8 Sai lầm của các phụ huynh trong việc giáo dục con lứa tuổi THCS

Những sai lầm của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái.

Xã hội 4.0 đã có nhiều thay đổi, với nhiều công nghệ, khám phá mới cũng như nhiều cơ hội và thử thách mới cho trẻ em, nhất là trẻ ở lứa tuổi THCS (độ tuổi dậy thì và khám phá cái mới). Do đó, giáo dục con lứa tuổi THCS hiện nay cần phụ huynh khắc phục những phương pháp giáo dục con ngày xưa (thời của phụ huynh được dạy dỗ) như dùng roi vọt răn dạy, so sánh con với các bạn đồng trang lứa, cấm đoán mà không nói rõ cho con hiểu tại sao, kiệm lời khen khi trẻ làm điều tốt…

Những cách giáo dục con thời xưa như trên được các chuyên gia tâm lý giáo dục hiện đại khuyến cáo là phản tác dụng. Giáo dục con là một hành trình vô cùng gian nan, sau đây phụ huynh hãy cùng FPT AfterSchool tìm hiểu về  những sai lầm mà phụ huynh hiện đại cần điều chỉnh khi giáo dục con ở lứa tuổi THCS, giúp con khám phá tiềm năng, phát triển tư duy và thể chất tốt nhất.

Những sai lầm mà phụ huynh hay gặp phải khi giáo dục con

Giáo dục con bằng cách “Thương cho roi cho vọt”

Giáo dục con bằng " Thương cho roi cho vọt" liệu có còn đúng?
Giáo dục con bằng ” Thương cho roi cho vọt” liệu có còn đúng?

Đòn roi chỉ làm cho trẻ bị tổn thương về thể xác cũng như tinh thần và làm phá vỡ tình cảm gia đình và mối tương quan giữa cha mẹ với con cái. Hệ lụy của việc này sẽ làm cho trẻ trở nên ương bướng, lì lợm và vô cảm thậm chí trẻ có thể sẽ có khuynh hướng bạo lực về sau. Có vài trường hợp trẻ còn tỏ ra chai lì với hình phạt, sống bất cần nên dễ bị bạn xấu rủ rê, lôi kéo.

Mặc dù nhiều phụ huynh tâm sự rằng họ không muốn dùng hình phạt này nhưng vẫn làm khi bị kích động, giận dữ hoặc cảm thấy bất lực. 

Theo một nghiên cứu cho thấy khi tác động vật lí thường xuyên kèm với trách mắng sẽ khiến cho trẻ dần bị mất đi sự tự tin, độc lập trong suy nghĩ cũng như khả năng sáng tạo. Biện pháp này gần như chỉ làm cho trẻ sợ, chúng sẽ thực hiện theo những gì cha mẹ giao nhưng trong tâm trí vẫn sẽ ngấm ngầm một thái độ chống đối.

Bởi thế, thay vì giáo dục con bằng la mắng và đánh đập, cha mẹ nên cùng ngồi xuống với trẻ bình tĩnh lắng nghe những nỗi niềm, quan điểm nhìn nhận từ góc nhìn của trẻ. Nếu trẻ phạm lỗi thì chỉ cần giải thích, chỉ bảo cụ thể cho trẻ hiểu điều gì đang xảy ra, từ đó trẻ sẽ ý thức được việc mình đang làm là sai và sẽ cố gắng sửa chữa lỗi lầm. Hoặc cha mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp trừng phạt nhẹ nhàng không gây tổn thương mà lại khiến trẻ nhớ lâu thì sẽ hiệu quả hơn một trận “ mưa” roi”. 

Con nít mà, nó có biết gì đâu

Không nên giáo dục con bằng cách bao che và đổ lỗi cho tuổi tác
Không nên giáo dục con bằng cách bao che và đổ lỗi cho tuổi tác

Một bạn nữ đi làm về nhà, thấy cả chục cây son của mình bị đứa cháu bẻ nát, vẽ loạn xạ lên mền gối. Vậy mà khi biết được điều đó, phụ huynh vẫn đứng cười phì vì đứa con của họ thật đáng yêu tinh nghịch, vì đứa trẻ của họ ngây thơ trong sáng. “Con nít mà, nó có biết gì đâu”. Đây là câu cửa miệng của các bậc phụ huynh khi con cháu của họ làm sai một điều gì đó đối với người khác.

Ở Việt Nam, khi còn là một đứa trẻ, chúng ta đã được “thừa hưởng” sự đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm từ thế hệ trước. Khi đứa trẻ ngã, ba mẹ sẽ đánh sàn nhà vì dám làm bạn khóc. Khi đứa trẻ đụng đầu vào tường, ba mẹ và ông bà sẽ vỗ vào tường vì nó dám làm đầu con cháu mình đau. Đây là phương pháp giáo dục con sai lầm.

Có nhiều đứa trẻ đến nay đã vào độ tuổi dậy thì nhưng những công việc lặt vặt trong cuộc sống như gắp chăn mền, lau nhà, rửa chén,… thì vẫn không biết cách làm. Đó là do sự bao bọc thái quá của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái. Sự bao bọc thái quá này sẽ khiến trẻ dần sống vô tâm với mọi người xung quanh.

Thạc sĩ Giáo dục Phạm Phúc Thịnh, Chuyên viên tư vấn trung tâm Nhịp cầu hạnh phúc cho rằng, để giáo dục con cái trưởng thành và tập sống có trách nhiệm, biết quan tâm đến người khác hơn, cha mẹ hãy dạy con tính tự lập ngay từ khi bắt đầu lên 3 tuổi. Người lớn có thể hướng dẫn, làm mẫu hoặc cùng với con làm việc chứ không nên làm hộ những việc mà con có thể làm được.

Con nhà người ta

Đừng giáo dục con bằng cách so sánh con với " con nhà người ta"
Đừng giáo dục con bằng cách so sánh con với ” con nhà người ta”

Những lời nói như: “ đồ vô dụng, đồ ăn hại, không bằng con nhà người ta, đồ làm biếng” chính là những lời nói có tính sát thương vô cùng lớn với trẻ. Phụ huynh cần biết rằng trẻ cũng có lòng tự trọng như người lớn và cung thích bị xúc phạm nặng nề hoặc đem bản bản thân ra so sánh với bất kỳ ai. Giáo dục cọn bằng những lời nói chì chiết, so sánh sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và khiến chúng không còn kính trọng bố mẹ.

Đôi khi người lớn chỉ vì đùa giỡn nói những lời này nhưng lại lặp đi lặp lại khiến trẻ hiểu rằng chúng đúng là vô dụng, hư hỏng như thế và trở nên trầm cảm, không muốn vươn lên học hành, làm việc phụ giúp cha mẹ. 

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các phụ huynh nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Cách giáo dục con này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn.

Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

Tiến sĩ Chien-Hui, một giảng viên cao cấp tại Học viện Quản lý Singapore, giải thích: “Cha mẹ thường so sánh con mình với con người khác để khuyến khích các con học tập, làm việc chăm chỉ hơn bởi việc dạy con tại nhà của họ không hiệu quả”

Không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau về tài năng, sở thích, sự phát triển và có những điểm mạnh khác nhau. Trên thực tế, cha mẹ có thể giúp con mình có được sự tự tin và lòng tự trọng, nhưng cha mẹ cũng có thể phá vỡ hoàn toàn những điều đó ở con. Cách giáo dục con đúng cách là phải xem khả năng và sở trường của con là gì.

Phó Giáo sư Cheah Horn Mum, hiệu trưởng Trường Phát triển Con người và Dịch vụ Xã hội thuộc Học viện Quản lý Singapore: “So sánh như một tiền đề để khuyến khích con cái trở nên xuất sắc hơn. Do đó, so sánh không hoàn toàn là một điều xấu, miễn là nó không dẫn đến những kỳ vọng không thực tế và những hậu quả là sự thất vọng”.

Điều quan trọng của giáo dục con là hãy khuyến khích con sau khi bạn tạo ra sự tương phản. Hãy hỏi con xem con nghĩ mình đã làm tốt điều gì và con có thể làm gì khác trong lần tới.

Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư?

8 sai lầm giáo dục con - Không được cãi người lớn
8 sai lầm giáo dục con – Không được cãi người lớn

Khi trẻ vô tình gây ra một lỗi lầm nào đó chẳng hạn như xem phim “mát”, “nghiện” điện tử… phụ huynh sẽ chỉ chăm chăm vào lỗi sai của con để mắng nhiếc, cấm đoán không cho con sử dụng vi tính, điện thoại, nhưng phụ huynh đâu biết rằng trẻ có thể hoàn toàn lén ra các tiệm internet để tiếp tục hành vi của mình.

Thái độ giáo dục con này thường gặp ở người Việt Nam, khi mà các bậc bề trên chỉ biết la chửi, đánh đập con, chứ không dùng lời lẽ, phân tích phải trái cho đám trẻ thấu hiểu bởi vẫn xem chúng là “trẻ ranh không biết gì”.

Giữa thời đại công nghệ số như ngày nay, trẻ cũng đã bắt đầu tiếp cận với những thiết bị thông minh từ rất sớm vì thế cha mẹ nên hướng dẫn, chỉ ra cho chúng hiểu điều tốt, xấu hoặc nên hay không nên làm bằng những trải nghiệm của mình. Ngược lại không nên chỉ ngăn cản, cấm đoán bởi như thế chỉ tạo điều kiện cho trẻ nói dối, luồn lách.

Trong giáo dục con cái, nhiều cha mẹ lấy “quyền làm cha, mẹ” để khước từ cơ hội giải thích, tranh luận đúng – chưa đúng những việc con trẻ đã và đang làm. Kỳ thực, cha mẹ đâu phải lúc nào cũng đúng!

Trường hợp cha mẹ không cho con ý kiến hoặc tranh luận với mình không phải là chuyện hiếm trong xã hội Việt Nam, và khi cha mẹ – con cái không tìm được tiếng nói chung thì việc “đối – đáp” thường thấy tương tự như hai câu chuyện ở trên là: con cái muốn được bày tỏ những cảm nghĩ, hoặc chứng minh mình không liên quan đến sự việc… thì cha mẹ lại cấm cản, không nghe hoặc dùng “quyền làm cha mẹ” để áp đặt, lấn lướt, thậm chí là tước mất cơ hội được “bào chữa” của con.

Trên thực tế, các nhà sư phạm đang nỗ lực rèn kỹ năng cho trẻ thông qua những tình huống cụ thể. Việc cha mẹ trao cho con cơ hội để “lý luận” lại với mình vừa thể hiện sự bình đẳng trong các mối quan hệ cha mẹ và con cái, làm cho không khí gia đình trở nên ấm áp, thoải mái hơn, vừa tạo điều kiện để con cái gần gũi với cha mẹ, đây là phương pháp giáo dục con tốt nhất. 

Bình đẳng, lắng nghe con cái là cách giáo dục con đúng đắn, không những làm tăng khả năng thấu hiểu, chia sẻ lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái mà còn nhằm phát hiện, tiếp cận và giải quyết sớm những tình huống phát sinh trong đời sống gia đình.

Thiếu quan tâm đến đời sống, tình cảm của trẻ

Vì cơm áo gạo tiền, các bậc làm cha mẹ trong xã hội ngày nay dường như ít quan tâm đến việc giáo dục con cái mình, họ thậm chí không biết chúng làm gì, ở đâu, bởi việc này có người giúp việc, tài xế riêng đảm đương. Mọi liên lạc giữa cha mẹ với trẻ chỉ qua email và điện thoại mà ít khi nhìn thấy mặt nhau. Song khi có chuyện bất trắc xảy ra, phụ huynh thường khắt khe, xét nét, quy chụp là do lỗi của con trẻ khiến các em dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

Giữa thế hệ, tuổi tác của cha mẹ và con cái có rất nhiều điều khác biệt về văn hóa, tư tưởng, quan niệm sống…Vì thế đòi hỏi cha mẹ phải dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc hỏi han, giáo dục con đúng cách để mỗi khi thấy trẻ con thay đổi gì về tâm lý, thể trạng, người lớn sẽ có mặt kịp thời để can thiệp, giúp trẻ vượt qua khó khăn đang gặp phải trước khi mọi sự trở nên quá muộn.

Không tin tưởng con

Cha mẹ hãy giáo dục con bằng cách đặt niềm tin vào con
Cha mẹ hãy giáo dục con bằng cách đặt niềm tin vào con

Nhà văn nổi tiếng người Anh Charles Dickens từng nói: “Trong cuộc sống có 4 thứ không bao giờ được phá vỡ. Đó là tin tưởng, quan tâm, lời hứa và tình yêu. Bởi khi bị phá vỡ, chúng chẳng phát ra âm thanh nào nhưng sẽ gây đau đớn tột cùng”. Trong đó, niềm tin là một thứ không phải ông bố và bà mẹ nào cũng sẵn sàng trao cho con của mình. 

Chuyện kể lại rằng, có một cô con gái tuổi mới lớn thường xuyên có biểu hiện lạ, bà mẹ liền nghi ngờ nó đang có bạn trai, đang giấu mẹ chuyện gì, thậm chí tưởng con đang mang thai. Mặc cho con phủ nhận bà vẫn không tin, nên nhất cứ nhất động của con bà đều suy ra là nó đang giấu mẹ chuyện yêu đương và mang thai.

Mối quan hệ của hai người vì thế mà không còn như xưa, cô bé tức giận, không muốn gần mẹ, không muốn về nhà vì sợ những câu hỏi chất vấn đầy hoài nghi của mẹ mình… Cuối cùng đưa con đi khám bà mới biết rằng con mình bị bệnh nhưng từ đó về sau con không còn tin tưởng vì ở mẹ mình nữa.

Cách đây một thời gian, trên “hot search” (những tin tức có lượt tìm kiếm cao) có một tin như vậy: Bà mẹ đổi thuốc chống trầm cảm cho con gái và thay bằng vitamin. Hóa ra một nữ sinh ở Hàng Châu (Trung Quốc) không thể thích nghi với trường trung học cơ sở, điểm số của tụt dốc và bắt đầu chán học. Em muốn có thời gian được giải tỏa căng thẳng, tham gia các hoạt động phù hợp với sở thích. 

Tuy nhiên, phụ huynh của nữ sinh này đều tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu trong nước, họ không thể chấp nhận một đứa con thiếu xuất sắc. Vì vậy, hai người chọn phương pháp giáo dục con cực đoan: “càng quản lý và yêu cầu gắt gao với con gái mình”. Trước áp lực đó, nữ sinh đã có ý định tự tử. Sau khi đi khám, bác sĩ xác định cô gái bị trầm cảm và yêu cầu uống thuốc đúng giờ.

Nhưng điều không ngờ là khi biết con đã ốm, người mẹ đã dừng ngay các loại thuốc chống trầm cảm và thay thế bằng viên vitamin. Nguyên nhân là bà cảm thấy việc con mình chán học là giả vờ, chỉ kiếm cớ để khỏi học hành. Trong hoàn cảnh như vậy, họ vẫn bắt con tập đàn mỗi ngày mấy tiếng đồng hồ. 

Nhiều người không thể hiểu tại sao những phụ huynh rõ ràng là học thức cao lại có thể cứng đầu và cố chấp đến như vậy trong giáo dục con. Họ chỉ nhìn thấy đứa trẻ chán học hay chơi piano, nhưng không bao giờ muốn thực sự hiểu trái tim của con mình.

Cô gái này không phải là người duy nhất gặp phải trải nghiệm cách bố mẹ giáo dục con như vậy, trên Weibo từng có một chủ đề: “Lý do tại sao tôi không nói chuyện với bố mẹ nữa”. Có một nữ sinh trung học đã tâm sự với mẹ về khó khăn trong quan hệ giữa các cá nhân trong ký túc xá và xung đột với các bạn cùng lớp. Nhưng người mẹ lập tức dội một “gáo nước lạnh”: “Chắc tại con làm bậy, sao người ta không ức hiếp người khác mà lại ức hiếp con?”.

Alfred Adler – một nhà tâm lý học người Úc từng nói: “Người may mắn là người được chữa lành tổn thương trong thời thơ ấu, người không may mắn là người phải dùng cả cuộc đời để chữa lành những thương tổn ấu thơ”. 

Đối với bà Maye Musk – mẹ của tỷ phú Elon Musk, bà đã chọn phương pháp giáo dục con là “hoàn toàn tin con” để rèn luyện ra một tài năng xuất chúng. “Niềm tin này không hề mù quáng vì trẻ có khả năng vô hạn. Ngay cả khi bây giờ trẻ không đủ tốt, đủ giỏi nhưng chúng có thể tỏa sáng vào ngày mai”, mẹ tỷ phú từng nói trong một cuộc phỏng vấn.

 Trong quá trình chăm sóc, giáo dục con, hãy để con cảm nhận sự tin tưởng, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do. Đừng cho rằng đáp ứng mọi yêu cầu về vật chất là thương con và cũng đừng nghĩ rằng chỉ cần nói: ” Bố/mẹ tin con” nhưng hành động lại ngược lại. 

Hy sinh đời bố củng cố đời con

Giáo dục con bằng cách " Hy sinh đời bố, củng cố đời con" liệu có đúng?
Giáo dục con bằng cách ” Hy sinh đời bố, củng cố đời con” liệu có đúng?

Đã có rất nhiều trường hợp học sinh chán học hoặc tự tử vì không theo nổi trường học, ngành học mà cha mẹ ép buộc, lựa chọn. Đôi khi cha mẹ vì cái tôi hoặc danh vọng mà bắt con phải làm theo lựa chọn của mình dẫn đến những hệ lụy đáng thương cho tương lai sau này của trẻ. Đây là cách giáo dục con vô cùng sai lầm. 

Vì thế, trong cách giáo dục con và hướng nghiệp cho con, cha mẹ chỉ nên hướng dẫn, gợi mở cho con hiểu những điều được, mất, tốt xấu chứ không nên áp đặt “con phải thế này, con phải thế kia” để rồi sau này các em lớn lên sẽ mất đi khả năng độc lập trong suy nghĩ, chỉ nhắm mắt làm theo lời cha mẹ. Đến khi sự việc không thành các em trở nên thất vọng, chán chường, thậm chí hành động dại dột hủy hoại bản thân.

Sau khi góp ý, cha mẹ hãy giáo dục con bằng cách để trẻ tự do lựa chọn cái gì chúng yêu thích và cam kết chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Dẫu cho quyết định đó có sai lầm thì cũng là bài học giúp đứa con trưởng thành hơn.

Chương trình Thiếu niên nói tại Việt Nam
Chương trình giáo dục con “Thiếu niên nói” tại Việt Nam

Trong chương trình Thiếu Niên tại Việt Nam, bạn Hân- một học sinh đã chia sẻ về câu chuyện của mình khi ba mẹ không tôn trọng việc lựa chọn cấp 3 của mình. Ba mẹ của bạn Hân đã tự điền cả 3 nguyện vọng mà không hỏi Hân về mong muốn và nguyện vọng của bạn khiến Hân cảm thấy không được tôn trọng, không thể tự quyết định tương lai của mình.

Ba mẹ Hân chia sẻ rằng chỉ vì muốn tốt cho con và ba mẹ hiểu rõ khả năng, sở trường của con như thế nào. Khi Hân chia sẻ về nguyện vọng của mình thì ba mẹ lại gạt ra và không quan tâm về những mong muốn của con. Điều này khiến Hân đã khóc rất nhiều và cảm thấy bị tổn thương vì những người thân yêu nhất của mình lại không chịu lắng nghe những chia sẻ của mình.

Nhà văn Hoàng Anh Tú cho biết, làm cha mẹ chưa bao giờ là dễ dàng. Làm cha mẹ “hợp cạ” với con lại càng khó hơn. Nhưng nếu muốn làm, chúng ta sẽ nghĩ đến giải pháp, còn không muốn làm chúng ta sẽ chỉ viện dẫn những lý do. 

Nhà văn cho biết: Tôi vẫn cho rằng việc học làm cha mẹ là việc chúng ta thay đổi mỗi ngày và học suốt cuộc đời chứ không phải chỉ khi con còn nhỏ hay cho đến khi con đã tốt nghiệp đại học ra đời làm việc. Không phải mục tiêu là giáo dục con đạt những thành tích, thành tựu mà là để xây dựng một mối quan hệ cha mẹ – con cái gắn kết vững bền. Là để chúng ta cùng hạnh phúc chứ không chỉ con cái hạnh phúc trong khi cha mẹ vật vã mưu sinh, hi sinh.

Khen con không đúng lúc bằng 10 lần hại con

Giáo dục con bằng cách khen con
Giáo dục con bằng cách khen con

Lời khen được xem là câu thần chú  và là một cách giáo dục con hiệu quả giúp cha mẹ nuôi dạy những đứa trẻ tự tin, luôn tràn đầy động lực. Các bậc cha mẹ được khuyến khích không nên “hà tiện” lời khen ngợi.

Trên thực tế, những lời khen có thể chính là một “con dao hai lưỡi”, chỉ biết là nên khen con chứ không biết nên khen như thế nào, góp phần tạo ra những “trái tim thủy tinh” không biết lắng nghe ý kiến, không chấp nhận lời chỉ trích, chỉ biết ấm ức khi người khác được khen ngợi, còn mình thì không.

Theo Carol Dweck, nhà tâm lý học và giáo sư tại Đại học Stanford, đã nghiên cứu tác động của lời khen ngợi đối với trẻ em trong nhiều thập kỷ. Bà phát hiện ra rằng khi đứng trước khó khăn thử thách, con người thường có hai luồng tư duy:

  • Thứ nhất, tư duy cố định. Những người này tin rằng khả năng của con người là có hạn và đã được sớm định sẵn từ khi sinh ra.
  • Thứ hai, tư duy phát triển. Những người này tin rằng các kỹ năng và phẩm chất của một người có thể được trau dồi thông qua nỗ lực và sự kiên trì.
  • “Người có tư duy cố định thường phớt lờ những lời phản hồi của người khác, dễ dàng từ bỏ và hay so sánh mình với người khác để đo lường sự thành công.
  • Ngược lại, những người có tư duy phát triển rất bền bỉ đối mặt với thách thức và so sánh bản thân với chính mình để tiếp tục cố gắng”

Do đó phụ huynh cần được giáo dục con cách khen đúng cách, tập trung nhiều hơn vào việc khen ngợi quá trình chứ không phải kết quả. Trẻ em sẽ phát triển lối tư duy phát triển khi cha mẹ khen ngợi quá trình con thực hiện (“Mẹ rất thích việc con cẩn thận, tỉ mỉ chọn lựa màu sắc như vậy!”), chứ không phải kết quả (“Màu sắc trong bức vẽ của con thật đẹp! Con có mắt thẩm mỹ đấy”).

Khi phụ huynh khen ngợi quá trình thay vì kết quả cuối cùng mà con đạt được, trẻ sẽ không dừng tại đó, mà tiếp tục bền bỉ thực hiện công việc đó cũng như khát khao được học hỏi nhiều hơn nữa.

Do đó phụ huynh cần giáo dục con bằng cách khen con đúng cách, tập trung nhiều hơn vào việc khen ngợi quá trình chứ không phải kết quả. Trẻ em sẽ phát triển lối tư duy phát triển khi cha mẹ khen ngợi quá trình con thực hiện (“Mẹ rất thích việc con cẩn thận, tỉ mỉ chọn lựa màu sắc như vậy!”), chứ không phải kết quả (“Màu sắc trong bức vẽ của con thật đẹp! Con có mắt thẩm mỹ đấy”).

Khi phụ huynh khen ngợi quá trình thay vì kết quả cuối cùng mà con đạt được, trẻ sẽ không dừng tại đó, mà tiếp tục bền bỉ thực hiện công việc đó cũng như khát khao được học hỏi.

Làm sao để  giáo dục con đúng cách

Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân

Giáo dục con cần tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau.

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt.

Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.

Đây là cách giáo dục con vô cùng xưa cũ, thời đại ngày càng phát triển tâm lý của trẻ cũng có nhiều thay đổi đòi hỏi cách giáo dục con của các bậc phụ huynh ngày nay cũng cần phải thay đổi theo. Không nên giáo dục con theo cách cổ hủ ngày xưa. đã qua rồi cái thời ” cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” nên phụ huynh nên kiềm chế cái tôi của bản thân trong khi giáo dục con.

Tôn trọng con nhưng vẫn giữ kỷ cương

Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để trẻ không vi phạm những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục con nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, phụ huynh vẫn nên lắng nghe quan điểm của trẻ và xem xét, khuyên nhủ trẻ thật công tâm. Đừng để trẻ nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó trẻ có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình.

Tôn trọng khoảng không riêng và sở thích của con

Điều con cái mong chờ cha mẹ thấu hiểu chính là hãy hỏi và tôn trọng ý kiến, mong muốn của con trong mọi vấn đề có liên quan tới con. Dù lớn hay nhỏ con cũng muốn có quyền được đưa ra ý kiến, ít nhất trong những vấn đề có liên quan đến bản thân mình, chẳng hạn như trang phục, trường học hay chỉ đơn giản là việc ăn món gì.

Thế giới của trẻ em khác với người lớn, nhiều phụ huynh khi đối mặt với nội tâm của con cái thường cho rằng mọi chuyện không có vấn đề gì, thậm chí còn quy tất cả nguyên nhân là do con. Lúc này, những đứa trẻ không được cha mẹ thấu hiểu thường chỉ biết kìm nén cảm xúc bên trong, trở nên nhút nhát, rụt rè, không dám bày tỏ ý kiến của mình trước mặt người khác.

Nghiêm trọng hơn, chúng có thể đi đến hành động cực đoan hoặc đem việc hủy hoại cuộc sống của chính mình như một con bài thương lượng để nổi loạn chống lại cha mẹ. 

Trước khi định can thiệp vào sở thích, hứng thú của trẻ, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ xem chúng thích cái gì? Tại sao thích? Sở thích đó có lợi, hại ra sao? Nếu thấy sở thích của chúng là lành mạnh, có ích hoặc vô hại, chúng ta phải tôn trọng, không được tuỳ tiện ngăn chặn, cản trở chúng.

Chúng ta cần cho phép trẻ phát triển sở thích của mình ở một mức độ nhất định, đồng thời phải chịu trách nhiệm hướng dẫn trẻ học hỏi và trưởng thành. Chỉ có như vậy trẻ mới biết được nhiệm vụ quan trọng nhất hiện tại của mình là gì, từ đó có thể kết hợp học tập, thư giãn và tiến bộ nhanh hơn. Cha mẹ nào cũng yêu con mình, nhưng đừng chọn phương pháp giáo dục con cứng nhắc để biến thành sợi dây trói chặt buộc đứa trẻ phải chấp nhận mọi thứ.

Ths.Bùi Phượng Trân- - cựu Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen (ngồi ở giữa) - là người chủ trì buổi trò chuyện về chủ đề "Lắng nghe con".
Ths.Bùi Phượng Trân- – cựu Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen chủ trì buổi trò chuyện về chủ đề “Lắng nghe con”

Con cái là điều phụ huynh yêu thương nhất trên đời. Bên cạnh sự trách nhiệm và yêu thương con cái, nhiều phụ huynh bây giờ đang thiếu sót điều quan trọng là tôn trọng con. Yêu thương thôi chưa đủ. Chúng ta cần coi con là một con người mà mình phải lắng nghe mới hiểu được. Chúng ta vẫn hay tôn trọng đồng nghiệp, nhưng khi nói chuyện với con lại không quan tâm nhiều tới điều này”, TS Bùi Trân Phượng nói.

Lời nói sau cùng

Giáo dục con cái là hành trình vô cùng gian nan bởi mỗi đứa trẻ đều có mỗi tâm tư và suy nghĩ khác nhau. Không có công thức nào là đúng hoàn toàn hay phù hợp hoàn toàn với con cái của riêng mỗi gia đình. Theo FPT AfterSchool thấy rằng, để giáo dục con lứa tuổi THCS tốt nhất thì phụ huynh cần hiểu rõ con mình thông qua việc đồng hành cùng con tham gia các hoạt động trải nghiệm, thử thách các năng khiếu, tư duy và định hướng sớm cho con tự khám phá tiềm năng bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *