Nghệ thuật là những gì mà con người ta thể hiện ra thay vì lời nói. Đối với những đứa trẻ đang ở độ tuổi phát triển cũng vậy. Việc vẽ tranh không chỉ là một trò chơi giải trí, mà còn là một cách để thể hiện bản thân, tâm sự và truyền tải cảm xúc vì không phải đứa trẻ nào cũng sẽ sẵn sàng nói ra những điều mà mình muốn nói.
Khi trẻ cầm một cây viết hoặc bút chì và bắt đầu tạo dòng nét trên tờ giấy trắng, họ không chỉ đang tạo ra những hình ảnh, mà còn đang tạo ra một phần của chính mình. Họ có thể biểu đạt niềm vui, sự buồn bã, sự bất mãn hay sự mơ mộng thông qua màu sắc, hình dạng và các chi tiết nhỏ. Bằng cách vẽ tranh, trẻ có thể đưa vào hình ảnh tất cả những gì họ không thể nói bằng lời.
Trẻ học vẽ tranh cũng giúp trẻ phát triển khả năng tự tin và sự tự nhìn nhận. Trẻ được khuyến khích để tự do thể hiện ý tưởng và tưởng tượng của mình, không bị ràng buộc bởi quy tắc và giới hạn. Họ có thể tạo ra một thế giới riêng, một không gian trong đó mọi điều đều có thể xảy ra. Việc được chứng kiến những tác phẩm nghệ thuật của chính mình hoàn thiện và được công nhận cũng sẽ là nguồn động lực và niềm tự hào lớn đối với trẻ.
Thay vào đó, những đứa trẻ đó sẽ lựa chọn vẽ ra những bức tranh để thể hiện điều mình muốn nói. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích khi cho trẻ học vẽ tranh, cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Có nên cho trẻ học vẽ tranh từ sớm?
“The first writing of the human being was drawing, not writing”
Theo Marjane Satrapi đã từng nói rằng: Chữ viết đầu tiên của con người nên là bức họa, thay vì con chữ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao các bậc cha mẹ nên đầu tư cho trẻ nhà mình học thêm những kiến thức liên quan đến nghệ thuật cụ thể là vẽ. Bởi vì trẻ em sẽ vẽ để bộc lộ những gì mà các bé cảm nhận và suy nghĩ.
Trẻ con chưa hình thành được tư duy ngôn ngữ nhiều như người lớn, thay vào đó, các bé sẽ thể hiện tư duy thông minh qua chính những bức vẽ mà mình vẽ ra. Bên cạnh đó, khi trẻ học vẽ tranh từ sớm sẽ giúp cho việc kích thích hai bán cầu não sẽ nhanh hơn. Việc trẻ được tiếp thu những kiến thức nghệ thuật từ sớm sẽ góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ, tăng sự phát triển của trẻ sau này.
Để trẻ được chăm sóc sức khỏe chủ động thì các bậc cha mẹ nên quan tâm và tìm hiểu xem trẻ nhà mình muốn làm gì có thể cho trẻ tiếp xúc với vẽ để trẻ được thể hiện hết những suy nghĩ của mình. Các bậc cha mẹ đã từng có câu hỏi vì sao nên cho trẻ học vẽ từ sớm hay chưa?
7 lý do vì sao nên cho trẻ học vẽ tranh.
-
Giúp rèn luyện trí nhớ.
Đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về việc cho trẻ học vẽ sớm chỉ ra rằng tranh về là tấm gương phản chiếu tâm hồn và suy nghĩ của trẻ. Bắt đầu từ độ tuổi mầm non, trẻ đã có thể nhớ và vẽ lại rất nhiều thứ, chỉ là lúc đó tranh vẽ còn ngô nghê.
Mọi nét về của trẻ trong bức tranh đều là sự ghi nhớ về các đồ vật hoặc hiện tượng mà trẻ nhìn thấy hoặc trải qua trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, cho trẻ học vẽ tranh tử sớm giúp khuyến khích trẻ ghi nhớ nhiều hơn nữa các sự vật và rèn luyện thị giác cho trẻ.
-
Phát triển kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.
Trẻ có một trí tưởng tượng phong phú là một trong những yếu tố giúp con tăng khả năng sáng tạo và truyền đạt suy nghĩ của mình. Khi chúng đang tưởng tượng, chúng có thể tự hình thành các kịch bản và chơi giả vờ. Từ đó, giúp cho trẻ trở nên độc lập hơn và tiến bộ hơn cho sau này. Bên cạnh đó, khi vẽ trẻ có thể lựa chọn màu sắc phù hợp cho bức tranh làm cho bức tranh trở lên hài hòa. Khi đó, trẻ đã nhận ra được cái đẹp, bố mẹ có thể nhận ra được năng khiếu cũng như gu thẩm mỹ của con mình.
-
Trẻ học vẽ tranh giúp nâng cao khả năng quan sát và sức sáng tạo.
Khi vẽ tranh, trẻ cần phải tập trung quan sát đối tượng, tìm hiểu chi tiết và mô tả chúng bằng hình ảnh. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, phân tích và nhận biết màu sắc, hình dạng và kích thước.
Ngoài ra, trẻ học vẽ tranh còn giúp phát triển khả năng sáng tạo. Trẻ được khuyến khích suy nghĩ và tạo ra những hình ảnh theo cách của riêng mình, từ đó giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và khả năng sáng tạo.
Trẻ học vẽ tranh cũng giúp rèn luyện khả năng tập trung và kiên trì. Trẻ cần phải tập trung và dành thời gian để hoàn thành một bức tranh. Việc này giúp trẻ rèn luyện khả năng kiên trì và không bỏ cuộc trước khi hoàn thành một công việc.
-
Tranh có thể thể hiện cảm xúc của trẻ.
Cảm xúc của người lớn có thể được thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể, còn ở trẻ nhỏ, kỹ năng này chưa được hoàn thiện, do vậy chúng chỉ có thể dùng các hình khối và màu sắc để diễn đạt. Nếu đứa trẻ có tâm trạng không tốt, những bức tranh của chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng đó và trở nên rất lộn xộn. Nếu tâm hồn trẻ thấy vui vẻ, chúng sẽ thường sử dụng màu sắc tươi sáng để thể hiện niềm vui của chúng khi vẽ tranh.
-
Giúp cho trẻ thêm tự tin.
Những đứa trẻ châu Á trong đó có Việt Nam khi trưởng thành đều phải đối diện với khó khăn về sự tự tin của bản thân mình với mọi người xung quanh. Chính vì thế trẻ học vẽ tranh sớm sẽ giúp trẻ có thêm tự tin và có thêm niềm hạnh phúc khi tự tay vẽ ra những tác phẩm rồi cho mọi người xung quanh cùng xem.
Bởi những bức tranh mà trẻ vẽ ra dù đối với người khác chỉ là bức tranh bình thường nhưng đối với trẻ lại là cả một thành công to lớn khi mà trẻ đã tự tin thể hiện ra hết và cho người khác xem. Vì vậy, khi trẻ học vẽ tranh tuy vẽ ra một bức tranh tuy không được đẹp nhưng bố mẹ hãy cứ ghi nhận và dành cho con những lời tán dương để bé có thêm tự tin hơn nhé.
-
Màu sắc của tranh thể hiện tính cách của trẻ.
Chúng ta đều biết rằng màu sắc có thể phản ánh tính cách của con người. Thông qua màu sắc mà một người thích, chúng ta có thể suy luận phần nào về tính cách của người đó. Trên thực tế, điều này cũng có thể áp dụng với trẻ em.
Khi trẻ học vẽ tranh, nếu chúng thích sử dụng màu đỏ khi vẽ, điều này chứng tỏ đứa trẻ đó là một người vui vẻ, nhiệt tình. Nếu trẻ thường sử dụng màu đen và xám khi vẽ thì chắc hẳn trong lòng trẻ đang có những lo lắng, thậm chí thất vọng nhất định. Tất nhiên, những màu sắc khác nhau cũng đại diện cho những tính cách khác nhau của trẻ.
-
Các đồ vật được vẽ thể hiện suy nghĩ bên trong của trẻ.
Suy nghĩ của trẻ em rất trong sáng, và chúng sẽ vẽ bất cứ điều gì chúng nghĩ trong lòng. Nếu trẻ có người mình thích, thì trẻ sẽ thể hiện cảm xúc này thông qua tranh vẽ, và hầu hết đồ vật trong tranh đều là hình dáng của người trẻ thích.
Nếu trẻ muốn thứ gì mà không có được, chúng cũng sẽ vẽ ra những thứ không có được đó. Trong những bức tranh này, điều ẩn chứa là những suy nghĩ mà trẻ em không thể và không dám bày tỏ.
Những bức tranh của trẻ có thể nói với cha mẹ rất nhiều điều, bao gồm cả nội tâm, tâm trạng cũng như trạng thái hiện tại của trẻ. Chúng đang cố gắng giao tiếp với thế giới theo cách riêng của chúng, vậy nên cha mẹ hãy thật lưu tâm để có thể thấu hiểu con cái hơn, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé.
5 dấu hiệu bất thường khi trẻ học vẽ tranh.
Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường khi trẻ học vẽ tranh, có thể làm tăng khả năng nhận biết và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần của trẻ:
-
Không có sự phát triển về khả năng vẽ.
Nếu trẻ đã học vẽ từ lâu nhưng vẫn không có sự tiến bộ hoặc không có sự phát triển về khả năng vẽ, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề khác như tư duy hình ảnh hay khả năng thị giác.
-
Tranh vẽ có nhiều chi tiết khó hiểu.
Nếu tranh vẽ của trẻ có nhiều chi tiết khó hiểu hoặc không hợp lý, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như rối loạn thị giác hay tư duy hình ảnh.
-
Sắc thái u ám.
Bức tranh của những trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý thường mang màu sắc u ám và đặc biệt là có sự xuất hiện của một vài hình tượng kỳ lạ, đáng sợ. Điều này cho thấy trẻ đang cảm thấy cô độc hoặc uất ức về một điều gì đó hoặc trầm cảm, lo lắng hay sợ hãi.
Đối với trường hợp như trên, việc đầu tiên mà phụ huynh nên làm đó chính là duy trì trao đổi, tâm sự cùng con cái. Đồng thời, cha mẹ cũng cần nghiêm khắc kiểm điểm lại bản thân xem mình có làm gì kích động các em hoặc khiến cho các em cảm thấy thiếu thốn tình cảm hay không.
Thường xuyên bầu bạn, tâm tình cùng con trẻ, nói về những dự định tích cực trong tương lai, dùng tiếng cười để gỡ bỏ những khúc mắc trong lòng… Đây chính là phương thức tốt nhất để cha mẹ thực sự trở thành những người bạn tâm giao của con cái.
-
Sắc thái bạo lực.
Nếu trẻ học vẽ tranh và trong tranh vẽ xuất hiện những tổ hợp màu hỗn loạn hoặc những nhân vật bị tô đen gương mặt thì đây chính là dấu hiệu cho thấy tâm trí của các em tràn đầy sức thái bạo lực hoặc đang bị tư tưởng lệch lạc, tiêu cực nào đó hủy hoại hoặc cảm giác bị bỏ rơi, bị đối xử tệ hay lo lắng.
Đối với trường hợp như vậy, những trẻ có tính cách bất đồng sẽ có những biểu hiện khác nhau trên phương diện hội họa. Thế nhưng nếu thấy con cái thường xuyên vẽ những bức tranh kiểu này, cha mẹ cần tránh việc trực tiếp phê bình. Bởi hành động này sẽ trực tiếp kích động sự nhạy cảm của các em, khiến các em nảy sinh lòng bất mãn và dễ phát sinh những hành vi kháng cự kịch liệt.
Trẻ học vẽ tranh có thể vẽ ra những cảnh bạo lực có thể do ảnh hưởng từ gia đình (còn gọi là rối loạn chức năng gia đình), nhưng cũng có thể do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, các phương tiện truyền thông, hoặc cảm xúc cá nhân của trẻ. Gia đình có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trị, quan niệm và thái độ của trẻ. Nếu môi trường gia đình không đủ tốt để nuôi dưỡng những giá trị đúng đắn cho trẻ, trẻ có thể bị ảnh hưởng và phản ánh những hành vi bạo lực vào các tác phẩm nghệ thuật của mình.
-
Hoả hoạn, lũ lụt.
Đây là trường hợp bất ổn về tâm lý khó xử lý nhất, vì thế cha mẹ nên hỏi ý kiến của chuyên gia tâm lý để có những phân tích chính xác về tình trạng của con trẻ, đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự sợ hãi, ám ảnh đối với các em.
Nếu như phụ huynh không kịp thời phát hiện và khắc phục tình trạng này, các em sẽ dễ bị đắm chìm trong vòng xoáy của sự tiêu cực, thậm chí dẫn tới việc bị trầm cảm hoặc tạo thành chướng ngại nghiêm trọng về mặt tinh thần.
Nhận biết dấu hiệu rối loạn chức năng gia đình thông qua việc trẻ học vẽ tranh?
Dysfunctional Family là một kiểu gia đình mà ở đó trẻ em thường bị bỏ rơi, lạm dụng… thậm chí tất cả những điều trên xảy ra cùng lúc và liên tục. Sống trong những gia đình như vậy, nhu cầu tình cảm của trẻ em không bao giờ được đáp ứng đủ. Dưới đây là một số đặc điểm chung của các gia đình bị rối loạn chức năng:
- Giao tiếp kém: Giao tiếp là một trong những điều quan trọng nhất trong mọi mối quan hệ tốt. Việc thiếu giao tiếp hiệu quả và tối thiểu trong gia đình có thể dẫn đến hiểu lầm, khác biệt và không tin tưởng.
- Kiểm soát: Trong một gia đình rối loạn chức năng, cha mẹ thường tập trung vào việc kiểm soát con cái của họ ngay cả khi không cần thiết. Những đứa trẻ bị cha mẹ kiểm soát cảm thấy bực bội, thiếu thốn và bất lực – những cảm giác có thể gắn liền với chúng đến tận khi trưởng thành. Cuối cùng dẫn đến việc chúng có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
- Lạm dụng: Lạm dụng, cho dù thể chất, tinh thần hay tình cảm, là một đặc điểm độc hại của một gia đình rối loạn chức năng. Nó thường được thực hiện bởi cha mẹ đối với con cái. Những đứa trẻ trở nên bất an và chúng coi bạo lực như một phần của cuộc sống.
- Bạo lực: Khi cha mẹ dùng đến bạo hành hoặc lạm dụng thể chất để kiểm soát gia đình, thì tình trạng rối loạn chức năng trở nên rõ ràng. Nó có tác động tiêu cực đến trẻ em ngay kể cả khi chúng lớn lên.
- Chỉ trích quá mức: Việc chỉ trích bằng lời nói là thử thách đối với trẻ em. Cha mẹ trong các gia đình rối loạn chức năng thường chỉ trích ngoại hình, trí thông minh, giá trị hoặc khả năng của trẻ. Một số lời chỉ trích có thể trực tiếp, trong khi những hình thức khác tinh tế hơn và được chuyển tiếp dưới dạng trêu chọc hoặc hạ bệ. Trong bất kỳ trường hợp nào, những lời chỉ trích liên tục từ cha mẹ đều có tác động tiêu cực đến hình ảnh và sự phát triển của trẻ.
- Thiếu hỗ trợ tinh thần: Trong một gia đình rối loạn chức năng, cha/mẹ hoặc cả cha và mẹ không cung cấp hỗ trợ tinh thần cần thiết cho con cái của họ. Điều này có thể là do cha mẹ bận rộn ở nơi khác hoặc lơ là trách nhiệm của cha mẹ. Những đứa trẻ cuối cùng trải qua tuổi thơ trong sự cô lập và lớn lên trở nên dễ bị tổn thương về mặt tình cảm.
- Chủ nghĩa hoàn hảo: Cha mẹ có những kỳ vọng không thực tế với con cái của họ là dấu hiệu của gia đình bị rối loạn chức năng. Họ có thể muốn đứa trẻ đứng đầu mọi kỳ thi hoặc giành chiến thắng trong mọi cuộc thi nào đó… Sự kỳ vọng không dừng lại ở đó vì chúng gây áp lực rất lớn lên đứa trẻ trong việc hoàn thiện mọi thứ mà chúng đảm nhận. Những thái độ như vậy khiến đứa trẻ cảm thấy căng thẳng và chúng sẽ mang theo nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo khi trưởng thành.
Đọc thêm: Đừng để trẻ em “bơ vơ” trong chính gia đình và trường học
Trẻ học vẽ tranh – Những cách vượt qua chứng rối loạn chức năng gia đình?
Vượt qua ảnh hưởng của các gia đình rối loạn chức năng là rất khó khăn, nhưng không phải là không thể. Tất cả những gì cần là sự nỗ lực và lòng kiên nhẫn. Điều phổ biến nhất xảy ra trong các gia đình rối loạn chức năng là những đứa trẻ bắt đầu nghi ngờ khả năng và trực giác của chúng. Trong trường hợp này, các chuyên gia tâm lý có thể giúp trẻ.
Chia sẻ cảm xúc của bản thân với mọi người và học cách có trách nhiệm với gia đình, hiểu vai trò của cha mẹ trong tổ ấm là điều cần thiết. Trước khi cố gắng thay đổi những người khác trong gia đình, hãy cố gắng thay đổi bản thân trước.
Khi lớn lên trong một môi trường mà cha mẹ không tin tưởng lẫn nhau, trẻ sẽ khó tin tưởng người khác. Do đó, phụ huynh cần nỗ lực tạo dựng niềm tin với mọi người xung quanh. Một khi trẻ bắt đầu tin tưởng mọi người và đạt được sự cân bằng giữa tin tưởng, trẻ sẽ tìm thấy sự bình yên.
Khi trẻ học vẽ tranh đây cũng là 1 trong những cách trẻ thể hiện ra những nét vẽ để vơi bớt đi nỗi đau bên trong của một đứa trẻ. Và song song cùng với đó cha mẹ cần cho trẻ học những kỹ năng quan trọng để giải quyết mâu thuẫn và xây dựng mối quan hệ tốt trong gia đình.
Trẻ sẽ học và biết cách lắng nghe và diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng, không gây xúc phạm hay quyết định mà không được thảo luận là những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phát triển. Phụ huynh có thể xem thêm các kỹ năng khác giúp trẻ vượt qua tình trạng rối loạn chức năng gia đình TẠI ĐÂY.
Tổng kết
Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng tranh vẽ của trẻ nhỏ chính là một trong những thứ phản ánh nội tâm, cảm xúc và tư tưởng của các em.
Do đó khi nhận thấy bức vẽ của con cái xuất hiện điều bất thường, phụ huynh cần kịp thời chú ý để tìm ra nguyên nhân, từ đó can thiệp kịp thời và đưa ra phương án giải quyết hợp lý để bình ổn tâm lý cũng như cảm xúc của trẻ.
Cuối cùng, việc quan tâm, yêu thương con cái theo một cách tinh tế và đúng đắn là điều mà bậc cha mẹ nào cũng nên học hỏi nếu muốn các em có sức khỏe tâm lý ổn định và tinh thần vững vàng.