Cha mẹ nên làm gì để con chủ động nhận lỗi khi phạm sai lầm?

Cha mẹ nên làm gì để con chủ động nhân lỗi khi phạm sai lầm
Trong cuộc sống thứ mà ai cũng dễ mắc phải là tạo ra những sai lầm. Và với trẻ em, việc đó còn xảy ra thường xuyên như “cơm bữa”. Sẽ không có phụ huynh nào có thể dạy con không mắc lỗi nhưng lại phải dạy con biết xin lỗi mỗi khi làm sai. Nhiều phụ huynh lo lắng khi con ở tuổi ngang bướng thường có những hành vi trốn tránh khi mắc lỗi hoặc chỉ nhận lỗi khi bị cha mẹ yêu cầu. Vậy nên làm cách nào hướng dẫn cho trẻ chủ động nhận lỗi? Cùng FAS tìm hiểu cách nắm bắt tâm lý của trẻ tốt hơn giúp con chủ động nhận lỗi, cha mẹ có thể áp dụng ngay

Tâm lý của trẻ khi mắc lỗi

Thông thường, bất cứ ai khi mắc phải lỗi lầm thường có tâm lý e ngại, sợ hãi, trẻ khi gây ra sai lầm cũng vậy. Chúng sợ bị người khác phát hiện ( nhất là người lớn) vì chúng không muốn phải nhận lại những lời mắng nhiếc hay hình phạt nặng nề nào đó….
Trẻ thường có xu hướng cãi lại và không nhận lỗi hoặc cố tình đổ lỗi cho người khác để mình không phải đối diện với sai lầm. Điều này sẽ gây khó khăn cho người lớn vì trẻ không nhận thì không thể chắc chắn rằng chúng có “tội” nên cần bị trừng phạt.
Vì thế điều quan trọng là bố mẹ phải thấu hiểu được tâm lý khi trẻ mắc lỗi, định hướng giúp trẻ biết xin lỗi và rèn luyện thói quen tự giác, biết nhận sai khi mắc lỗi của trẻ.

Những cách giúp con chủ động nhận lỗi

1. Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra ?

Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra ?
Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra ?
Đừng sử dụng thói quen định tính mà hỏi trẻ những điều cứng nhắc, càng không nên buông lời trách mắng ngay khi sự việc vừa mới xảy ra.
Hãy bình tĩnh và lắng nghe những lời trẻ nói, đứng ở góc độ của con để xem xét sự thật. Hơn nữa, hãy để các em có cơ hội được nói, thậm chí nếu thực sự lỗi là do trẻ, thì ít nhất trẻ cũng có cơ hội tự bảo vệ bản thân hoặc sẵn sàng thừa nhận điểm sai sau khi mọi chuyện rõ ràng.

2. Giúp con chủ động nhận lỗi bằng con bằng cách tìm hiểu con cảm thấy như thế nào?

Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách hỏi con cảm thấy như thế nào ?
Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách hỏi con cảm thấy như thế nào ?
Sau khi tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra, đừng vội vàng giáo dục con cái. Tâm lý trẻ em bị ảnh hưởng bởi những cảm giác chủ quan, chứ không có định nghĩa đúng hay sai. Rất nhiều lúc, chúng ta chỉ cần nói ra hết những cảm xúc trong lòng là được.
Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một khi con người có cảm xúc mãnh liệt khi đang bị kích thích thì bên ngoài dẫu ai nói gì cũng sẽ không dễ dàng tiếp thu vào bộ não.
Điều đó cũng có nghĩa là, khi một người vẫn còn mang trong mình một cảm xúc kích động, thì người khác nói gì cũng sẽ không lắng nghe.
Chỉ có thể chờ đợi cho đến khi họ bình tĩnh lại, mới có thể bình thản mà ngẫm nghĩ. Vì vậy, nếu chúng ta muốn con cái có thể nghe theo ý kiến của chúng ta, chúng ta cũng cần đồng cảm với cảm xúc của con trước, để cảm xúc của chúng có một lối thoát.
Sau khi trẻ em đã đủ bình tĩnh trở lại, bạn có thể đặt tiếp câu hỏi thứ ba.

3. Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách tìm hiểu con đang mong muốn điều gì?

Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách tìm hiểu con đang mong muốn điều gì
Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách tìm hiểu con đang mong muốn điều gì
Tại thời điểm này bất kể trẻ nói ra những lời kinh hoàng như thế nào cũng đừng ngạc nhiên, đừng sợ, chỉ cần bình tĩnh lắng nghe và biết đặt câu hỏi thứ tư.

4. Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách  tìm hiểu con cảm thấy có những cách xử lý nào?

Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách  tìm hiểu con cảm thấy có những cách xử lý nào?
Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách  tìm hiểu con cảm thấy có những cách xử lý nào?
Ở giai đoạn này, chúng ta phải tôn trọng những suy nghĩ “ngây thơ non nớt” của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng khi thể hiện quan điểm.
Chúng tôi cũng muốn ở bên cạnh cùng trẻ nghĩ ra những ý tưởng, từng bước lập kế hoạch cho trẻ, cùng trẻ định hướng ra các giải pháp. Bằng cách này, sau này khi trẻ gặp phải vấn đề khúc mắt sẽ lập tức có suy nghĩ tìm đến sự tham vấn của bạn.
Chờ cho đến khi không thể nghĩ ra thêm bất kỳ ý tưởng nào khác nữa, bạn có thể đặt cho trẻ câu hỏi thứ năm.

5. Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách cho con thấy được hậu quả của những cách làm này sẽ ra sao?

Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách cho con thấy được hậu quả của những cách làm này sẽ ra sao?
Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách cho con thấy được hậu quả của những cách làm này sẽ ra sao?
Hãy để cho trẻ em để suy nghĩ và hiểu về vấn đề, đằng sau mỗi giải pháp đều có một hệ quả mà bạn phải chịu trách nhiệm, liệu bạn có thể chấp nhận những hậu quả này?
Nếu lúc này, con không thể hiểu được những logic. Cha mẹ cần phải giúp trẻ làm rõ những ý tưởng này ngay, nói cho trẻ biết hậu quả là gì.

6. Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách trao đổi  với con về quyết định làm thế nào xử lý vấn đề?

Sau khi đã phân tích đầy đủ tất cả các trường hợp và hậu quả, bản thân trẻ cũng sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn giải pháp có lợi nhất. Hơn nữa, đó cũng sẽ là sự lựa chọn hợp lý và sáng suốt nhất.
Ngay cả khi sự lựa chọn của trẻ không như những gì bạn mong đợi, cũng hãy tôn trọng quyết định của trẻ. Nếu như bạn trở mặt, e rằng sau này trẻ sẽ không bao giờ tin bạn nữa.
Hơn nữa, cho dù là trẻ đã chọn sai cách, thì trẻ cũng có thể từ những điểm sai lầm này học hỏi những đạo lý không thể nào quên.

7. Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách hỏi con mong muốn gì ở cha mẹ?

Khi trẻ em biểu đạt những mong muốn những hy vọng từ sự giúp chúng ta, làm cha làm mẹ phải tích cực hỗ trợ. Sự ủng hộ từ cha mẹ chính là sự hậu thuẫn tốt nhất dành cho con, điều này sẽ khiến cho con càng có niềm tin hơn.

8. Giúp con chủ động nhận lỗi bằng cách hỏi con “Nếu lần sau lại gặp một tình huống tương tự, con sẽ làm như thế nào?”

Sau khi đợi cho mọi chuyện qua đi, hãy để cho trẻ cơ hội tự đánh giá bản thân mình. Phản ánh sự phán đoán và cách giải quyết của trẻ đã có hiệu quả hay để lại hệ quả như thế nào.
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng đứa con của mình còn nhỏ, không có khả năng giải quyết vấn đề, thực tế thì, ngay cả khi trẻ nhỏ, trẻ cũng sẽ có cách vận dụng các chiến lược và giải pháp cho mọi vấn đề theo cách của chúng.
Vì vậy, sau này khi trẻ phạm sai lầm, cha mẹ hãy thử đặt cho trẻ tám câu hỏi này, thực hành một vài lần, trẻ sẽ có khả năng tự giải quyết những vấn đề riêng của chính trẻ, chúng ta không cần phải lo lắng.

Lời nói sau cùng

“Việc dạy trẻ thừa nhận lỗi của mình không bao giờ là quá sớm. Khi trẻ biết dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi sẽ giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, gắn kết mọi người xung quanh với nhau” Theo cô Lê Thu Giang – Trường THPT Ngô Quyền (Hà Nội). Bởi vậy khi con phạm sai lầm cha mẹ nên áp dụng những cách trên để giúp trẻ chủ động nhận lỗi. Hy vọng qua bài viết trên phụ huynh sẽ có thêm một vài kiến thức hữu ích trong hành trình nuôi dạy con.
Phụ huynh có thể tham khảo thêm khóa học  tại  FPT AfterSchool- Hệ Thống Đào Tạo Kỹ Năng học đường dành cho trẻ dưới 18 tuổi. Tại đây luôn có các khóa học về lập trình và thiết kế đồ họa kết hợp với phương pháp vừa học vừa thuyết trình vừa chia sẻ giúp trẻ có thể mạnh dạn tự tin hơn trong việc chia sẻ, trao đổi những cảm nghĩ của bản thân với mọi người xung quanh.
Khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề, mới là vốn sống quý giá và quan trọng nhất cho phát triển sau này của trẻ!
Nguồn: Secretchina
Tham khảo thêm nhiều kiến thức về nuôi dạy con tại website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *