn thay đổi và mọi thứ xung quanh trẻ đều đang có những chuyển biến mạnh mẽ, khác với những gì người lớn đã trải qua trong quá khứ. Thế nên, khi tiếp xúc với một thế hệ mới, trẻ sẽ có những quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề mới và một thế giới quan mới.
Thứ hai, ai cũng có những quan điểm và suy nghĩ riêng của bản thân, trẻ cũng không là một ngoại lệ. Vì thế, việc cha mẹ áp đặt suy nghĩ của bản thân rằng phải làm như này hay phải trở thành người kia, dễ khiến con cảm thấy không thoải mái, nhàm chán và đôi khi tạo ra những áp lực cho trẻ.
Đọc thêm: Những sai lầm của phụ huynh trong vấn đề giáo dục con cái
Những hậu quả của vấn đề này:
Đã có rất nhiều trường hợp vì những trong vấn đề học tập hay cuộc sống đã tạo nên những áp lực cho trẻ. Từ đó, gây ra những tình huống vô cùng thương tâm được báo đài đăng tải, mà nhân vật chính lại là trẻ em. Đang trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong độ tuổi dậy thì, con rất dễ gặp phải những vấn đề về mặt tâm lý, những suy nghĩ thiếu chín chắn:
Như trường hợp của bé trai N.M.G.H, sinh năm 2011, sống tại một tòa chung cư tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Vào khoảng 16h30′, ngày 22/4, đã bỏ nhà đi, trước khi đi cháu bé có viết một lá thư để lại nội dung: “Con xin lỗi bố mẹ con học kém, con chào bố mẹ con đi”. May mắn, cháu bé được người thân bắt gặp đang đứng dưới chân tại một toà chung cư cách đó không xa.
Một trường hợp khác, khi Tiểu Ưu còn rất nhỏ, cha mẹ đã đăng ký cho các lớp giáo dục sớm. Khi vào mẫu giáo, thay vì được vui chơi như các bạn đồng trang lứa, cậu phải học chơi các nhạc cụ, vẽ tranh và bơi lội, thậm chí cậu phải đến trường nhiều hơn bình thường và cuối tuần. Khi lên tiểu học rồi trung họ, cha mẹ càng đặt ra những kỳ vọng cao hơn cho cậu.
Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm đã cảm nhận được sự bất thường của Tiểu Ưu vì thế đã liên lạc với phụ huynh của cậu. Cha mẹ của Tiểu Ưu vẫn rất quan tâm đến con và nói chuyện để hiểu hơn về tâm lý của con. Thế nhưng cậu bé không đối thoại với cha mẹ mà đã gửi cho mẹ tin nhắn với nội dung: “Mẹ có thể sinh một đứa con khác không? Nếu vậy con có thể nghỉ ngơi rồi”. Hóa ra đã từ lâu, cậu bé ấp ủ tư tưởng tự vẫn, tự kết thúc cuộc đời của chính mình.
Một ví dụ khác, vào 21 giờ ngày 16/12/2021, người dân sống tại chung cư Goldmark City (đường Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), đã phát hiện một bé trai nằm bất động. Nạn nhân tên D. (12 tuổi, trú tầng 22 tòa S4, Chung cư Goldmark City). Gia đình nạn nhân cho biết, D. đang học lớp 6. Thông qua bức thư để lại, do áp lực về việc học tập, làm bài thi không tốt nên D. đã nhảy từ tầng 22 xuống. Phát hiện sự việc, người thân đã gọi xe cấp cứu, tuy nhiên cháu D. đã tử vong trước khi xe đến.
Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp khác, mà phụ huynh có thể tìm hiểu thêm trên báo đài hay các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là hồi chuông cảnh báo cho cha mẹ về những tác động của việc gây ra áp lực cho trẻ dẫn tới những tổn thương trong tâm lý và suy nghĩ của con. Phụ huynh nên nhìn nhận lại vấn đề và thay đổi suy nghĩ để có thể tránh tạo áp lực cho trẻ, yêu thương con đúng cách hơn,…
Xem thêm:
- Cậu bé lớp 6 để lại thư: “Xin lỗi con học kém, chào bố mẹ con đi” khiến nhiều phụ huynh suy nghĩ
- Đau lòng những vụ học sinh tự tử vì áp lực học tập
Cách phụ huynh nên áp dụng để hạn chế áp lực cho trẻ:
Để giúp hạn chế các áp lực cho trẻ hay giúp con giải tỏa tâm lý sau những giờ học căng thẳng, để tạo cho trẻ sự thoải mái và phát triển toàn diện. Cha mẹ có thể áp dụng các cách sau
- Thiết lập một lịch trình học tập hợp lý: Bạn có thể giúp trẻ thiết lập một lịch trình học tập hợp lý và phù hợp với năng lực của mình. Bạn có thể tham khảo ý kiến của giáo viên hoặc chuyên gia tư vấn giáo dục để đảm bảo rằng lịch trình này không quá gắt gao và phù hợp với khả năng học tập của trẻ.
- Khuyến khích trẻ thực hành các hoạt động thể chất hay các hoạt động ngoại khóa: Thường xuyên tập thể dục và chơi đùa giúp trẻ giảm stress và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất như thể thao, đạp xe, đi bộ, chơi cầu trượt… để giúp trẻ có được thời gian giải trí, thư giãn và đồng thời tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa như đi dã ngoại, đi chơi, tham quan, v.v. để giúp trẻ có thêm cơ hội trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh.
- Tạo ra một môi trường học tập thú vị và hấp dẫn: Bạn có thể tạo ra một môi trường học tập thú vị và hấp dẫn cho trẻ bằng cách sử dụng các phương tiện học tập đa dạng như sách, trò chơi, đồ chơi, tài liệu video, ảnh, v.v.
- Động viên trẻ và đối thoại với trẻ: Bạn có thể động viên trẻ và đối thoại với trẻ để giúp trẻ cảm thấy được quan tâm và ủng hộ. Nói với trẻ rằng không phải ai cũng hoàn hảo và rằng việc học tập là một quá trình dài. Đồng thời, bạn cũng có thể tìm hiểu và thảo luận với trẻ về những sở thích, đam mê của trẻ để giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn trong việc học.
- Không nên đặt kỳ vọng quá cao hay áp đặt suy nghĩ của bản thân vào trẻ: Mỗi đứa trẻ sẽ có một khả năng riêng, vì thế khi phụ huynh không nên đặt ra những mục tiêu quá cao cho trẻ và không nên áp đặt suy nghĩ là trẻ phải như thế này, như thế kia thì mới có thể thành công. Đây là một yếu tố quan trọng để giúp hạn chế áp lực cho trẻ.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, áp lực cho trẻ đến từ về học tập, thành tích, sự cạnh tranh đã trở thành một phần không thể thiếu. Điều này càng khiến cho cuộc sống với trẻ trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Ngoài ra, những yếu tố khác như áp lực cho trẻ từ xã hội, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là áp lực từ chính bản thân cũng có thể góp phần làm gia tăng căng thẳng và áp lực cho trẻ.
Nó đã gây ra những hậu quả đau lòng, nhưng liệu rằng phụ huynh có đang thực sự quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ hay chỉ khi những sự việc ấy xảy ra mới chú ý đến điều đó. Mong rằng thông qua bài biết này, phụ huynh có thay đổi cách giáo dục, thấu hiểu con nhiều hơn, giúp hạn chế các nguyên nhân gây áp lực cho trẻ. Ngoài ra, với những giải pháp và hỗ trợ phù hợp, phụ huynh có thể giúp con vượt qua được sự áp lực cho trẻ và phát triển toàn diện hơn. Hãy luôn tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi làm bất kỳ điều gì,