Chuỗi hội thảo chuyên đề “Định hướng nghề nghiệp – Lập trình tương lai” do FPT AfterSchool (FAS) phối hợp với THCS, THPT Lômônôxốp tổ chức vào 24/2, 2/3, 9/3 vừa qua đã diễn ra thành công, với sự tham gia của hơn 1000 học sinh các khối 9, 10, 11 của trường.
Với mục tiêu nâng cao kiến thức của học sinh về tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp sớm, FAS đã lần đầu kết hợp THCS, THPT Lômônôxốp mời những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và tư vấn tâm lý học đường tới chia sẻ.
Hội thảo với sự dẫn dắt, tư vấn định hướng từ các chuyên gia: ThS. Tâm lý học Nguyễn Thị Phương, 13 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Tâm lý học, Giảng viên Bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hội viên Ban Tâm lý – Giáo dục ứng dụng – Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam và ThS. Tâm lý giáo dục Bùi Thị Nga, 12 năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý cho học sinh 6 – 18 tuổi, Tổ trưởng tổ tâm lý – Hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, Hội viên Ban Tâm lý – Giáo dục ứng dụng – Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam.
Mở đầu chuỗi hội thảo là buổi định hướng dành riêng cho học sinh khối 10. Đây là độ tuổi bắt đầu lựa chọn khối học gắn với khối thi đại học, việc định hướng đúng cách sẽ giúp học sinh đi đúng hướng, phát huy tối đa thế mạnh trong ba năm tiếp theo. Chia sẻ tại buổi hội thảo, ThS. Bùi Thị Nga khẳng định “Đã đến lúc học sinh khối 10 cần nghiêm túc hướng nghiệp”. Tại đây, diễn giả đã đưa ra những con số đáng báo động về tình trạng việc làm tại Việt Nam (theo Cục thống kê): 1,07 triệu người thất nghiệp trong năm 2023; 4/10 người được khảo sát nghỉ việc và muốn chuyển ngành trong năm 2023; chỉ 45% người được khảo sát có động lực làm việc (thống kê năm 2018);… Do đó, việc hướng nghiệp sớm sẽ giúp học sinh khối 10 hạn chế được rủi ro mắc kẹt với công việc mình không thích trong tương lai.
Mở đầu là buổi hội thảo dành cho học sinh khối 10 – THPT Lômônôxốp
Bên cạnh đó, với sự thay đổi của xu hướng nghề nghiệp trong thời đại 4.0, khi một số công việc truyền thống sẽ có nguy cơ biến mất, ThS. Bùi Thị Nga cũng khẳng định gen Z cần trang bị những kỹ năng cần thiết ngay bây giờ để thích ứng tốt, không bị AI thay thế trong tương lai, bao gồm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng hợp tác và trí tò mò.
Theo ThS. Bùi Thị Nga, nguyên tắc lựa chọn nghề nghiệp học sinh nhất định phải nằm lòng là: Hiểu mình – Hiểu nghề – Hiểu trường. Thông qua việc khám phá sở thích, năng lực học tập, những giá trị nghề nghiệp mà bản thân theo đuổi, kết hợp với những thứ từng nhóm ngành nghề cần ở một nhân sự, học sinh sẽ xác định được ngành nghề phù hợp nhất.
Tại buổi hội thảo dành cho học sinh khối 11 – THPT Lômônôxốp, bên cạnh các kiến thức về định hướng nghề nghiệp như trên, ThS. Nguyễn Thị Phương chia sẻ chi tiết hơn về các tiêu chí chọn trường đại học, bao gồm: mức độ uy tín, khu vực địa lý, cơ hội việc làm, cơ sở vật chất, điều kiện tuyển sinh, cơ hội trao đổi với các trường nước ngoài, học phí, mô hình đào tạo và cơ chế học bổng. Nắm rõ những tiêu chí này, học sinh sẽ tận dụng được tối đa các cơ hội, phương thức xét tuyển để gia tăng khả năng trúng tuyển cũng như lựa chọn được ngành học phù hợp.
Buổi hội thảo hướng nghiệp dành cho học sinh khối 11 – THPT Lômônôxốp
Đặc quyền dành riêng cho học sinh khối 10, 11 tham dự chuỗi hội thảo chính là cơ hội được thực hiện và nhận kết quả tư vấn miễn phí một trong những bài trắc nghiệm hướng nghiệp nổi tiếng nhất thế giới – trắc nghiệm Holland. Thông qua bài trắc nghiệm này, học sinh sẽ xác định được tính cách, sở thích, năng lực của bản thân phù hợp nhất với nhóm ngành nghề nào. Nếu thực hiện bài trắc nghiệm này trên Internet, học sinh sẽ phải trả phí để nhận được kết quả chính xác thì tại hội thảo, học sinh chỉ mất mười phút để được tư vấn cụ thể nhóm ngành nghề phù hợp với bản thân.
Học sinh sau khi làm trắc nghiệm Holland đã được tư vấn ngành nghề trực tiếp tại hội thảo
Kết thúc chuỗi hội thảo là buổi định hướng của ThS. Bùi Thị Nga dành cho học sinh khối 9. Không chỉ chia sẻ chi tiết các bước hướng nghiệp sớm cho bậc THCS, diễn giả còn đưa ra bốn lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp trung học cơ sở phù hợp với năng lực, thế mạnh của từng học sinh.
Ngoài ra, diễn giả cũng đề cập chi tiết hơn đến các tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT sẽ tương ứng với khối thi, trường đại học nào để từ đó, học sinh lựa chọn được trường THPT và tổ hợp môn học phù hợp với khối thi dự kiến trong tương lai.
Buổi hội thảo hướng nghiệp dành cho học sinh khối 9 đã khép lại chuỗi hội thảo
Nếu như trước buổi định hướng, học sinh hầu hết đều còn thờ ơ, mông lung với vấn đề hướng nghiệp sớm, thì sau 90 phút chia sẻ, trao đổi cởi mở cùng các chuyên gia, Ban giám hiệu trường THCS, THPT Lômônôxốp và FAS đã nhận thấy sự thay đổi từ đông đảo học sinh. Hầu hết học sinh đã hiểu rõ hơn về khả năng, thế mạnh của bản thân phù hợp với nhóm ngành học, nghề nghiệp nào cũng như nắm bắt được những kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho tương lai, tự tin định hướng đúng cách.
Kết thúc hội thảo, những học sinh quan tâm đến ngành học công nghệ thông tin, thiết kế đồ hoạ đã có mặt tại bàn tư vấn tuyển sinh của FAS đã tìm hiểu kỹ hơn về chương trình đào tạo lập trình, thiết kế đồ hoạ sớm cho từng độ tuổi.
Học sinh tìm hiểu về chương trình đào tạo công nghệ sớm của FAS
Để theo dõi lịch hội thảo hướng nghiệp cũng như các hoạt động trải nghiệm lập trình/ thiết kế đồ hoạ dành cho trẻ dưới 18 tuổi của FAS, phụ huynh có thể:
- Theo dõi fanpange FAS: https://www.facebook.com/fas.fptafterschool
- Theo dõi website FAS: https://afterschool.fpt.edu.vn/lich-khai-giang/
- Hotline: 0287 300 2241 – 0247 300 1422