5 cách cải thiện sự tập trung của trẻ

Làm sao cải thiện sự tập trung của trẻ
Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy sự tập trung của trẻ còn yếu và nhanh cảm thấy chán nản với việc học, vì thế họ thường chọn đăng ký cho con những khóa học để giúp con có thể cải thiện kỹ năng này. Tuy nhiên sau quá trình quan sát, họ nhận ra rằng thấy rằng sự tập trung của trẻ dành cho các trò chơi, bộ phim yêu thích là rất lớn, minh chứng qua việc trẻ có thể làm điều đó hàng giờ liền, mong muốn trở thành những nhân vật trong đó. Vậy ta có thể nhận thấy rằng sự tập trung của trẻ không có vấn đề gì cả. Vậy điều gì khiến trẻ không thể kiên trì làm bài, học bài hay đọc sách trong chỉ 20 phút? Và làm sao để sự tập trung của trẻ đến các việc khác như học bài, đọc sách hay tham gia các hoạt động ngoài trời thay vì chú ý đến các trò chơi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Tại sao sự tập trung của trẻ khi chơi game cao hơn khi học

Để giải quyết một vấn đề gì, ta cần tìm hiểu lý do dẫn đến vấn đề đó. Nhiều bậc phụ huynh đã từng đặt cho mình và con cái của họ, câu hỏi này không biết bao nhiêu lần: “Trẻ em thích trò chơi hơn hay học hơn?” chắc hẳn hầu hết trẻ em sẽ chọn vế đầu hơn vì nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui hơn và khiến chúng cảm thấy hạnh phúc và thư thái chưa từng có. Điều này có nghĩa là trẻ khó cảm thấy hạnh phúc trong những hoạt động khác ngoài trò chơi.
Trẻ dành sự tập trung cho game hơn việc học
Trẻ dành sự tập trung cho game hơn việc học
Nếu quá trình học tập được thiết kế sao cho thu hút, thú vị và hấp dẫn, thì liệu rằng trẻ sẽ hào hứng và chăm chỉ hơn trong việc học. Nếu cha mẹ đồng hành cùng con một cách đúng đắn mỗi ngày, mang lại cho trẻ cảm giác ấm áp và hạnh phúc, chúng có còn muốn dành nhiều thời gian để chơi game hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu lý do tại sao sự tập trung của trẻ lại dành cho các trò chơi thay vì việc học:

Giúp trẻ trở thành nhân vật mong muốn

Khi bước vào trò chơi hay trong quá trình chơi, trẻ sẽ được thiết kế nhân vật phù hợp với ước muốn của mình. Nhận vật đó có thể là nam hoặc nữ, có đặc điểm ngoài hình như thế nào, mặc trang phục ra sao,… đều được trẻ tự do điều chỉnh. Điều đó, vừa giúp trẻ thỏa sức sáng tạo vừa khẳng định được cái tôi của riêng mình mà không phải chịu những quy chuẩn nào từ bên ngoài.

Trẻ hứng thú với việc tạo nhân vật trong trò chơi
Trẻ hứng thú với việc tạo nhân vật trong trò chơi

Bên cạnh đó, trẻ còn có thể thay đổi những yếu tố đó để tạo nên sự mới mẻ. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút sự tập trung của trẻ vào các trò chơi thay vì những bài tập hay kiến thức khô khan, nhàm chán

Hứng thú và kích thích

Các game thường có tính tương tác cao, cho phép trẻ tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự tập trung, khéo léo và sáng tạo. Ngoài ra, các game cũng thường có các yếu tố thưởng và phạt, cung cấp cho trẻ một phản hồi nhanh chóng về hành động của họ.

Trẻ hứng thú khi được chơi game
Trẻ hứng thú khi được chơi game

Sự hứng thú và tập trung của trẻ có thể được kích thích bởi tính cạnh tranh giữa các trẻ, hoặc bởi mong muốn để đạt được các mục tiêu hoặc cấp độ khác nhau trong game. Ngoài ra, các game còn có thể cung cấp cho trẻ một cách để giải trí và thư giãn sau một ngày học tập và hoạt động vất vả.

Cảm giác đạt được một điều gì đó

Trong trò chơi, trẻ em có thể đạt được điểm số cao hoặc hoàn thành nhiều cấp độ, và điều này giúp tăng thêm lòng tự tin và cảm giác tự đáng giá. Trong khi học tập thì không phải lúc nào cũng có thể đạt được thành tích và được công nhận ngay lập tức. Điều đó dẫn tới sự hấp dẫn và thu hút sự tập trung của trẻ dành cho game nhiều hơn với việc học

Thời gian phản hồi nhanh

Trò chơi thu hút trẻ vì phản hồi nhanh
Trò chơi thu hút trẻ vì phản hồi nhanh

Những trò chơi thường có những phản hồi và tương tác một cách nhanh chóng ví dụ như khi trẻ tương tác vào màn hình thì nhân vật hoặc bói cảnh sẽ nhanh chóng thay đổi và di chuyển vì thế nó tạo nên sự hấp dẫn sự tập trung của trẻ, tạo cho trẻ sự kích thích, tạo cho trẻ xu hướng muốn chơi liên tục và tăng sự tập trung của trẻ hơn.

Ít áp lực hơn

trẻ cảm thấy áp lực khi học hơn chơi game
trẻ cảm thấy áp lực khi học hơn chơi game

Khi chơi game, trẻ có thể thắng hoặc thua. Tuy nhiên trong việc học lại là một chuyện khác, khi trẻ không đạt được điểm như mình mong muốn thì lúc đó áp lực đến với con sẽ tới từ nhiều phía: giáo viên không hài lòng, cha mẹ la mắng, bạn bè trêu chọc,… điều đó dẫn tới con ngày càng cảm thấy tự ti, chán nản, mất động lực và sự tập trung của trẻ với với việc học

Thúc giục từ cha mẹ:

Chắc hẳn, chúng ta sẽ không hiếm chứng kiến những cảnh khi con đang học hay làm bài tập , phụ huynh đứng bên cạnh hối thúc con hoàn thành việc đó nhanh hơn như là ” Làm bài toán nhanh lên còn làm bài anh văn kìa” hay ” Làm bài nhanh lên còn ôn bài  mai thi nữa kìa” hoặc ” làm bài nhanh lên còn đi ngủ nữa” vô hình chung tạo cho sự áp lực và khiến trẻ bị rối. Tuy nhiên, khi chơi game không ai thúc giục trẻ phải hoàn thiện việc đó nhanh lên.

Cha mẹ thường cảm thấy như thế nào khi trẻ không tập trung vào việc học:

Khi trẻ lơ là việc học có thể khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng và thất vọng. Cha mẹ luôn muốn con cái của mình có một tương lai tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, và việc học là một phần quan trọng để đạt được điều đó.

Phản ứng của phụ huynh khi thấy trẻ chơi game
Phản ứng của phụ huynh khi thấy trẻ chơi game

Một vài phụ huynh còn la mắng hay đưa ra những hình phạt như không cho trẻ sử dụng điện thoại, đứng úp mặt vào tường hay bắt trẻ ngồi học,… Điều đó, vô tình tạo cho trẻ những suy nghĩ tiêu cực và con sẽ càng mất sự tập trung của trẻ vào việc học

Phụ huynh nên làm gì để cải thiện sự tập trung của trẻ:

Từ những lý do trê, có thể hiểu đơn giản là trẻ không đủ động lực bên trong, đặc biệt là trong việc học tập. Việc học tập quá chán nản và áp lực với trẻ. Do đó, bố mẹ không nên ép buộc trẻ làm bài tập về nhà hoặc gửi con đến các trường luyện thi khác nhau. Thay vào đó, cha mẹ nên tìm cách cải thiện khả năng tập trung của trẻ, giúp con tự nguyện yêu thích các hoạt động khác ngoài trò chơi. Sau đây sẽ là một số cách các bậc phụ huynh nên làm để cải thiện sự tập trung của trẻ

Cho trẻ quyền tự chủ:

Con cần tự chịu trách nhiệm trong việc học tập, dù kết quả như thế nào dù có điểm cao hay kết quả không được như mong muốn, cha me không nên can thiệp quá mức vào con cái, cũng không nên kiểm soát suy nghĩ của chúng. Chúng sẽ có tâm lý dựa dẫm vào người khác khi gặp khó khăn.

phụ huynh nên cho trẻ quyền tự chủ
phụ huynh nên cho trẻ quyền tự chủ

Tuy nhiên, khả năng học hỏi và tự chủ của trẻ không phải lúc nào cũng mạnh mẽ, và đó là quá trình tự nhiên của sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên định hướng và trao cho con thời gian, quyền tự chủ, thay vì chỉ dạy hoặc giám sát quá nhiều, và không nên nghĩ rằng con ngốc nghếch. Điều đó giúp con có thể học cách quản lý thời gian và tăng khả năng tập trung của trẻ.

Hãy là cố vấn của con:

Nhiều phụ huynh vẫn còn xem mối quan hệ giữa phụ huynh luôn theo kiểu cấp trên, cấp dưới, với quan điểm ” cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” hay ” cha mẹ nói thì con phải nghe theo”. Đối với con, cha mẹ là những người mà trẻ đáng tin tưởng và mong muốn chia sẻ những chuyện vui, buồn trong cuộc sống.

Vì thế các bậc phụ huynh cũng nên dần thay đổi quan niệm của mình. Xem con cái như là kết tinh của tình yêu hơn là mối quan hệ với cấp dưới. Trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ không nên đóng vai trò như người lãnh đạo. Vị trí phù hợp nhất của cha mẹ trong cuộc đời con cái là như người cố vấn, hướng dẫn và dạy dỗ con cái một cách có định hướng.

Cha mẹ là người cố vấn cho trẻ
Cha mẹ là người cố vấn cho trẻ

Luôn bên cạnh con để giúp đỡ con mỗi khi cần. Trò chuyện với trẻ nhiều hơn để thấu hiểu những điều trẻ đang phải qua những gì trong cuộc hành trình phát triển. Thay vì dùng câu “Con phải làm việc này”, câu hỏi “Bố/mẹ có thể giúp gì không?” sẽ là một lựa chọn luôn tốt hơn giúp tạo cho trẻ sự thoải mái, con cái tự chủ hơn và năng cao khả năng tập trung của trẻ.

Cha mẹ nên làm gương cho trẻ

Phụ huynh mong muốn con học bài hay đọc sách thay vì dành sự tập trung của trẻ vào việc chơi game, lướt mạng xã hội, coi Youtube,… vậy thực sự cha mẹ đã làm được điều đó chưa. “Con trẻ tấm gương phản ánh hình ảnh của cha mẹ”, việc trẻ trở thành ai, người như thế nào trong lai, điều ảnh hưởng lớn nhất đến từ hành vi của các bậc phụ huynh. Vây nên việc trở thành một tấm gương tốt thực sự quan trọng.

Bên cạnh đó, sự đồng hành của cha mẹ sẽ khiến trẻ yên tâm hơn và kích thích khả năng, sở trường của trẻ. Cha mẹ có phong cách và những thói quen tốt, cũng sẽ tập cho trẻ lối sống tích cực hơn và cải thiện khả năng tập trung của trẻ.

Đừng lạm dụng phần thưởng:

Cha mẹ thường đưa ra những phần thưởng là một hành vi các bậc cha mẹ thường làm khi trẻ đạt được một điều gì đó. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp trẻ chỉ có động lực thay đổi và dành sự tập trung của trẻ vào vấn đề đó khi có phần thưởng và khi không có điều đó trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy chán nản và mất tập trung

Cha mẹ không nên lạm dụng phần thưởng cho con
Cha mẹ không nên lạm dụng phần thưởng cho con

Thay vì sử dụng phần thưởng, cha mẹ nên tập trung vào việc xây dựng động lực bên trong cho trẻ. Trợ giúp trẻ hiểu rõ giá trị của việc học tập, làm việc, và suy nghĩ trẻ trở nên tự chủ và tìm kiếm sự hài lòng từ những kết quả mà mình đạt được. Khi có động lực bên trong được củng cố, con sẽ phát triển tốt hơn, có thể tự động khuyến khích và dành sự tập trung của trẻ, từ đó hoàn thành mục tiêu và đạt được thành công trong cuộc sống.

Không nên dùng nhiều hình phạt với trẻ:

Với quan niệm “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, các bậc phụ huynh thường đưa ra những hình phạt như cấm chơi game, cấm sử dụng điện thoại,… thậm chí đánh và la mắng trẻ khi thấy trẻ chơi game, không tập trung vào việc học. Liệu đó có phải là một điều tốt?

Xem thêm: Những sai lầm của các phụ huynh trong việc giáo dục con

Điều đó thường gây ra cảm giác tổn thương và thiếu tự tin cho con, đặc biệt khi phạt quá nghiêm trọng hoặc không công bằng. Nó cũng không giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề một cách xây dựng và khả năng tự giác cũng như không được cải thiện được vấn đề cải thiện sự tập trung của trẻ.

Cha mẹ cấm cản khi thấy trẻ chơi game
Cha mẹ cấm cản khi thấy trẻ chơi game

Thay vì trách phạt, phụ huynh nên tìm cách giúp trẻ hiểu và thay đổi hành vi của mình. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cung cấp cho trẻ những định hướng, sự lựa chọn và sự động viên để trẻ cảm thấy được hỗ trợ và động lực để thay đổi hành vi của mình.

Đối với trẻ em, khả năng tập trung của trẻ có thể ảnh hưởng đến việc học tập và phát triển sau này trong tương lai. Cải thiện khả năng tập trung của trẻ không phải là một quá trình quá dễ dàng và đòi hỏi sự kiên nhẫn và tận tâm từ phía cha mẹ. Nhưng chắc chắn rằng phụ huynh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn và trở thành những người tập trung và thành công trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *